Bài 23. Viếng lăng Bác
Chia sẻ bởi Phạm Đức Toàn |
Ngày 08/05/2019 |
24
Chia sẻ tài liệu: Bài 23. Viếng lăng Bác thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
VIỄN PHƯƠNG
VIẾNG LĂNG BÁC
- Tên thật: Phan Thanh Viễn
- Năm sinh: 1928
- Năm mất 2005
- Quê: An Giang
- Tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ
- Thơ ông nhỏ nhẹ, mơ mộng, giàu tình cảm
- Tác phẩm chính:
Mắt sáng học trò
Nhớ lời Di chúc
Như mây mùa xuân
TÁC GIẢ VIỄN PHƯƠNG
vi?ng
Lang
Ch?
T?ch
H?
Chí
Minh
Bài thơ sáng tác tháng 4 năm 1976:
+ Khi đất nước thống nhất được một năm.
+ Lăng Bác mới được khánh thành.
Được vào lăng viếng Bác là ước mong của nhân dân ta, nhất là với đồng bào miền Nam. Nhà thơ đã sớm được ra viếng lăng Bác.
TÁC PHẨM
Hoàn cảnh ra đời:
- Bài thơ được in trong tập “Như mây mùa xuân” xuất bản năm 1978.
+ Cảm xúc về cảnh bên ngoài lăng.
+ Cảm xúc trước dòng người vào lăng viếng Bác.
+ Xúc cảm và suy ngẫm của tác giả khi vào trong lăng,đứng trước di hài Bác.
+ Niềm mong ước thiết tha khi sắp phải trở về quê hương miền Nam.
Mạch cảm xúc:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
Lời xưng hô thể hiện sự thành kính mà gần gũi, thân thiết như tình cha con.
Người con từ chiến trường miền Nam.
Ra thăm - như con về thăm cha, nỗi đau như cố giấu.
Hàng tre vừa thực vừa ảo. “Hàng tre” - hình ảnh ẩn dụ gần gũi, thân thuộc, biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam, bền bỉ, kiên cường, trung thành bên Bác.
Khổ 1: Lời thơ giản dị, hình ảnh ẩn dụ quen thuộc thể hiện nỗi xúc động sâu sắc của tác giả khi đến viếng Bác.
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
“mặt trời”- hình ảnh ẩn dụ ca ngợi sự vĩ đại của Bác và thể hiện lòng biết ơn, sự tôn kính của nhân dân ta với Bác. Mặt trời Bác sóng đôi và trường tồn cùng mặt trời thiên nhiên.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…
“tràng hoa”- hình ảnh ẩn dụ thể hiện lòng thành kính, biết ơn của nhân dân với Bác.
Nhịp thơ chậm rãi, trải dài 8, 9 tiếng một dòng thơ, dấu chấm lửng cuối câu, câu thơ liền mạch, lặp lại từ ngữ và cấu trúc, vừa diễn tả không khí thiêng liêng, thành kính trong lăng, vừa gợi bước đi chầm chậm của dòng người vào lăng viếng Bác, vừa gợi tấm lòng thành kính, thiết tha đối với Bác.
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một dịu hiền
vầng trăng sáng
Bác như vẫn sống cùng ta. Hình ảnh “vầng trăng” gợi ánh sáng dịu nhẹ, không khí thanh tĩnh trong lăng và gợi tâm hồn trong sáng, thanh cao của Bác.
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!
- “trời xanh” - hình ảnh ẩn dụ khẳng định sự vĩ đại và trường tồn của Bác.
- “Vẫn biết…... mà sao”, “nghe nhói”: diễn tả nỗi đau xót, niềm tiếc thương vô hạn đốí với Bác. Nỗi đau được biểu hiện cụ thể, trực tiếp.
Khổ 2, 3 : Với những hình ảnh ẩn dụ mang tính biểu tượng, đoạn thơ thể hiện lòng thành kính, biết ơn, nỗi tiếc thương vô hạn và niềm tự hào của toàn thể nhân dân ta với vị Cha già của dân tộc.
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
Điệp ngữ diễn tả tâm trạng lưu luyến muốn mãi được ở bên Bác của nhà thơ. Tác giả muốn hoá thân, hoà nhập vào những cảnh vật ở bên lăng Bác.
Hình ảnh “cây tre trung hiếu”-> lặp lại nhưng được cấp thêm nghĩa mới tạo ấn tượng đậm nét-> kính yêu, trung thành với Bác.
Khổ 4: Diễn tả tâm trạng lưu luyến, ước nguyện thiết tha mãi được ở bên Bác của nhà thơ.
THẢO LUẬN
1. Tìm những hình ảnh của thiên nhiên được tác giả sử dụng để nói về Bác? Ý nghĩa của những hình ảnh đó?
2. Những hình ảnh thiên nhiên nào được tác giả dùng để nói lên tình cảm của dân tộc ta với Bác? Cảm nhận của em về những hình ảnh đó?
3. Phân tích ý nghĩa của những hình ảnh thiên nhiên thể hiện khát vọng được ở bên Bác của tác giả?
MẶT TRỜI
VẦNG TRĂNG
TRỜI XANH
CA NGỢI SỰ VĨ ĐẠI
TRƯỜNG TỒN, TÂM
HỒN THANH CAO
CỦA BÁC
HÌNH
ẢNH
THIÊN
NHIÊN
Ý NGHĨA
HÀNG TRE
TRÀNG HOA
BÀY TỎ NIỀM
TỰ HÀO, LÒNG
THÀNH KÍNH
CỦA NHÂN DÂN
VỚI BÁC.
HÌNH
ẢNH
THIÊN
NHIÊN
Ý NGHĨA
HÌNH
ẢNH
THIÊN
NHIÊN
CON CHIM HÓT
ĐOÁ HOA
TOẢ HƯƠNG
CÂY TRE
TRUNG HIẾU
.
ƯỚC NGUYỆN
ĐƯỢC Ở BÊN BÁC
VÀ TÂM NIỆM
SỐNG XỨNG ĐÁNG
VỚI NGƯỜI.
Ý NGHĨA
TỔNG KẾT
1. Nghệ thuật: Bài thơ có giọng điệu trang trọng và tha thiết, giàu nhạc điệu, nhiều hình ảnh ẩn dụ mang tính biểu tượng, ngôn ngữ bình dị mà cô đúc, giàu cảm xúc.
2. Nội dung: Bài thơ thể hiện niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết, thành kính, vừa tự hào vừa đau xót của nhà thơ từ miền Nam vừa được giải phóng ra viếng lăng Bác.
Hướng dẫn học ở nhà
Học thuộc bài thơ
Viết đoạn văn bình khổ hai hoặc ba của bài thơ
Chuẩn bị bài nghị luận về tác phẩm truyện
VIẾNG LĂNG BÁC
- Tên thật: Phan Thanh Viễn
- Năm sinh: 1928
- Năm mất 2005
- Quê: An Giang
- Tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ
- Thơ ông nhỏ nhẹ, mơ mộng, giàu tình cảm
- Tác phẩm chính:
Mắt sáng học trò
Nhớ lời Di chúc
Như mây mùa xuân
TÁC GIẢ VIỄN PHƯƠNG
vi?ng
Lang
Ch?
T?ch
H?
Chí
Minh
Bài thơ sáng tác tháng 4 năm 1976:
+ Khi đất nước thống nhất được một năm.
+ Lăng Bác mới được khánh thành.
Được vào lăng viếng Bác là ước mong của nhân dân ta, nhất là với đồng bào miền Nam. Nhà thơ đã sớm được ra viếng lăng Bác.
TÁC PHẨM
Hoàn cảnh ra đời:
- Bài thơ được in trong tập “Như mây mùa xuân” xuất bản năm 1978.
+ Cảm xúc về cảnh bên ngoài lăng.
+ Cảm xúc trước dòng người vào lăng viếng Bác.
+ Xúc cảm và suy ngẫm của tác giả khi vào trong lăng,đứng trước di hài Bác.
+ Niềm mong ước thiết tha khi sắp phải trở về quê hương miền Nam.
Mạch cảm xúc:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
Lời xưng hô thể hiện sự thành kính mà gần gũi, thân thiết như tình cha con.
Người con từ chiến trường miền Nam.
Ra thăm - như con về thăm cha, nỗi đau như cố giấu.
Hàng tre vừa thực vừa ảo. “Hàng tre” - hình ảnh ẩn dụ gần gũi, thân thuộc, biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam, bền bỉ, kiên cường, trung thành bên Bác.
Khổ 1: Lời thơ giản dị, hình ảnh ẩn dụ quen thuộc thể hiện nỗi xúc động sâu sắc của tác giả khi đến viếng Bác.
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
“mặt trời”- hình ảnh ẩn dụ ca ngợi sự vĩ đại của Bác và thể hiện lòng biết ơn, sự tôn kính của nhân dân ta với Bác. Mặt trời Bác sóng đôi và trường tồn cùng mặt trời thiên nhiên.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…
“tràng hoa”- hình ảnh ẩn dụ thể hiện lòng thành kính, biết ơn của nhân dân với Bác.
Nhịp thơ chậm rãi, trải dài 8, 9 tiếng một dòng thơ, dấu chấm lửng cuối câu, câu thơ liền mạch, lặp lại từ ngữ và cấu trúc, vừa diễn tả không khí thiêng liêng, thành kính trong lăng, vừa gợi bước đi chầm chậm của dòng người vào lăng viếng Bác, vừa gợi tấm lòng thành kính, thiết tha đối với Bác.
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một dịu hiền
vầng trăng sáng
Bác như vẫn sống cùng ta. Hình ảnh “vầng trăng” gợi ánh sáng dịu nhẹ, không khí thanh tĩnh trong lăng và gợi tâm hồn trong sáng, thanh cao của Bác.
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!
- “trời xanh” - hình ảnh ẩn dụ khẳng định sự vĩ đại và trường tồn của Bác.
- “Vẫn biết…... mà sao”, “nghe nhói”: diễn tả nỗi đau xót, niềm tiếc thương vô hạn đốí với Bác. Nỗi đau được biểu hiện cụ thể, trực tiếp.
Khổ 2, 3 : Với những hình ảnh ẩn dụ mang tính biểu tượng, đoạn thơ thể hiện lòng thành kính, biết ơn, nỗi tiếc thương vô hạn và niềm tự hào của toàn thể nhân dân ta với vị Cha già của dân tộc.
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
Điệp ngữ diễn tả tâm trạng lưu luyến muốn mãi được ở bên Bác của nhà thơ. Tác giả muốn hoá thân, hoà nhập vào những cảnh vật ở bên lăng Bác.
Hình ảnh “cây tre trung hiếu”-> lặp lại nhưng được cấp thêm nghĩa mới tạo ấn tượng đậm nét-> kính yêu, trung thành với Bác.
Khổ 4: Diễn tả tâm trạng lưu luyến, ước nguyện thiết tha mãi được ở bên Bác của nhà thơ.
THẢO LUẬN
1. Tìm những hình ảnh của thiên nhiên được tác giả sử dụng để nói về Bác? Ý nghĩa của những hình ảnh đó?
2. Những hình ảnh thiên nhiên nào được tác giả dùng để nói lên tình cảm của dân tộc ta với Bác? Cảm nhận của em về những hình ảnh đó?
3. Phân tích ý nghĩa của những hình ảnh thiên nhiên thể hiện khát vọng được ở bên Bác của tác giả?
MẶT TRỜI
VẦNG TRĂNG
TRỜI XANH
CA NGỢI SỰ VĨ ĐẠI
TRƯỜNG TỒN, TÂM
HỒN THANH CAO
CỦA BÁC
HÌNH
ẢNH
THIÊN
NHIÊN
Ý NGHĨA
HÀNG TRE
TRÀNG HOA
BÀY TỎ NIỀM
TỰ HÀO, LÒNG
THÀNH KÍNH
CỦA NHÂN DÂN
VỚI BÁC.
HÌNH
ẢNH
THIÊN
NHIÊN
Ý NGHĨA
HÌNH
ẢNH
THIÊN
NHIÊN
CON CHIM HÓT
ĐOÁ HOA
TOẢ HƯƠNG
CÂY TRE
TRUNG HIẾU
.
ƯỚC NGUYỆN
ĐƯỢC Ở BÊN BÁC
VÀ TÂM NIỆM
SỐNG XỨNG ĐÁNG
VỚI NGƯỜI.
Ý NGHĨA
TỔNG KẾT
1. Nghệ thuật: Bài thơ có giọng điệu trang trọng và tha thiết, giàu nhạc điệu, nhiều hình ảnh ẩn dụ mang tính biểu tượng, ngôn ngữ bình dị mà cô đúc, giàu cảm xúc.
2. Nội dung: Bài thơ thể hiện niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết, thành kính, vừa tự hào vừa đau xót của nhà thơ từ miền Nam vừa được giải phóng ra viếng lăng Bác.
Hướng dẫn học ở nhà
Học thuộc bài thơ
Viết đoạn văn bình khổ hai hoặc ba của bài thơ
Chuẩn bị bài nghị luận về tác phẩm truyện
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Đức Toàn
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)