Bài 24. Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 - 1946)

Chia sẻ bởi Lê Thị Kim Cương | Ngày 25/04/2019 | 22

Chia sẻ tài liệu: Bài 24. Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 - 1946) thuộc Lịch sử 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN CHỢ LÁCH
TRƯỜNG THCS VĨNH THÀNH
GV: TRẦN LÊ NGỌC HÂN
MÔN: LỊCH SỬ
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ
ĐẾN DỰ GIỜ THĂM LỚP
KIỂM TRA BÀI CŨ
1. Trắc nghiệm:
Bầu cử Quốc hội khóa I của nước ta diễn ra vào thời gian nào?
A. Ngày 6/2/1946 C. Ngày 6/1/1945
B. Ngày 6/1/1946 D. Ngày 1/6/1946
2. Tự luận:
Tại sao nói nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ngay sau khi thành lập đã ở vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”?
- Ngoại xâm:
+ Từ vĩ tuyến 16 ra Bắc: hơn 20 vạn quân Tưởng và tay sai phản động kéo vào nước ta âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng, thành lập chính quyền tay sai.
+ Từ vĩ tuyến 16 vào Nam: quân Anh kéo vào, dọn đường cho thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta.
- Nội phản: Các lực lượng phản cách mạng ngóc đầu dậy chóng phá lực lượng cách mạng.
- Kinh tế: nghèo nàn, lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, lụt lội, hạn hán, sản xuất đình đốn, nạn đói cũ chưa được khắc phục, nạn đói mới đe dọa đời sống nhân dân.
- Tài chính: ngân sách nhà nước trống rỗng, chưa kiểm soát được Ngân hàng Đông Dương.
- Văn hóa – xã hội: hơn 90% dân số mù chữ, các tệ nạn xã hội tràn lan.
 
2. Tự luận: Tại sao nói nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ngay sau khi thành lập đã ở vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”?
Bài 24
GV : TR?N L� NG?C H�N
CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ VÀ XÂY DỰNG
CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN
(1945-1946)
Bài 24:
CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN 1945-1946 (TT)

IV/ Nhân dân Nam Bộ kháng chiến chống thực dân pháp trở lại xâm lược.
V/ Đấu tranh chống quân Tưởng và bọn phản cách mạng ở miền Bắc
VI/ Hiệp định sơ bộ 6/3 và Tạm ước Việt- Pháp 14/9

IV/ Nhân dân nam bộ kháng chiến chống thực dân pháp trở lại xâm lược

-Thực dân Pháp đã có âm mưu và hành động trở lại xâm lược nước ta từ như thế nào?
Bài 24: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ XÂY DỰNG
CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN 1945-1946 (TT)

IV/ Nhân dân nam bộ kháng chiến chống thực dân pháp trở lại xâm lược
Bài 24: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ XÂY DỰNG
CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN 1945-1946 (TT)
- Thực dân Pháp đã có âm mưu trở lại xâm lược nước ta từ khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh (cử tướng Lơcơléc và Đácgiăngliơ đến Sài Gòn).
- Ngày “Tết độc lập” (2/9/1945), Pháp xả súng vào dân thường ở Sài Gòn - Chợ Lớn làm 47 người chết, nhiều người bị thương.
- Ngày 23/9/1945, Pháp chính thức cho quân nổ súng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai.
- Đêm 22 rạng sáng 23/9/1945, quân Pháp đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai.

IV/ Nhân dân nam bộ kháng chiến chống thực dân pháp trở lại xâm lược

Bài 24: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ XÂY DỰNG
CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN 1945-1946 (TT)
- Đêm 22 rạng sáng 23/9/1945, quân Pháp đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai.
Trước dã tâm cướp nước của thực dân Pháp, thái độ của nhân dân ta như thế nào?
- Nhân dân ta anh dũng đánh trả quân xâm lược ở Sài Gòn – Chợ Lớn, sau đó là ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
“Đoàn quân nam tiến” vào Nam Bộ chiến đấu

IV/ Nhân dân nam bộ kháng chiến chống thực dân pháp trở lại xâm lược

Bài 24: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ XÂY DỰNG
CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN 1945-1946 (TT)
- Đêm 22 rạng sáng 23/9/1945, quân Pháp đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai.
Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, Đảng – Chính phủ và nhân dân miền Bắc đã có những chủ trương, biện pháp gì để ủng hộ Nam Bộ kháng chiến?
- Nhân dân ta anh dũng đánh trả quân xâm lược ở Sài Gòn – Chợ Lớn, sau đó là ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
- Nhân dân miền Bắc tích cực chi viện cho nhân dân miền Nam chiến đấu: những đoàn quân “Nam tiến” nô nức lên đường vào Nam chiến đấu.

IV/ Nhân dân nam bộ kháng chiến chống thực dân pháp trở lại xâm lược

Bài 24: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ XÂY DỰNG
CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN 1945-1946 (TT)

V/ Đấu tranh chống quân Tưởng và bọn phản cách mạng

Khi vào nước ta quân Tưởng và tay sai có những hành động gì?
+ chống phá cách mạng.
+ đòi ta đáp ứng nhiều yêu sách kinh tế, chính trị cho chúng.

IV/ Nhân dân nam bộ kháng chiến chống thực dân pháp trở lại xâm lược

Bài 24: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ XÂY DỰNG
CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN 1945-1946 (TT)

V/ Đấu tranh chống quân Tưởng và bọn phản cách mạng

Trước hành động của quân Tưởng và tay sai, Đảng ta có chủ trương đối phó như thế nào?
- Đối với Tưởng:
+ Quốc hội đồng ý chia cho chúng 70 ghế trong Quốc hội không thông qua bầu cử và một số ghế bộ trưởng trong chính phủ Liên hiệp.
+ Ta còn nhượng cho Tưởng một số quyền lợi về kinh tế như: cung cấp lương thực, nhận tiêu tiền “quan kim”,…
- Đối với tay sai: chính phủ ban hành một số sắc lệnh nhằm trấn áp bọn phản cách mạng; giam giữ, lập tòa án quân sự để trừng trị bọn phản cách mạng.
Em có nhận xét gì về chủ trương của Đảng ta?
Chủ trương mềm dẻo trong sách lược, cứng rắn về nguyên tắc chiến lược ta đã hạn chế được các âm mưu và hành động phá hoại của quân Tưởng và tay sai.

IV/ Nhân dân nam bộ kháng chiến chống thực dân pháp trở lại xâm lược

Bài 24: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ XÂY DỰNG
CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN 1945-1946 (TT)

V/ Đấu tranh chống quân Tưởng và bọn phản cách mạng


VI/ Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và Tạm ước Việt-Pháp (14-9-1946)

1. Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946)
Tưởng và Pháp kí Hiệp ước Hoa – Pháp (28/2/1946), bắt tay chống phá cách mạng nước ta. Trước tình hình đó, ta chủ động đàm phán, hòa hoãn với Pháp và kí Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946).
- Hoàn cảnh:
Vì sao chính phủ ta kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946)? Mục đích?

IV/ Nhân dân nam bộ kháng chiến chống thực dân pháp trở lại xâm lược

Bài 24: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ XÂY DỰNG
CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN 1945-1946 (TT)

V/ Đấu tranh chống quân Tưởng và bọn phản cách mạng


VI/ Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và Tạm ước Việt-Pháp (14-9-1946)

1. Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946)
- Hoàn cảnh:
- Nội dung:
Em hãy trình bày nội dung chính của Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) ?
Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng. Quân Pháp ra miền Bắc thay thế quân Tưởng để giải giáp quân Nhật và sẽ rút dần trong 5 năm.

IV/ Nhân dân nam bộ kháng chiến chống thực dân pháp trở lại xâm lược

Bài 24: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ XÂY DỰNG
CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN 1945-1946 (TT)

V/ Đấu tranh chống quân Tưởng và bọn phản cách mạng


VI/ Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và Tạm ước Việt-Pháp (14-9-1946)

1. Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946)
2. Tạm ước Việt – Pháp (14/9/1946)
Vì sao chính phủ ta kí với Pháp Tạm ước (14/9/1946)?
Em hãy nêu nội dung chính của Tạm ước (14/9/1946)?
Cuộc đàm phán chính thức tại Phông-ten-nơ-blô (Pháp) thất bại. Hồ Chí Minh kí với Pháp bản Tạm ước ngày 14/9/1946, tiếp tục nhượng bộ cho Pháp một số quyền lợi kinh tế, văn hóa ở Việt Nam.
THẢO LUẬN THEO BÀN
Thời gian 2’
Đáp án
+ Là cơ sở pháp lí để ta tiếp tục đấu tranh với Pháp (Quốc gia tự do)
+ Loại bớt kẻ thù, tránh được cuộc đụng độ với Tưởng.
+ Có thời gian hòa hoãn để chuận bị lực lượng cho chiến tranh chống Pháp.
+ Tỏ rõ thiện chí của ta, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới nhất là nhân dân Pháp.
Câu hỏi
Nêu ý nghĩa của việc ta kí Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và Tạm ước (14-9-1946) với thực dân Pháp.

IV/ Nhân dân nam bộ kháng chiến chống thực dân pháp trở lại xâm lược

Bài 24: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ XÂY DỰNG
CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN 1945-1946 (TT)

V/ Đấu tranh chống quân Tưởng và bọn phản cách mạng


VI/ Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và Tạm ước Việt-Pháp (14-9-1946)

1. Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946)
2. Tạm ước Việt – Pháp (14/9/1946)
٭ Ý nghĩa: Việc ta kí Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước Việt – Pháp đã giúp chúng ta loại một kẻ thù là quân Tưởng, có thêm thời gian hòa hoãn để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.
Bài tập trắc nghiệm

CÂU 1. Nhân dân Nam Bộ bắt đầu cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp quay trở lại xâm lược vào thời gian nào?
A. 23-8-1945
B. 23-9-1945
C. 23-10-1945
D. 23-9-1946
CÂU 2. Bản tạm ước ngày 14-9-1946 do Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà kí với đại diện Chính phủ Pháp có ý nghĩa là:
A. chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.
B. tạo điều kiện cho ta kéo dài thời gian hoà hoãn để xây dựng, củng cố lực lượng, chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp không thể tránh khỏi.
C. giúp ta tránh được cuộc chiến đấu bất lợi vì phải cùng chống lại nhiều kẻ thù cùng một lúc.
D. giúp ta đẩy được 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc cùng bọn tay sai ra khỏi nước ta.
Bài tập trắc nghiệm
24
Tự Luận
Em hãy trình bày nội dung chính của Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) ?
Nội dung: Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng. Quân Pháp ra miền Bắc thay thế quân Tưởng để giải giáp quân Nhật và sẽ rút dần trong 5 năm.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
1. Học bài và trả lời những câu hỏi cuối sách giáo khoa.
2. Đọc trước và tìm hiểu bài 25:
- Vì sao Chủ Tịch Hồ Chí Minh lại ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến? Nội dung?
- Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân cả nước diễn ra như thế nào?
Bài giảng kết thúc, chúc sức khỏe quý thầy cô, chúc các em học tốt!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Kim Cương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)