Bài 23. Viếng lăng Bác

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Lâm Hải | Ngày 08/05/2019 | 31

Chia sẻ tài liệu: Bài 23. Viếng lăng Bác thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:


TIết 117
Ti?t 117 : Vi?ng lang Bỏc ( Vi?n Phuong)
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
-Tên thật là Phan Thanh Viễn, sinh năm 1928, quê ở An Giang. Mất năm 2005.
-Ông là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam thời kỳ chống Mỹ.
Thơ của ông nhỏ nhẹ, giàu tình cảm và chất mơ mộng.
Tác phẩm chính :
* Mắt sáng học trò.
* Như mây mùa xuân.
* Quê hương địa đạo





Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ viết T4/1976, lúc công trình lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được hoàn thành,tác giả cùng đồng bào Miền Nam ra thăm Miền Bắc, vào lăng viếng Bác và in trong tập thơ “Như mây mùa xuân” 1978.
Thể thơ: 8 tiếng
Bố cục: Theo trình tự vào lăng Viếng Bác.
K1: Cảm xúc khi tới thăm lăng
K2: Cảnh đoàn người vào lăng viếng Bác.
K3: Cảnh trong lăng.
K4:Ước nguyện của nhà thơ.
Mạch cảm xúc: Niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn, tự hào pha lẫn nỗi xót đau của tác giả.
2. Tác phẩm :
II. Ph©n tÝch.
1 Cảm xúc khi mới đến thăm lăng Bác.
C1. Thông báo và gợi ra sự xúc động của một người con từ Miền Nam xa xôi sau bao mong mỏi được ra viếng Bác.
+ Viếng:Chia buồn với thân nhân người đã mất.
+ Thăm: Ngụ ý Bác còn sống.
+ Xưng hô: Con (Thể hiện quan hệ ruột thịt).
Hình ảnh hàng tre: Quen thuộc của làng quê Việt Nam.
+ Nghệ thuật: ẩn dụ, hoán dụ, liên tưởng, tượng trưng, câu cảm thán.
 Hình ảnh hàng tre thân thuộc tượng trưng cho xứ sở Việt Nam với sức sống bền bỉ kiên cường. Tượng trưng cho cả dân tộc Việt Nam đang quây quần bên Bác.
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác.
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát.
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam.
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
2. Cảm xúc khi đứng trước
lăng Bác.
- Hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi.
 Ca ngợi công lao vĩ đại của Bác.
- Dòng người vào lăng viếng Bác.
+ Nghệ thuật: Ẩn dụ, liên tưởng.
 Lòng thương nhớ không nguôi của nhân dân với Bác.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùaxuân.
3.Cảm xúc khi vào lăng Bác
Sự tĩnh lặng, trang nghiêm:
+ Vầng trăng: Nghệ thuật ẩn dụ
=>Tâm hồn cao đẹp trong sáng của Bác.
+ Trời xanh: Nghệ thuật ẩn dụ:
Bác còn mãi với non sông đát nước
- Hiện tại: Tác giả đau xót tột cùng khi Bác đã đi xa.
=> Nỗi lòng chung của cả dân tộc

4. Ước nguyện của nhà thơ khi rời lăng Bác trở về Miền Nam.
Tâm trạng lưu luyến không muốn rời xa Bác.
Muốn làm:
+ con chim hót quanh lăng.
+ đoá hoa toả hương.
+ cây tre trung hiếu.
Nghệ thuật: + Điệp từ.
+ Nhịp thơ dồn dập.
=>+ Khát khao mãnh liệt muốn ở bên Bác, ở gần Bác đem niềm vui đến bên Bác.
+ Đó là lòng trung thành với lý tưởng của Bác
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
Câu hỏi thảo luận nhóm (3 ph)
Gợi ý: Nghĩa đen.
Nghĩa biểu tượng.
Bài tập trắc nghiệm
Nhận xét nào không đúng khi nói về nghệ thuật và nội dung của bài thơ “Viếng lăng Bác”:
1. Nghệ thuật của bài thơ:
a) Bài thơ có giọng đọc thành kính, trang nghiêm đầy xúc động phù hợp với không khí ở lăng Bác.
b) Sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp có sức gợi cảm lớn
c) Ngôn ngữ giản dị, cô đúc.
d) Giọng thơ ngọt ngào, tha thiết mang âm hưởng của lời hát ru.
2. Nội dung của bài thơ:
a) Là một bức tranh sinh động, đầy sức sống về mùa xuân.
b) Thể hiện lòng thành kính sâu sắc của bài thơ.
c) Niềm tự hào của nhà thơ từ Miền Nam ra thăm lăng Bác.
d) Qua đó ta còn thấy tình cảm của nhân dân với Bác kính yêu.

III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
Bài thơ có giọng điệu trang trọng và tha thiết.
Nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm
Ngôn bình dị mà cô đúc.
2. Nội dung:
Bài thơ Viếng lăng Bác thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác.
IV. LUYỆN TẬP
Câu 1: Em biết những câu thơ nào viết về Bác kính yêu?
Câu 2: Em hãy tìm những câu thơ có sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ trong bài thơ. Phân tích.
V. Hướng dẫn các hoạt động tiếp theo.
- Học thuộc bài thơ, tác giả, tác phẩm.
- Phân tích hình ảnh “hàng tre” bằng một đoạn văn diễn dịch khoảng 10 câu trong đó có sử dụng thành phần biệt lập và khởi ngữ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Lâm Hải
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)