Bài 23. Viếng lăng Bác

Chia sẻ bởi Phạm Thị Cúc | Ngày 08/05/2019 | 30

Chia sẻ tài liệu: Bài 23. Viếng lăng Bác thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Con ở miền Nam ra tham lang Bác
Dã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.


Ngày ngày mặt trời đi qua trên lang
Thấy một mặt trời trong lang rất đỏ.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân



Bác nằm trong giấc ngủ bỡnh yên
Gi?a một vầng trang sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim !


Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lang Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.


1976



VI?NG LANG B�C - Viễn Phương -




I/ Tỏc gi?,tỏc ph?m:
1/ Tỏc gi?:
Tên khai sinh: Phan Thanh Viễn
Sinh nam1928-Quê ở tỉnh An Giang
-Ông là nhà thơ gắn bó với cuộc sống chiến đấu của quê hương trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ
Thơ của Viễn Phương dung dị, cảm xúc sâu lắng thiết tha, ngôn ng? thơ đậm đà màu sắc Nam Bộ.
2/ Tỏc ph?m:
Vi?t nam1976,in trong t?p "Nhu mõy mựa xuõn"c?aVi?n Phuong

Nhà thơ Viễn Phương
VIẾNG LĂNG BÁC
(Viễn Phương)
I/ Tác giả , tác phẩm :
II/ Đọc - Hiểu văn bản:
1/ Đọc :
2/ Phương thức biểu đạt : Biểu cảm
3/ Bố cục : 3 phần
Khổ 1và 2 : Cảm xúc khi đứng trước lăng Bác.
- Khổ 3: Cảm xúc khi ở trong lăng Bác .
- Khổ 4: Giây phút chia xa.
VIẾNG LĂNG BÁC
(Viễn Phương)
I/ Tác giả , tác phẩm :
II/ Đọc - Hiểu văn bản:
III/ Tìm hiểu văn bản :
1/ Cảm xúc khi đứng trước lăng Bác
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi ! hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
- Xưng hô : Con – Bác -> thân mật , gần gũi
*Hình ảnh hàng tre:
-Bát ngát , xanh xanh…
-Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng
-> Các từ láy :Gợi hình ảnh hàng tre gần gũi,thân thuộc và tràn đầy sức sống
-Thành ngữ,phép ẩn dụ : gợi nghĩ đến cốt cách ,phẩm chất của dân tộc Việt Nam
=> Cảm xúc xao xuyến bồi hồi , gần gũi , thân thương khi đứng trước lăng Bác.



















Hàng tre bên lăng Bác
III/ Tìm hiểu văn bản :
1/ Cảm xúc khi đứng trước lăng Bác
*Hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.
“Mặt trời”:Hình ảnh ẩn dụ-gợi tầm vóc lớn lao,vĩ đại của Bác
“Dòng người”:Người vào lăng viếng Bác nối tiếp nhau tưởng chừng như vô tận.
“Tràng hoa”: Rất nhiều vòng hoa kết nối không dứt
‘Bảy chín mùa xuân”: So sánh ngầm 79 tuổi của Bác như bảy chín mùa xuân – Bác sống đẹp như mùa xuân.
=> Từ láy , hình ảnh ẩn dụ :Thể hiện niềm thành kính, lòng biết ơn của tác giả và của nhân dân Việt Nam đối với Bác.

III/ Tìm hiểu văn bản :
1/ Cảm xúc khi đứng trước lăng Bác
2/ Cảm xúc khi ở trong lăng Bác
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim !
-So sánh: Lăng Bác như “vầng trăng”- gợi không gian hiền hoà yên tĩnh.
- “Trời xanh”:Ẩn dụ khẳng định Bác sống mãi với dân tộc Việt Nam.
- Câu cảm thán: Cảm xúc đau xót khi Bác không còn nữa
=> Niềm xúc động dâng trào và sự tiếc thương vô hạn của tác giả trước sự thật : Bác không còn nữa.

III/ Tìm hiểu văn bản :
1/ Cảm xúc khi đứng trước lăng Bác
2/ Cảm xúc khi ở trong lăng Bác
3/ Giây phút chia xa
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
Cụm động từ chỉ trạng thái : Nỗi buồn trào dâng tột độ khi chia xa.
Điệp ngữ : Khát vọng tha thiết được ở bên Bác của tác giả.
Giọng thơ tha thiết dồn dập , thể hiện sự lưu luyến không muốn rời xa nơi đây.
=> Cảm xúc luyến lưu dâng trào mãnh liệt,lòng hiếu thảo, thuỷ chung của người con miền Nam lần đầu tiên ra thăm Bác Hồ.

IV/ Tổng kết :
1/ Nghệ thuât:
Thể thơ tự do,ngôn ngữ bình dị cô đúc.
Giọng thơ nhẹ nhàng , sâu lắng thiết tha.
- Nhiều phép ẩn dụ tượng trưng đặc sắc.
Cảm xúc dâng trào, mãnh liệt.
2/ Nội dung:
Niềm thành kính,lòng biết ơn và niềm xúc động dâng trào của tác giả và của nhân dân Việt Nam khi vào lăng viếng Bác.
* GHI NHỚ : SGK - Tr 60
V/ Luyện tập :
? Em hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau:


C
B
V/ Luyện tập :
? Em hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau:
3/ Câu thơ nào thể hiện rõ nhất niềm xúc động của tác giả khi vào lăng viếng Bác ?
A . Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
B . Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
C . Mai về miền Nam thương trào nước mắt
D . Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này
4/ Nghệ thuật nổi bật của bài thơ trên là gì?
A . Nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm
B . Ngôn ngữ bình dị , giầu cảm xúc
C . Giọng điệu trang trọng , thành kính
D . Gồm tất cả những ý trên
C
D
Bài tập củng cố:
Có ý kiến cho rằng: Bài thơ "Viếng lang Bác" là tỡnh cảm của riêng nhà thơ Viễn Phương dành cho vị lãnh tụ kính yêu. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vỡ sao?
?
Bài thơ không chỉ thể hiện tỡnh cảm của nhà thơ Viễn Phương - một người con Nam bộ (nói riêng) đối với vị lãnh tụ kính yêu. Mà còn là tỡnh cảm của toàn thể dân tộc Việt Nam d?i với Bác (nói chung)



* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ :

- Thuộc lòng bài thơ “Viếng lăng Bác”
- Viết bài văn ngắn trình bày cảm xúc về bài thơ
Tìm những câu thơ mang hình ảnh ẩn dụ đẹp
Soạn : “Sang thu”, “Nói với con”

nhạc: hoàng hiệp - thơ viễn phương
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Cúc
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)