Bài 24. Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
Chia sẻ bởi Nguyễn Hoàng Hạc |
Ngày 08/05/2019 |
28
Chia sẻ tài liệu: Bài 24. Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
TIẾT 125
CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
I. ĐỀ BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ:
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
Đề 1. Phân tích các tầng nghĩa trong đoạn thơ sau: “nào đâu những đêm vàng…nay còn đâu.” (Thế Lữ, Nhớ rừng)
Đề 2. Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn kết trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu: “Đêm nay rừng… trăng treo.”
Đề 3. Cảm nhận của em về tâm trạng của Tản Đà qua bài thơ Muốn làm thằng Cuội.
Đề 4. Hình tượng người chiến sĩ lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.
Đề 5. Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy gợi cho em những suy nghĩ gì?
Đề 6. Phân tích khổ thơ đầu trong bài Sang thu của Hữu Thỉnh.
Đề 7. Những đặc sắc trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.
Đề 8. Cảm nhận và suy nghĩ của em về tình cảm cha con trong bài Nói với con của Y Phương.
Các đề bài trên được cấu tạo như thế nào?
Dạng 1:
(có mệnh lệnh)
Dạng 2:
( không có mệnh lệnh)
Nhìn vào 08 đề trong SGK, đề nào thuộc dạng 1, đề nào thuộc dạng 2?
Các đề 1,2,3,5,6,8
Các đề 4, 7
I. ĐỀ BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ:
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
I. ĐỀ BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ:
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
II. CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ:
1. CÁC BƯỚC LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ:
Đề: Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh.
a). Tìm hiểu đề, tìm ý:
Tìm yêu cầu của đề?
Thể loại: nghị luận (phân tích).
Nội dung: những biểu hiện của tình yêu quê hương.
Giới hạn: trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh.
** Tìm ý: + Nhà thơ nhớ về quê hương như thế nào?
+ Hình ảnh, ngôn từ, giọng điệu của bài thơ có gì đặc sắc?
b). Dàn ý (xem dàn ý trong SGK/81)
Phần mở bài phải giới thiệu những gì?
Phần thân bài nêu mấy luận điểm chính? Trong mỗi luận điểm đó phải nêu những luận cứ nào?
Nhà thơ đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật, ngôn từ, giọng điệu, hình ảnh ra sao?
Phần kết bài phải nêu những gì?
c). Viết bài
I. ĐỀ BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
II. CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ:
1. CÁC BƯỚC LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ:
2. CÁCH TỔ CHỨC, TRIỂN KHAI LUẬN ĐIỂM:
Văn bản
Quê hương trong tình thương, nỗi nhớ
Bố cục văn bản 3 phần
a). Mở bài: từ đầu đến “khởi đầu rực rỡ”. Dòng cảm xúc dạt dào lai láng chảy suốt đời thơ Tế Hanh, trong đó Quê hương là thành công khởi đầu rực rỡ.
b). Thân bài: tiếp theo đến “thực tế của Tế Hanh”. Phân tích cảm xúc của nhà thơ khi ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên, cuộc sống lao động của dân quê và nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả.
Phần thân bài người viết đã trình bày những nhận xét gì về tình yêu quê hương trong bài thơ Quê hương? Những suy nghĩ ấy được dẫn dắt khẳng định bằng cách nào, được liên kết với phần mở bài và kết bài ra sao?
c). Kết bài: phần còn lại. Khẳng định sức hấp dẫn của bài thơ và ý nghĩa bồi đắp tâm hồn người đọc.
Phần mở bài nêu lên những nội dung gì?
Nội dung của phần kết bài?
I. ĐỀ BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ:
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
II. CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ:
1. CÁC BƯỚC LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ:
2. CÁCH TỔ CHỨC, TRIỂN KHAI LUẬN ĐIỂM:
Văn bản có tính thuyết phục, hấp dẫn không? Vì sao?
Từ việc tìm hiểu VB trên, em rút ra bài học gì về cách làm bài nghị luận văn học này?
Ghi nhớ (Sgk /83)
Bài văn có tính thuyết phục, hấp dẫn vì:
Người viết đã chỉ được cái hay, cái đẹp của bài thơ.
Làm sáng tỏ được tình yêu quê hương tha thiết của tác giả.
Suy nghĩ, đánh giá thể hiện sự rung động thật sự của người viết.
Bài viết cần có bố cục mạch lạc:
Mở bài: giới thiệu đoạn thơ, bài thơ, nêu nhận xét đánh giá của mình.
Thân bài: lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật.
Kết bài: khái quát giá trị, ý nghĩa.
I. ĐỀ BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ:
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
II. CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ:
1. CÁC BƯỚC LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ:
2. CÁCH TỔ CHỨC, TRIỂN KHAI LUẬN ĐIỂM:
III. LUYỆN TẬP:
Tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý chi tiết cho đề sau:
Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh.
THẢO LUẬN
Ghi nhớ (Sgk /83)
A. Mở bài:
1. Giới thiệu: đề tài mùa thu trong thi ca và "Sang thu" của Hữu Thỉnh.
2. Nêu vấn đề:
- Khổ 1: đất trời chuyển sang thu nhẹ nhàng mà rõ rệt qua sự cảm nhận tinh tế, hình ảnh giàu sức biểu cảm.
- Chép khổ thơ.
B. Thân bài: suy nghĩ, đánh giá về nội dung, nghệ thuật của khổ 1.
1. Cảnh sang thu của đất trời:
1a. Nội dung: tín hiệu thu sang nhẹ nhàng, mơ hồ.
1b. Nghệ thuật:
- Hình ảnh: "hương ổi", “gió, sương".
- Từ ngữ gợi tả, biểu cảm: "phả, se, chùng chình".
2. Cảm xúc của nhà thơ:
2a. Nghệ thuật: từ ngữ gợi tả, biểu cảm "bỗng, hình như”.
2b. Nội dung: tâm trạng ngỡ ngàng, bâng khuâng.
C. Kết bài: tổng hợp lại giá trị, ý nghĩa của khổ 1.
1- Nội dung: đất trời chuyển sang thu nhẹ nhàng mà rõ rệt.
2. Nghệ thuật: cảm nhận tinh tế, hình ảnh giàu sức biểu cảm.
Dàn ý
Bài 1. Hãy khoanh tròn vào chữ cái câu trả lời đúng nhất.
Đâu là điều cần thiết khi viết mở bài cho bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ?
A. Giới thiệu bài thơ, đoạn thơ.
B. Nêu khái quát giá trị bài thơ, đoạn thơ
C. Kết luận về giá trị của bài thơ, đoạn thơ.
D. Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ, nêu khái quát giá trị bài thơ, đoạn thơ.
Bài 2: Một bạn học sinh khi lập dàn ý phân tích bài thơ " Mùa xuân nho nhỏ" đã triển khai các luận điểm phần thân bài như sau:
A. Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân đất nước, dân tộc.
B. Khát vọng hoà nhập, dâng hiến “ mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ.
C. Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân thiên nhiên, đất trời.
Hãy sắp xếp lại các luận điểm trên theo trật tự hợp lí của bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ".
Đâu là điều cần thiết khi viết mở bài cho bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ?
A. Giới thiệu bài thơ, đoạn thơ.
B. Nêu khái quát giá trị bài thơ, đoạn thơ
C. Kết luận về giá trị của bài thơ, đoạn thơ.
D. Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ, nêu khái quát giá trị bài thơ, đoạn thơ.
HƯỚNG DẪN HỌC BÀI
Học thuộc phần ghi nhớ (sgk);
Hoàn thành bài luyện tập (viết thành bài văn hoàn chỉnh) để chuẩn bị cho bài viết TLV số 7;
3. Đọc bài văn phân tích bài thơ Viếng lăng Bác ở phần đọc thêm.
4. Chuẩn bị bài trả bài tập làm văn số 6
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Hoàng Hạc
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)