Bài 23. Viếng lăng Bác

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Nga | Ngày 08/05/2019 | 36

Chia sẻ tài liệu: Bài 23. Viếng lăng Bác thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

P.E Onimusha - Thân tặng !
L%25252525C4%2525252583ng%2525252520Ch%25252525E1%25252525BB%25252525A7%2525252520T%25252525E1%25252525BB%252525258Bch%2525252520H%25252525E1%25252525BB%2525252593%2525252520Ch%25252525C3%25252525AD%2525252520Minh L%25252525C4%2525252583ng%2525252520L%25252525C3%25252525AA%2525252520Nin Trang bìa
Trang bìa:
Tiết 117 Viếng lăng Bác Tác giả: Viễn Phương Nguyễn Thị Nga GV: Trường THCS Lê Lợi Viếng lăng Bác
Giới thiệu bài: Bài hát
"Con ở Miền Nam ra thăm Lăng Bác- Đã thấy trong lăng hàng tre bát ngát .Ôi hàng tre xanh xanh Việt nam. Giông tố mưa sa đứng thẳng hàng..." Ca từ bài hát có xuất xứ từ đâu?
Bác ơi
Đêm nay bác không ngủ
Rằm tháng giêng
Viếng lăng Bác
Đọc tìm hiểu chú thích : I.Đọc- tìm hiểu chú thích
- Hướng dẫn cách đọc: Viếng lăng Bác thể hiện niềm thành kính ơn nghĩa đối với Bác. Do đó tình cảm, tha thiết, chân thành, chậm rãi sẽ là giọng điệu phù hợp để đọc diễn cảm bài thơ này. Bài thơ dùng thể 8 tiếng, mỗi dòng thơ là một nhịp ngắn, mỗi khổ thơ là một nhịp dài. Khi đọc chú ý ngắt giọng theo các nhịp đó. Theo em nên đọc bài thơ với giọng đọc như thế nào? Tác giả, hoàn cảnh ra đời của bài thơ: ? Em hiểu gì về tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
- Tác giả:Viễn Phương Tên thật Phan Thanh Viễn(1928-2005)là nhà thơ Nam Bộ, quê An GIang - Thơ ông giàu tình cảm và chất thơ mộng (dù trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt của chiến trường) Giọng điệu thơ ông thường nhỏ nhẹ. VD: "Mắt sáng học trò", " Đám cưới giữa mùa xuân"... - Thời chiến tranh đất nước bị chia cắt 2 miền, người miềm Nam yêu nước luôn một lòng hướng về Đảng Bác Hồ kính yêu. - Bài thơ Viếng Lăng Bác ra đời năm 1976, đất nước thống nhất, tác giả ra thăm miền Bắc, vào Lăng viếng Bác. Khi đó lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh vừa khánh thành. (Chú thích trang 159 SGK) Khổ thơ thứ nhất: 1. Cảm xúc khi đến trước Lăng Bác
- Cách xưng "con" đầu bài thơ đã bày tỏ tình cảm gần gũi, thân thương , kính yêu Bác và cũng sẽ diễn ra trong suốt bài thơ này. - Ấn tượng đầu tiên với "con"là hàng tre nơi lăng Bác, vì hình ảnh hàng tre quanh lăng Bác gợi cảm giác gần gũi, quen thuộc... - Tính từ và thành ngữ trong lời thơ : "Ôi! hàng tre xanh xanh Việt Nam- bão táp mưa sa đứng thẳng hàng" có sức diễn tả vẻ đẹp thanh cao và sức sống bền bỉ, mãnh liệt của cây tre Việt Nam. thán từ "Ôi!"trong lời thơ này bộc lộ trực tiếp cảm xúc thương mến tự hào đối với đất nước dân tộc, cũng là đối với cuộc sống cao đẹp của Bác. Khổ thỏ thứ 2: 2.1Cảm xúc trước dòng người viếng lăng
Khổ thơ thứ 2: "Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân" Câu hỏi thảo luận nhóm: -? Có những mặt trời nào xuất hiện trong khổ thơ thư 2? -? Mặt trời nào là ẩn dụ? Ý nghĩa của ẩn dụ này là gì? - ? Vì sao có thể tạo một ẩn dụ như thế? Khổ thơ thứ 2: Hình ảnh ẩn dụ và ý nghĩa
- Thấy một "mặt trời trong lăng rất đỏ" là mặt trời ẩn dụ cho con người. Con người Bác với những biểu hiện sáng chói về tinh thần yêu nước và lòng nhân ái mênh mông có sức toả sáng mãi mãi , cho dù người đã qua đời... - Bản thân, nhân cách và cuộc đời toả sáng của Bác kết hợp với tình yêu thương, lòng quí trọng, biết ơn sâu sắc của tác giả cũng như mọi người Việt Nam đối với Bác, là cơ sở để tạo hình ảnh ẩn dụ hoành tráng, phi thường: Mặt trời trong lăng rất đỏ. Khổ thơ thư 2: Sự sáng tạo của nhà thơ trong 2 câu thơ tiếp theo: Ngày ngày.....bảy mươi chín mùa xuân>
- Hình ảnh thực - ảo đan xen với trí trưởng tượng phong phú, tác giả sáng tạo hình ảnh thơ mang tính ẩn dụ tượng trưng giàu sức biểu cảm , vừa sâu sắc vừa rộng rãi. - Hình ảnh "tràng hoa dâng", "79 mùa xuân"là những hình ảnh thơ tinh tế, gợi cảm và gợi hình. - > Qua cách tổ chúc ngôn ngữ thơ, hình ảnh thơ cho chúng ta thấy cảm xúc của nhà thơ là yêu quí ngưỡng vọng và thành kính , góp phần vĩnh viễn hoá bất tử hoá hình tượng bác Hồ trong lòng dân tộc Việt Nam Phần sáng tạo ỏ đây là gì ? hãy chọn các nhận xét sau:
- Khả năng quan sát
- Vận dụng yếu tố miêu tả để biểu cảm
- Tạo hình tượng thơ bằng trí tưởng tượng
- Tạo hình tư ợng thơ bằng trí tưởng tượng kết hợp với cảm xúc nội tâm.
- tất cả các ý trên
Khổ thơ thứ 3: 2.2Cảm xúc khi vào trong lăng Bác
a,Lăng là nơi đặt thi hài quá cố. Nhưng người con thăm Bác lại có một hình dung như thế nào về Bác? b, Trong hình dung của em, "giấc ngủ bình yên" của Bác là giấc ngủ như thế nào? -Giấc ngủ bình yên là một giấc ngủ ngon, thanh bình và vĩnh hằng của một con người đã cống hiến trọn vẹn cuộc đời cho cuộc sống bình yên của nhân dân đất nước. Giấc ngủ bình yên trong thương nhớ và quý trọng , ơn nghĩa vàg thuỷ chung của mọi người, như một nhà thơ đã nói hộ chúng ta :"Chúng con canh giấc ngủ cho Người mãi mãi, Bác Hồ Ơi!" Khổ thơ thư 3: Cảm nhận về vẻ đẹp của những hình ảnh thơ hàm súc
- Hình ảnh ẩn dụ tiếp theo xuất hiện trong khổ thơ đó kà hình ảnh nào?ý nghĩa của hình ảnh ẩn dụ đó? - "Trời xanh" mãi là hình ảnh dùng để chỉ công đức của Bác Hồ là cao đẹp là vĩnh hằng đối với mọi người. Cuộc đời Bác vốn cao đẹp như thế trong niềm tin của mọi người để tác giả sáng tạo nên hình ảnh ẩn dụ tượng trưng độc đáo này. -?Trình bày cảm nhận của em về câu thơ: "Mà sao nghe nhói ở trong tim"? - Đây là một câu thơ T/G dùng cách biểu cảm trực tiếp. Cảm giác nghe nhói trong tim là cảm giác về một nỗi đau đột ngột quặn thắt, nỗi đau về mặt tinh thần. Nhà thơ đã gợi nhớ tới cảm giác xót xa của chúng ta về nỗi đau mất Bác một mất mát quá lớn của dân tộc. Lời thơ cũng chính là tiếng lòng quạn đau của chính nhà thơ. => Khổ thơ chính là nỗi đau mất mát và tình cảm thương nhớ, sự biết ơn của T/G đối với lãnh tụ kính yêu. Khổ thơ thứ 4(Khổ cuối): 2.3Cảm xúc khi rời lăng Bác
" Mai về Miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con Chim hót quang lăng Bác Muốn làm đoá Hoa toả hương đâu đây Muốn làm cây Tre trung hiêu chốn này" Khổ thơ thứ 4: ? Các lập ý của khổ thơ và cảm nhận của em.
- ? Các lập ý của khổ thơ này có gì khác so với các khổ thơ trước? - Từ hiện tại -> tưởng tượng, mong ước. "Mai về .... Muốn làm..." - Em cảm nhận như thế nào về cảm xúc và tâm trạng của nhà thơ khi rời lăng Bác? - Mở đầu: "Con ở Miền Nam...." Kết thúc: "mai về Miền Nam..."Đã thể hện nỗi nghẹn ngào , lưu luyến buồn thương. Cùng với nỗi xúc động tận cùng, nhà thơ muốn hoá thân "làm Chim hót" quanh lăng Bác làm vui Bác; "Đoá hoa toả hương"đêm hương thơm dâng Bác; "Cây Tre trung hiếu" tình cảm thuỷ chung của con với cha, dân với nước. - Ba lần nhắc lại: "Muốn làm.."nhờ thế giọng thơ trở nên tha thiết, cảm động. Khẳng định ước nguyện chân thành của nhà thơ đồng thời cũng chính là ước nguyện của cả dân tộc Việt Nam - Việc lặp laihình ảnh hàng tre ở khổ thơ cuối có ý nghĩa như thế nào? - Hình ảnh ẩn dụ sáng tạo , thể hiện đạo đức sáng ngời của con người Việt Nam tận trung với nước tận hiếu với dân, đời đời trung thành với sự nghiệp cách mạng của Bác. - Tạo cho bài thơ có kết cấu đầu cuối tương ứng, bổ sung nghĩa cho hình ảnh cây tre, làm đậm nét, gây ấn tượng sâu sắc về bài thơ này. Tổng kết: Tổng kết
- Em có nhận xét gì về gì về giọng điệu thơ, thể thơ, hình ảnh thơ? - Chủ đề bài thơ? Nghệ thuật: - Giọng điệu tha thiết, sâu lắng, tình cảm; Thể thơ 8 tiếng, mỗi dòng thơ là một nhịp ngắn, mỗi khổ thơ là một nhịp dài; Hình ảnh thơ hàm súc, giản dị, giàu giá trị liên tưởng tưởng tượng. - Hình thức biểu đạt: Kết hợp miêu tả với biểu cảm, biểu cảm trực tiếp với gián tiếp, tạo hình ảnh ẩn dụ tựong trưng đặc sắc. Chủ đề(Nội dung biểu cảm): - Bài thơ nói lên tình cảm ngưỡng vọng, xót thương và ơn nghĩa của mọi người đối với Bác; cho ta hiểu thêm tấm lòng yêu kính tha thiết của đồng bào Miền Nam dành cho Bác. Bài hát : Viếng lăng Bác- ca sĩ Thanh Thuý thể hiện
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Nga
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)