Bài 23. Viếng lăng Bác

Chia sẻ bởi Khuat Tuyen | Ngày 08/05/2019 | 31

Chia sẻ tài liệu: Bài 23. Viếng lăng Bác thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Phòng Gd & ĐT
Hội Thi
Thiết kế
Bài giảng điện Tử
Họ và tên: Khuất Thị Tuyên
Đơn vị : Trường THCS An Thượng - Hoài Đức - Hà Nội
Kiểm tra bài cũ
? Em hãy đọc thuôc bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải ? Nêu chủ đề tư tưởng của bài thơ ?
? Em hiểu như thế nào về nhan đề "Mùa xuân nho nhỏ"
Viếng lăng Bác
- Viễn Phương -
I. Đọc - tìm hiểu chung
Viếng lăng Bác
1.Tác giả, tác phẩm
a. Tác giả
Viễn Phương (Phan Thanh Viễn) sinh năm 1928 , quê An Giang
Là một trong những cây bút xuất hiện sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam
Thơ ông thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm và chất mơ môngj ngay trong những hoàn cảnh ác liệt của chiến trường.
Sự nghiệp sáng tác :
+ Thơ: Mắt sáng học trò, Nhớ lời di chúc, Như mây mùa xuân.
+ Văn: Anh hùng mìn gạt, Quê hương địa đạo
? Dựa vào chú thích sgk, trình bày hiểu biết của em về tác giả ?
I. Đọc - tìm hiểu chung
1.Tác giả, tác phẩm
a. Tác giả
b. Tác phẩm
? Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ ?
- Bài thơ viết năm 1970 khi đất nước thống nhất, lăng chủ tịch HCM cũng vừa khánh thành. Nhà thơ từ chiến trường miền Nam ra thăm miền Bắc vào lăng viếng Bác.
- Bài thơ thể hiện niềm xúc động và tình cảm Sâu sắc của nhà thơ trong lần viếng lăng đó. Đây cũng là tình cảm chung của dân tộc Việt Nam đối với Bác.
I. Đọc - tìm hiểu chung
2. Đọc - tìm hiểu thể thơ
1.Tác giả, tác phẩm
Đọc
Thể thơ
? Bài thơ được làm theo thể thơ nào ?
- Thơ 8 chữ; 4 câu/khổ; vần chân, liền
3. Giải nghĩa từ
4. Bố cục
I. Đọc - tìm hiểu chung
2. Đọc - tìm hiểu thể thơ
1.Tác giả, tác phẩm
3. Giải nghĩa từ
4. Bố cục
Khổ 1: Cảnh ngoài lăng buổi sáng sớm
Khổ 2: Cảnh đoàn người xếp hàng viếng lăng Bác
Khổ 3: Cảnh trong lăng và niềm xúc động của nhà thơ
Khổ 4: Ước nguyện của tác giả
? Em hãy xác định bố cục bài thơ và nêu nội dung từng phần ?
I. Đọc - tìm hiểu chung
II. Tìm hiểu văn bản
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
? Câu thơ đầu cho ta biết điều gì ?
Con - Bác: gợi sự thân mật, gần gũi của đứa con xa nay mới có dịp trở về bên người.
? Tại sao ở đầu bài thơ dùng từ "viếng" nhưng ở câu 1 lại viết là "thăm" ?
- Dùng từ thăm thay viếng để thấy được Bác sống mãi trong lòng con.
1. Cảnh ngoài lăng buổi sáng sớm
II. Tìm hiểu văn bản
? Hình ảnh hàng tre trong sương gợi lên điều gì ?
Hình ảnh hàng tre: (tả thực): gợi sự suy tưởng (ẩn dụ). Đó là hình ảnh tượng trưng cho con người Việt Nam với những phẩm chất cao đẹp: bất khuất, kiên cường, đoàn kết chiến đấu,..
Cả dân tộc hội tụ, quây quần bên lăng Bác.
1. Cảnh ngoài lăng buổi sáng sớm
II. Tìm hiểu văn bản
1. Cảnh ngoài lăng buổi sáng sớm
2. Cảnh đoàn người xếp hàng viếng lăng Bác
Ngày ngày Mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một Mặt trời trong lăng rất đỏ
? Hình ảnh nào đáng chú ý trong hai câu thơ trên ? Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì trong hai hình ảnh đó ? Tác dụng ?
- Hình ảnh Mặt trời: ẩn dụ, nhân hoá: hai hình ảnh Sóng đôi vừa nói lên sự vĩ đại của Bác vừa thể hiện sự tôn kính của nhân dân và của tác giả đối với Bác.
? Hình ảnh tiếp theo gây ấn tượng cho người đọc là hình ảnh gì ?
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
2. Cảnh đoàn người xếp hàng viếng lăng Bác
? Em hãy phân tích tác dụng các biện pháp tu từ được sử dụng trong 2 câu thơ ?
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
Hình ảnh ẩn dụ: dòng người vào lăng viếng Bác như tràng hoa muôn màu sắc dâng lên 79 mùa xuân của Bác
Hình ảnh hoán dụ "bảy mươi chín mùa xuân": Bác là mùa xuân của dân tộc
II. Tìm hiểu văn bản
3. Niềm xúc động của nhà thơ khi đứng trong lăng Bác, bên Người
? Hình ảnh Bác nằm yên nghỉ trong lăng được tác giả cảm nhận như thế nào ?
- Không gian: có sự chuyển giao theo bước chân người đi viếng (Từ bao quát bên ngoài -> nhập vào dòng người vào lăng -> vào trong lăng quan sát và cảm nhận
? Em có nhận xét gì về không gian, vị trí, điểm nhìn ở khổ thơ thứ 3 ?
- Hình ảnh Bác nằm yên nghỉ trong lăng trang nghiêm, rực rỡ như vầng trăng sáng dịu hiền
II. Tìm hiểu văn bản
3. Niềm xúc động của nhà thơ khi đứng trong lăng Bác, bên Người
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim
? Vì sao tác giả lại "nghe nhói trong tim" ?
- Hình ảnh "trời xanh" tượng trưng cho sự vĩnh hằng, vô tận. Bác đã trở thành bất tử, hoá thân vào thiên nhiên, sông núi.
? Em hiểu như thế nào về hình ảnh "trời xanh" ?
Lí trí thì tin rằng Bác còn sống mãi nhưng trái tim thì lại không thể đau nhói trước sự thật đau đớn: Bác đã ra đi
Đây không chỉ là cảm xúc của riêng nhà thơ mà là cảm xúc của toàn dân tộc.
II. Tìm hiểu văn bản
4. Ước nguyện của nhà thơ
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Mai về miền Nam nhớ Bác khôn nguôi
Muốn là .........trung hiếu chốn này.
? Khổ thơ diễn tả tâm trạng gì ? Đồng thời thể hiện ước muốn nào của nhà thơ ?
Tâm trạng nhớ Bác khôn nguôi và ước ngyện chân thành, tha thiết, muốn được hoá thân vào các sự vật để được ở mãi bên Bác.
II. Tìm hiểu văn bản
4. Ước nguyện của nhà thơ
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
? Hình ảnh cây tre trung hiếu ở câu thơ cuối có gì khác với khổ thơ đầu ?
(Học sinh thảo luận nhóm)
? Hình ảnh cây tre trung hiếu ở câu thơ cuối có gì khác với khổ thơ đầu ?
( Mời các em thảo luận nhóm)
- Hình ảnh ẩn dụ "cây tre trung hiếu": tác giả Muốn được nhập vào hàng tre, là người lính trung thành canh giấc ngủ bình yên cho Bác. Đây chính là tình cảm của tác giả, của đồng bào miền Nam, của dân tộc Việt Nam đối với Bác.
I. Đọc - tìm hiểu chung
II. Tìm hiểu văn bản
III. Tổng kết
? Hãy nêu cảm nhận của em về bài thơ ?
* Ghi nhớ :sgk
IV. Luyện tập
IV. Luyện tập
? Bài thơ "Viếng lăng Bác" có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào ?
Tự sự và biểu cảm
Tự sự và miêu tả
Miêu tả và biểu cảm
Tự sự, miêu tả và biểu cảm
D
Hướng dẫn học bài
Học bài; học thuộc bài thơ
Hoàn thành bài tập vào vở
Chuẩn bị bài cho tiết sau
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Khuat Tuyen
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)