Bài 23. Viếng lăng Bác
Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh |
Ngày 08/05/2019 |
36
Chia sẻ tài liệu: Bài 23. Viếng lăng Bác thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Mời các em theo dõi hình ảnh sau
Ngữ văn: Tiết 117
Tiết 117:
1) Tác giả:
- Viễn Phương - Phan Thanh Viễn (1928- 2005).Quê: An Giang. Ông một là trong những cây bút xuất hiện sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam thời kỳ chống Mỹ; Ông từng là tổng thư ký hội văn nghệ giải phóng
- Thơ ông thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm và chất mơ mộng ngay trong cả hoàn cảnh chiến đấu ác liệt ở chiến trường.
Tiết 117:
1) Tác giả:
2) Hoàn cảnh sáng tác:
- Bài thơ được viết vào tháng 4 năm 1976, trong không khí xúc động của nhân dân ta lúc công trình lăng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa hoàn thành sau khi giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước. Tác giả cùng với đồng bào miền Nam ra thăm lăng viếng Bác.
- Tác phẩm được in trong tập "Như mây mùa xuân" xuất bản năm 1979
Tiết 117:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
Tiết 117:
1) Tác giả:
2) Hoàn cảnh sáng tác:
3) Bố cục:
Khổ 1,2 : Cảm xúc khi vừa đến viếng lăng.
Khổ 3: Cảm xúc khi vào trong lăng
Khổ 4: Cảm xúc khi rời lăng
Tiết 117:
Hình ảnh đầu tiên mà tác giả được thấy đã gây ấn tượng
đậm nét về cảnh bên ngoài lăng là hình ảnh nào?
Hàng tre:
Hình ảnh thân thuộc của quê hương đất nước Việt Nam.
Khi lăng Bác được xây dựng, cây và hoa trên khắp mọi miền Tổ Quốc đã được về đây tụ hội. Nhưng khi từ miền Nam rợp mát bóng dừa ra viếng lăng Bác hình ảnh đầu tiên mà tác giả cảm nhận được là hình ảnh hàng tre. Vậy hình ảnh đó đã gợi lên cho em suy nghĩ gì?
Tiết 117:
* Hàng tre (ẩn dụ):
- "Xanh xanh Việt Nam": Màu xanh của quê hương, xứ sở.
"Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng": Biểu tượng của sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc Việt Nam..
Xúc động trước cảnh hàng tre đứng thẳng hàng trong sương sớm. Hẳn là nhà thơ đã đến rất sớm để xếp hàng vào viếng. Điều này cũng nói rõ tâm trạng háo hức của nhà thơ- cái háo hức của người con từ miền Nam ra thăm người cha già đã mấy chục năm trời thương nhớ, đợi chờ.
* Hàng tre: Hình ảnh quen thuộc của làng quê, đất nước Việt Nam
Tác giả làm nổi bật những đặc điểm nào của cây tre và điều đó mang ý nghĩa gì?
Tiết 117:
- Khổ thơ thứ hai được tạo nên từ 2 cặp câu với những hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi. Em tìm, khái quát và cảm nhận về hình ảnh ẩn dụ của hai cặp câu đó?
+Bác được ví với mặt trời là thiên thể vĩ đại của vũ trụ, tạo nên sự vĩ đại ấm áp toả sáng từ trái tim yêu nước của Bác.
Hình ảnh ẩn dụ sáng tạo của nhà thơ thể hiện tấm lòng thành kính của nhân dân đối với Bác.
Tiết 117:
-Tâm trạng :xúc động ->hình ảnh ẩn dụ: " Vẫn biết trời xanh là mãi mãi":
- Cảm xúc đau nhói : vì sự ra đi của người: "Nghe nhói trong tim"=>Rõ ràng lí trí đã nhận thức rằng Bác vẫn còn sống mãi với non sông đất nước như trời xanh còn mãi.. Nhưng tình cảm thì không thể không đau xót vì sự ra đi của người. Câu thơ cảm thán đã thể hiện một cách cụ thể tâm trạng đau xót của nhà thơ:"Mà sao nghe nhói ở trong tim".
Không gian trong lăng được tác giả cảm nhận như thế nào? Hình ảnh nào nói lên điều đó?
Khung cảnh và không khí thanh tĩnh như ngưng kết cả không gian, thời gian:
+ Bác nằm trong.. giấc ngủ bình yên,
+Vầng trăng sáng . dịu hiền =>Câu thơ diễn tả chính xác và tinh tế sự yên tĩnh, trang nghiêm và ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của không gian trong lăng Bác.
Đứng trước Người cảm xúc của nhà thơ lúc này như thế nào?
Tiết 117:
Có thể nói khổ cuối bài nằm trong một kết cấu trọn vẹn nhưng trên cơ sở mạch thơ đã hình thành. Tác giả đến thăm vào lăng viếng Bác rồi ra về. Vậy tác giả đã ra về trong tâm trạng như thế nào? Cách kết thúc khổ thơ cuối có gì đặc biệt trong việc thể hiện tâm trạng của tác giả khi rời lăng?
Câu thơ cuối của bài thơ một lần nữa xuất hiện hình ảnh "hàng tre". Việc lặp lại hình ảnh này có ý nghĩa như thế nào?
Cây tre trung hiếu: -Vừa là hình ảnh tượng trưng cho sông núi Việt Nam, phẩm cách con người Việt Nam.
Vừa hoá thân cho nguyện vọng của nhà thơ, của nhân dân cả nước; vừa bổ sung ý nghĩa làm đậm hình ảnh gây ấn tượng sâu sắc cho bài thơ
-Tạo cho bài thơ có kết cấu đầu cuối tương ứng.
-Tâm trạng ra về: lưu luyến - muốn được ở mãi bên người.
Kết thúc khổ thơ cuối: Điệp ngữ : " Muốn làm" - "Con chim." - "đoá hoa toả hương.."
- " cây tre trung hiếu."
=>Thể hiện rõ mong ước thiết tha và nỗi lưu luyến của nhà thơ. Tác giả mong muốn làm cho Bác vơi đi nỗi lạnh lẽo để may ra có thể đền đáp được chút ít công lao của Người đối với đất nước, với nhân dân.
Tiết 117:
Khổ 1, 2: Cảm xúc về cảnh bên ngoài khi đến viếng lăng:
* Hàng tre( ẩn dụ): "Xanh xanh Việt Nam": Màu xanh của quê hương, xứ sở. - "Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng": Biểu tượng của sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc Việt Nam.
Hình ảnh ẩn dụ:*." Mặt trời trong lăng.": +Sự bất tử- ánh sáng trí tuệ từ cuộc đời Bác có sức lan toả tầm vũ trụ
*"Kết tràng hoa dâng".: Hình ảnh ẩn dụ thể hiện tấm lòng thành kính cuả nhân dân đối với Bác.
Khổ 3: Tâm trạng, cảm xúc khi vào lăng:
Tâm trạng : Xúc động:"Trời xanh.mãi mãi" Bác vẫn còn mãi như trời xanh . Người đã hoá thân thành thiên nhiên, đất nước, dân tộc.
Cảm xúc : Đau xót: vì sự thật là người đã ra đi: "Đau nhói trong tim"
Khổ 4: Cảm xúc khi rời lăng.
- Tâm trạng: lưu luyến
- Điệp ngữ : " Muốn làm":" - Con chim."
- đoá hoa toả hương.
- cây tre.=>ước nguyện muốn được hoá thân để được ở bên Người.
* "Cây tre trung hiếu": Vừa là hình ảnh tượng trưng cho sông núi Việt Nam, phẩm cách con người Việt Nam; Vừa hoá thân cho nguyện vọng của nhà thơ, của nhân dân cả nước.
-
Tiết 117:
Nhận xét về sự thống nhất giữa nội dung tình cảm, cảm xúc và các yếu tố nghệ thuật( thể thơ, nhịp điệu, ngôn ngữ, hình ảnh) của bài thơ?
Nghệ thuật: Bài thơ có một giọng điệu rất phù hợp với nội dung tình cảm, cảm xúc. Đó là giọng vừa trang nghiêm vừa sâu lắng, vừa đau xót, thể hiện đúng tâm trạng khi vào lăng viếng Bác.
Thể thơ và nhịp điệu: thể thơ 8 chữ, nhưng có dòng 7 hoặc 9. Cách gieo vần không cố định.Nhịp chậm diến tả sự trang nghiêm, thành kính, lắng đọng. Riêng khổ cuối nhịp nhanh hơn, với điệp từ, thể hiện mong ước tha thiết và nỗi lưu luyến..
Hình ảnh sáng tạo, kết hợp hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng
Phát biểu nội dung tư tưởng của bài thơ?
Nội dung: Thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của và nhân dân đối với Bác Hồ mỗi khi vào lăng .
Mời các em theo dõi bài thơ sau:
Một lần viếng Bác.
Sắp vào viếng Bác. Sớm mai
Lặng yêu, chúng cháu hàng hai cúi đầ
Vai kề, ý nghĩ liền nhau
Nghe hơi gió thoảng, biết màu trời xanh
Nhẹ nhàng, gạch đếm bàn chân
Thiêng liêng từng bước xích gần của lăng.
Rưng rưng trông Bác yên nằm
Giấu rồi, nướcmắt khó cầm cứ rơi
ở đây lạnh lắm, Bác ơi
Chăn đơn Bác đắp nửa người, ấm sao?
Ka ki áo cũ bạc màu
Trán cao đôi mắt trũng sâu, Bác gầy
Một đời không giấc ngủ say
Cháu nhìn, nghĩ Bác giờ này còn lo
Thầm môi cháu gọi "Bác Hồ"
Là khi sóng nhớ vỗ bờ yêu thương
Muốn dừng bên Bác lâu hơn
Cháu xa từng bước đầu còn ngoái sau.
Đường về chim hót cành cao
Nắng lên, ấm áp biết bao triệu người
Mà thương Bác lạnh không nguôi
ước gì gửi được nắng trời vào lăng.
Vương Trọng
(Rút từ tập thơ Ngoảnh lại- NXB Thanh niên)
1
2
3
4
5
6
7
Câu 1: Gồm 13 chữ cái: Tên một tập thơ của Viễn Phương
Câu 2: Gồm 9 chữ cái:
Hình ảnh gợi nhớ tâm hồn cao đẹp trong sáng của Bác
Câu 3: Gồm 13 chữ cái: Tên thật của nhà thơ Viễn Phương
Câu 4: Gồm 8 chữ cái: Hình ảnh ẩn dụ thể hiện
tấm lòng thành kính của dòng người vào lăng viếng Bác
Câu 5: Gồm 7 chữ cái: Hình ảnh biểu tượng cho
phẩm chất con người Việt Nam - Xuất hiện ở khổ thơ đầu
Câu 7: Gồm 9 chữ cái: Một nét phẩm cách con người
Việt Nam được bổ sung qua hình ảnh cây tre ở khổ thơ cuối
Câu 6: Gồm 9 chữ cái: Từ còn thiếu trong khổ thơ
"Ngày ngày ..đi trong thương nhớ"
Về nhà
?
Học thuộc bài thơ, nắm được nội dung và nghệ thuật của bài. Tập hát bài hát được phổ nhạc.
? Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về một đoạn thơ mà em thích nhất.
? Soạn bài: "Sang Thu"
Ngữ văn: Tiết 117
Tiết 117:
1) Tác giả:
- Viễn Phương - Phan Thanh Viễn (1928- 2005).Quê: An Giang. Ông một là trong những cây bút xuất hiện sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam thời kỳ chống Mỹ; Ông từng là tổng thư ký hội văn nghệ giải phóng
- Thơ ông thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm và chất mơ mộng ngay trong cả hoàn cảnh chiến đấu ác liệt ở chiến trường.
Tiết 117:
1) Tác giả:
2) Hoàn cảnh sáng tác:
- Bài thơ được viết vào tháng 4 năm 1976, trong không khí xúc động của nhân dân ta lúc công trình lăng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa hoàn thành sau khi giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước. Tác giả cùng với đồng bào miền Nam ra thăm lăng viếng Bác.
- Tác phẩm được in trong tập "Như mây mùa xuân" xuất bản năm 1979
Tiết 117:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
Tiết 117:
1) Tác giả:
2) Hoàn cảnh sáng tác:
3) Bố cục:
Khổ 1,2 : Cảm xúc khi vừa đến viếng lăng.
Khổ 3: Cảm xúc khi vào trong lăng
Khổ 4: Cảm xúc khi rời lăng
Tiết 117:
Hình ảnh đầu tiên mà tác giả được thấy đã gây ấn tượng
đậm nét về cảnh bên ngoài lăng là hình ảnh nào?
Hàng tre:
Hình ảnh thân thuộc của quê hương đất nước Việt Nam.
Khi lăng Bác được xây dựng, cây và hoa trên khắp mọi miền Tổ Quốc đã được về đây tụ hội. Nhưng khi từ miền Nam rợp mát bóng dừa ra viếng lăng Bác hình ảnh đầu tiên mà tác giả cảm nhận được là hình ảnh hàng tre. Vậy hình ảnh đó đã gợi lên cho em suy nghĩ gì?
Tiết 117:
* Hàng tre (ẩn dụ):
- "Xanh xanh Việt Nam": Màu xanh của quê hương, xứ sở.
"Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng": Biểu tượng của sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc Việt Nam..
Xúc động trước cảnh hàng tre đứng thẳng hàng trong sương sớm. Hẳn là nhà thơ đã đến rất sớm để xếp hàng vào viếng. Điều này cũng nói rõ tâm trạng háo hức của nhà thơ- cái háo hức của người con từ miền Nam ra thăm người cha già đã mấy chục năm trời thương nhớ, đợi chờ.
* Hàng tre: Hình ảnh quen thuộc của làng quê, đất nước Việt Nam
Tác giả làm nổi bật những đặc điểm nào của cây tre và điều đó mang ý nghĩa gì?
Tiết 117:
- Khổ thơ thứ hai được tạo nên từ 2 cặp câu với những hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi. Em tìm, khái quát và cảm nhận về hình ảnh ẩn dụ của hai cặp câu đó?
+Bác được ví với mặt trời là thiên thể vĩ đại của vũ trụ, tạo nên sự vĩ đại ấm áp toả sáng từ trái tim yêu nước của Bác.
Hình ảnh ẩn dụ sáng tạo của nhà thơ thể hiện tấm lòng thành kính của nhân dân đối với Bác.
Tiết 117:
-Tâm trạng :xúc động ->hình ảnh ẩn dụ: " Vẫn biết trời xanh là mãi mãi":
- Cảm xúc đau nhói : vì sự ra đi của người: "Nghe nhói trong tim"=>Rõ ràng lí trí đã nhận thức rằng Bác vẫn còn sống mãi với non sông đất nước như trời xanh còn mãi.. Nhưng tình cảm thì không thể không đau xót vì sự ra đi của người. Câu thơ cảm thán đã thể hiện một cách cụ thể tâm trạng đau xót của nhà thơ:"Mà sao nghe nhói ở trong tim".
Không gian trong lăng được tác giả cảm nhận như thế nào? Hình ảnh nào nói lên điều đó?
Khung cảnh và không khí thanh tĩnh như ngưng kết cả không gian, thời gian:
+ Bác nằm trong.. giấc ngủ bình yên,
+Vầng trăng sáng . dịu hiền =>Câu thơ diễn tả chính xác và tinh tế sự yên tĩnh, trang nghiêm và ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của không gian trong lăng Bác.
Đứng trước Người cảm xúc của nhà thơ lúc này như thế nào?
Tiết 117:
Có thể nói khổ cuối bài nằm trong một kết cấu trọn vẹn nhưng trên cơ sở mạch thơ đã hình thành. Tác giả đến thăm vào lăng viếng Bác rồi ra về. Vậy tác giả đã ra về trong tâm trạng như thế nào? Cách kết thúc khổ thơ cuối có gì đặc biệt trong việc thể hiện tâm trạng của tác giả khi rời lăng?
Câu thơ cuối của bài thơ một lần nữa xuất hiện hình ảnh "hàng tre". Việc lặp lại hình ảnh này có ý nghĩa như thế nào?
Cây tre trung hiếu: -Vừa là hình ảnh tượng trưng cho sông núi Việt Nam, phẩm cách con người Việt Nam.
Vừa hoá thân cho nguyện vọng của nhà thơ, của nhân dân cả nước; vừa bổ sung ý nghĩa làm đậm hình ảnh gây ấn tượng sâu sắc cho bài thơ
-Tạo cho bài thơ có kết cấu đầu cuối tương ứng.
-Tâm trạng ra về: lưu luyến - muốn được ở mãi bên người.
Kết thúc khổ thơ cuối: Điệp ngữ : " Muốn làm" - "Con chim." - "đoá hoa toả hương.."
- " cây tre trung hiếu."
=>Thể hiện rõ mong ước thiết tha và nỗi lưu luyến của nhà thơ. Tác giả mong muốn làm cho Bác vơi đi nỗi lạnh lẽo để may ra có thể đền đáp được chút ít công lao của Người đối với đất nước, với nhân dân.
Tiết 117:
Khổ 1, 2: Cảm xúc về cảnh bên ngoài khi đến viếng lăng:
* Hàng tre( ẩn dụ): "Xanh xanh Việt Nam": Màu xanh của quê hương, xứ sở. - "Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng": Biểu tượng của sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc Việt Nam.
Hình ảnh ẩn dụ:*." Mặt trời trong lăng.": +Sự bất tử- ánh sáng trí tuệ từ cuộc đời Bác có sức lan toả tầm vũ trụ
*"Kết tràng hoa dâng".: Hình ảnh ẩn dụ thể hiện tấm lòng thành kính cuả nhân dân đối với Bác.
Khổ 3: Tâm trạng, cảm xúc khi vào lăng:
Tâm trạng : Xúc động:"Trời xanh.mãi mãi" Bác vẫn còn mãi như trời xanh . Người đã hoá thân thành thiên nhiên, đất nước, dân tộc.
Cảm xúc : Đau xót: vì sự thật là người đã ra đi: "Đau nhói trong tim"
Khổ 4: Cảm xúc khi rời lăng.
- Tâm trạng: lưu luyến
- Điệp ngữ : " Muốn làm":" - Con chim."
- đoá hoa toả hương.
- cây tre.=>ước nguyện muốn được hoá thân để được ở bên Người.
* "Cây tre trung hiếu": Vừa là hình ảnh tượng trưng cho sông núi Việt Nam, phẩm cách con người Việt Nam; Vừa hoá thân cho nguyện vọng của nhà thơ, của nhân dân cả nước.
-
Tiết 117:
Nhận xét về sự thống nhất giữa nội dung tình cảm, cảm xúc và các yếu tố nghệ thuật( thể thơ, nhịp điệu, ngôn ngữ, hình ảnh) của bài thơ?
Nghệ thuật: Bài thơ có một giọng điệu rất phù hợp với nội dung tình cảm, cảm xúc. Đó là giọng vừa trang nghiêm vừa sâu lắng, vừa đau xót, thể hiện đúng tâm trạng khi vào lăng viếng Bác.
Thể thơ và nhịp điệu: thể thơ 8 chữ, nhưng có dòng 7 hoặc 9. Cách gieo vần không cố định.Nhịp chậm diến tả sự trang nghiêm, thành kính, lắng đọng. Riêng khổ cuối nhịp nhanh hơn, với điệp từ, thể hiện mong ước tha thiết và nỗi lưu luyến..
Hình ảnh sáng tạo, kết hợp hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng
Phát biểu nội dung tư tưởng của bài thơ?
Nội dung: Thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của và nhân dân đối với Bác Hồ mỗi khi vào lăng .
Mời các em theo dõi bài thơ sau:
Một lần viếng Bác.
Sắp vào viếng Bác. Sớm mai
Lặng yêu, chúng cháu hàng hai cúi đầ
Vai kề, ý nghĩ liền nhau
Nghe hơi gió thoảng, biết màu trời xanh
Nhẹ nhàng, gạch đếm bàn chân
Thiêng liêng từng bước xích gần của lăng.
Rưng rưng trông Bác yên nằm
Giấu rồi, nướcmắt khó cầm cứ rơi
ở đây lạnh lắm, Bác ơi
Chăn đơn Bác đắp nửa người, ấm sao?
Ka ki áo cũ bạc màu
Trán cao đôi mắt trũng sâu, Bác gầy
Một đời không giấc ngủ say
Cháu nhìn, nghĩ Bác giờ này còn lo
Thầm môi cháu gọi "Bác Hồ"
Là khi sóng nhớ vỗ bờ yêu thương
Muốn dừng bên Bác lâu hơn
Cháu xa từng bước đầu còn ngoái sau.
Đường về chim hót cành cao
Nắng lên, ấm áp biết bao triệu người
Mà thương Bác lạnh không nguôi
ước gì gửi được nắng trời vào lăng.
Vương Trọng
(Rút từ tập thơ Ngoảnh lại- NXB Thanh niên)
1
2
3
4
5
6
7
Câu 1: Gồm 13 chữ cái: Tên một tập thơ của Viễn Phương
Câu 2: Gồm 9 chữ cái:
Hình ảnh gợi nhớ tâm hồn cao đẹp trong sáng của Bác
Câu 3: Gồm 13 chữ cái: Tên thật của nhà thơ Viễn Phương
Câu 4: Gồm 8 chữ cái: Hình ảnh ẩn dụ thể hiện
tấm lòng thành kính của dòng người vào lăng viếng Bác
Câu 5: Gồm 7 chữ cái: Hình ảnh biểu tượng cho
phẩm chất con người Việt Nam - Xuất hiện ở khổ thơ đầu
Câu 7: Gồm 9 chữ cái: Một nét phẩm cách con người
Việt Nam được bổ sung qua hình ảnh cây tre ở khổ thơ cuối
Câu 6: Gồm 9 chữ cái: Từ còn thiếu trong khổ thơ
"Ngày ngày ..đi trong thương nhớ"
Về nhà
?
Học thuộc bài thơ, nắm được nội dung và nghệ thuật của bài. Tập hát bài hát được phổ nhạc.
? Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về một đoạn thơ mà em thích nhất.
? Soạn bài: "Sang Thu"
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thanh
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)