Bài 23. Viếng lăng Bác
Chia sẻ bởi Nguyễn Nhàn |
Ngày 08/05/2019 |
25
Chia sẻ tài liệu: Bài 23. Viếng lăng Bác thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Viếng lăng Bác
Viếng lăng Bác
Viễn Phương
Đối với cả dân tộc Việt Nam, Bác Hồ luôn là hình ảnh đẹp
đẽ mà gần gũi nhất. Bác đã ra đi nhưng hình bóng Bác vẫn
ngời trong tim. Với riêng người dân miền Nam, được thăm
viếng lăng Bác là một niềm hạnh phúc lớn lao! Nhà thơ Viễn
Phương đã thay lời những người con miền Nam gửi tới Bác
những tình cảm kính yêu nhất, chân thành và xúc động nhất
qua bài thơ "Viếng lăng Bác". Bài thơ là một nén hương tri
ân sâu sắc công ơn của Bác, thể hiện tấm lòng của những
người con đối với người Cha già của dân tộc Việt Nam.
I, Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm
Em biết gì về nhà thơ Viễn Phương và sự ra đời của bài thơ "Viếng lăng Bác"?
1. Tác giả
Viễn Phương là một trong những cây bút
xuất hiện sớm nhất của lực lượng văn
nghệ giải phóng ở miền Nam. Thơ Viễn
Phương thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm
và chất thơ mộng ngay trong hoàn cảnh
chiến đấu ác liệt ở chiến trường (Mắt
sáng học trò, Đám cưới giữa mùa xuân).
Bài thơ được viết trong không khí xúc động của
nhân dân lúc công trình lăng Chủ tịch Hồ Chí
Minh được hoàn thành sau khi giải phóng miền
Nam thống nhất đất nước, đồng bào miền Nam
Có thể thực hiện được mong ước viếng lăng Bác.
Tác giả cũng ở trong số những đồng bào, chiến
sĩ từ miền Nam sau giải phóng được ra viếng
Bác ở thủ đô Hà Nội. Bài thơ sau được phổ nhạc
thành một bài hát rất hay.
2. Tác phẩm
II, Đọc - Hiểu văn bản
1. Khổ thơ đầu
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão tấp mưa sa đứng thẳng hàng.
Em có ấn tượng gì về hàng tre trước cửa lăng?
Câu thơ đầu là một thông báo nhưng
Gợi ra tâm trạng xúc động của một
con người từ miền Nam xa xôi luôn
mong mỏi đến viếng lăng Bác.
Hình ảnh đầu tiên mà tác giả thấy được và là ấn tượng
đậm nét là hình ảnh hàng tre "bát ngát" trước cửa lăng.
Cây tre từ thưở Thánh Gióng đánh giặc, trải qua bao
đời gắn bó, gần gũi với đời sống người Việt Nam, nay
đã trở thành "cây tre Việt Nam"- biểu tượng cho sức
sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc: "Bão táp mưa sa
đứng thẳng hàng".
kết thúc bài thơ là hình ảnh "cây tre trung hiếu" khiến
cho bài thơ có kết cấu đầu cuối tương ứng, tô đậm thêm
hình ảnh đẹp của cây tre Việt Nam.
2. Khổ thơ thứ 2
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.
Tìm hiểu về nghệ thuật của khổ thơ và hãy cho biết
hiệu quả thẩm mĩ của những biện pháp nghệ thuật ấy?
Khổ thơ thứ 2 được tạo nên từ hai cặp câu với những
hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ sóng đôi.
Cặp trên: câu đầu là một hình ảnh thực, làm
nền cho hình ảnh ẩn dụ của câu sau xuất hiện:
Bác như "mặt trời" vĩ đại. Mặt trời của thiên
nhiên taọ hóa cũng như nghiêng mình trước
"mặt trời"- Bác. Câu thơ thể hiện sự tôn kính,
biết ơn sâu sắc của nhà thơ cũng như của toàn
thể nhân dân đối với Bác.
"Dòng người đi trong thương nhớ" hình ảnh thực, còn "kết tràng
hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân" là một ẩn dụ, hoán dụ đẹp
thể hiện tấm lòng thành kính của nhân dân ta. "Bảy mươi chín
mùa xuân" trong sáng Bác đã hiến dâng trọn vẹn cho tổ quốc này,
Bác thật vĩ đại biết bao! Ngày nối ngày, những dòng người bất
tận vẫn "đi trong thương nhớ" và "kết tràng hoa"
kính dâng lên Người.
3. Khổ thơ thứ 3
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim.
Hình ảnh vầng trăng sáng dịu hiền gợi cho em suy nghĩ
điều gì? Kết cấu "vẫn biết. mà sao" nói lên tâm trạng
gì của tác giả?
Hai câu thơ đầu diễn tả chính xác và tinh tế
sự yên tĩnh, trang nghiêm và ánh sáng dịu
nhẹ, trong trẻo của không gian trong lăng
Bác. Đồng thời hình ảnh vầng trăng dịu nhẹ
lại gợi nghĩ đến tâm hồn cao đẹp, sáng trong
và những vần thơ tràn đầy ánh trăng
của Người.
Câu thơ trên còn có thể hiểu hình ảnh Bác được ví như vầng trăng
dịu hiền. Trong tình yêu của nhân dân, Bác vừa là mặt trời, vầng
trăng lại cũng vừa là "trời xanh mãi mãi". Dùng những hình ảnh
đẹp, vĩnh hằng trong thiên nhiên để nói về sự bất tử của Bác là
một cách để nhà thơ bày tỏ sự ngưỡng vọng của mình. Tuy nhiên
"Vẫn biết. Mà sao nghe nhói ở trong tim". Kết cấu câu thơ đã
nói lên nỗi đau xót của nhà thơ trước một sự thật hiển hiện. Dù
vẫn tin Người đã hóa thành thiên nhiên nhưng tác giẩ không sao
tránh khỏi sự xúc động vô bờ khi vào đến trong lăng.
4. Khổ thơ thứ tư
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Mai về miền Nam nhớ Bác khôn nguôi
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
Cũng giống như nhà thơ Thanh Hải trong "Mùa
xuân nho nhỏ", Viễn Phương cũng mong được hóa thân
thành con chim, đóa hoa, cây tre. Những hình ảnh thiên
nhiên ấy gợi cho em suy nghĩ gì?
Khổ thơ thứ tư diễn tả tâm trạng lưu luyến của
nhà thơ muốn được ở mãi bên lăng Bác. Nhưng
nhà thơ cũng biết rằng đến lúc phải trở về miền
Nam và chỉ có thể gửi tấm lòng mình bằng cách
muốn hóa thân, hòa nhập vào những cảnh vật
ở bên lăng Bác.
Nhà thơ mong được làm con chim ca hót quanh lăng,
làm đóa hoa tỏa hương thơm ngát và làm một cây tre
trung hiếu- cây tre Việt Nam trước cửa lăng canh giữ
cho giấc ngủ bình yên của Người. Tất cả những hình
ảnh thiên nhiên ấy nhỏ bé nhưng là những hình ảnh
làm đẹp cho đời. Hơn hết, nhà thơ chỉ muốn hóa
thân vào đó để được ở bên, nâng niu, canh giữ giấc
ngủ của Người. Tất cả tình cảm kính yêu, biết ơn
của nhà thơ đã được gửi gắm qua ước nguyện chân
thành ấy.
Bốn khổ thơ khá cô đọng thể hiện niềm xúc động tràn đầy
và lớn lao trong lòng tác giả khi viếng lăng Bác. Hành trình
cuộc viếng lăng đi từ ngoài vào trong, sự xúc động của nhà
thơ theo đó cũng dâng tràn. Đến khi phải ra về, nhà thơ lưu
luyến khôn nguôi.
Nghệ thuật của bài thơ
Giọng điệu:
Cảm hứng bao trùm trong bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng,
thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót đau khi tác giả
từ miền Nam ra thăm viếng lăng Bác. Cảm hứng ấy đã chi phối
giọng điệu của bài thơ. Đó là giọng thành kính, trang nghiêm,
phù hợp với không khí thiêng liêng ở lăng. Giọng điệu này được
tạo nên bởi nhiều yếu tố: thể thơ, nhịp điệu của các câu thơ, từ
ngữ và hình ảnh.
2. Hình ảnh
Hình ảnh thơ trong bài có nhiều sáng tạo, kết hợp cả hình ảnh
thực, hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng. Hình ảnh ẩn dụ- biểu tượng
vừa quen thuộc, gần gũi với hình ảnh thực lại vừa sâu sắc, có
ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm.
3. Thể thơ và nhịp điệu
Thể thơ 8 chữ (nhưng có dòng có 7 hoặc 9 chữ). Cách gieo
vần trong từng khổ cũng không cố đinh, có khi liền, có khi
Cách.
Nhịp thơ chậm như những bước đi chầm chậm vào lăng thể
hiện sự trang nghiêm thành kính khi vào lăng. Khổ thơ cuối
nhịp hơi nhanh, điệp từ "muốn" nhấn mạnh hơn mong ước
tha thiết và nỗi lưu luyến của tác giả.
Qua những ấn tượng, cảm xúc của em trong lần viếng lăng Bác (hoặc những tư liệu mà em biết về Bác Hồ) hãy viết một đoạn văn ngắn thể hiện những cảm xúc ấy.
Sưu tầm những bài thơ, bài hát có cùng đề tài với bài "Viếng lăng Bác".
Tại lớp
Về nhà
III, Luyện tập
Viếng lăng Bác
Viễn Phương
Đối với cả dân tộc Việt Nam, Bác Hồ luôn là hình ảnh đẹp
đẽ mà gần gũi nhất. Bác đã ra đi nhưng hình bóng Bác vẫn
ngời trong tim. Với riêng người dân miền Nam, được thăm
viếng lăng Bác là một niềm hạnh phúc lớn lao! Nhà thơ Viễn
Phương đã thay lời những người con miền Nam gửi tới Bác
những tình cảm kính yêu nhất, chân thành và xúc động nhất
qua bài thơ "Viếng lăng Bác". Bài thơ là một nén hương tri
ân sâu sắc công ơn của Bác, thể hiện tấm lòng của những
người con đối với người Cha già của dân tộc Việt Nam.
I, Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm
Em biết gì về nhà thơ Viễn Phương và sự ra đời của bài thơ "Viếng lăng Bác"?
1. Tác giả
Viễn Phương là một trong những cây bút
xuất hiện sớm nhất của lực lượng văn
nghệ giải phóng ở miền Nam. Thơ Viễn
Phương thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm
và chất thơ mộng ngay trong hoàn cảnh
chiến đấu ác liệt ở chiến trường (Mắt
sáng học trò, Đám cưới giữa mùa xuân).
Bài thơ được viết trong không khí xúc động của
nhân dân lúc công trình lăng Chủ tịch Hồ Chí
Minh được hoàn thành sau khi giải phóng miền
Nam thống nhất đất nước, đồng bào miền Nam
Có thể thực hiện được mong ước viếng lăng Bác.
Tác giả cũng ở trong số những đồng bào, chiến
sĩ từ miền Nam sau giải phóng được ra viếng
Bác ở thủ đô Hà Nội. Bài thơ sau được phổ nhạc
thành một bài hát rất hay.
2. Tác phẩm
II, Đọc - Hiểu văn bản
1. Khổ thơ đầu
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão tấp mưa sa đứng thẳng hàng.
Em có ấn tượng gì về hàng tre trước cửa lăng?
Câu thơ đầu là một thông báo nhưng
Gợi ra tâm trạng xúc động của một
con người từ miền Nam xa xôi luôn
mong mỏi đến viếng lăng Bác.
Hình ảnh đầu tiên mà tác giả thấy được và là ấn tượng
đậm nét là hình ảnh hàng tre "bát ngát" trước cửa lăng.
Cây tre từ thưở Thánh Gióng đánh giặc, trải qua bao
đời gắn bó, gần gũi với đời sống người Việt Nam, nay
đã trở thành "cây tre Việt Nam"- biểu tượng cho sức
sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc: "Bão táp mưa sa
đứng thẳng hàng".
kết thúc bài thơ là hình ảnh "cây tre trung hiếu" khiến
cho bài thơ có kết cấu đầu cuối tương ứng, tô đậm thêm
hình ảnh đẹp của cây tre Việt Nam.
2. Khổ thơ thứ 2
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.
Tìm hiểu về nghệ thuật của khổ thơ và hãy cho biết
hiệu quả thẩm mĩ của những biện pháp nghệ thuật ấy?
Khổ thơ thứ 2 được tạo nên từ hai cặp câu với những
hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ sóng đôi.
Cặp trên: câu đầu là một hình ảnh thực, làm
nền cho hình ảnh ẩn dụ của câu sau xuất hiện:
Bác như "mặt trời" vĩ đại. Mặt trời của thiên
nhiên taọ hóa cũng như nghiêng mình trước
"mặt trời"- Bác. Câu thơ thể hiện sự tôn kính,
biết ơn sâu sắc của nhà thơ cũng như của toàn
thể nhân dân đối với Bác.
"Dòng người đi trong thương nhớ" hình ảnh thực, còn "kết tràng
hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân" là một ẩn dụ, hoán dụ đẹp
thể hiện tấm lòng thành kính của nhân dân ta. "Bảy mươi chín
mùa xuân" trong sáng Bác đã hiến dâng trọn vẹn cho tổ quốc này,
Bác thật vĩ đại biết bao! Ngày nối ngày, những dòng người bất
tận vẫn "đi trong thương nhớ" và "kết tràng hoa"
kính dâng lên Người.
3. Khổ thơ thứ 3
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim.
Hình ảnh vầng trăng sáng dịu hiền gợi cho em suy nghĩ
điều gì? Kết cấu "vẫn biết. mà sao" nói lên tâm trạng
gì của tác giả?
Hai câu thơ đầu diễn tả chính xác và tinh tế
sự yên tĩnh, trang nghiêm và ánh sáng dịu
nhẹ, trong trẻo của không gian trong lăng
Bác. Đồng thời hình ảnh vầng trăng dịu nhẹ
lại gợi nghĩ đến tâm hồn cao đẹp, sáng trong
và những vần thơ tràn đầy ánh trăng
của Người.
Câu thơ trên còn có thể hiểu hình ảnh Bác được ví như vầng trăng
dịu hiền. Trong tình yêu của nhân dân, Bác vừa là mặt trời, vầng
trăng lại cũng vừa là "trời xanh mãi mãi". Dùng những hình ảnh
đẹp, vĩnh hằng trong thiên nhiên để nói về sự bất tử của Bác là
một cách để nhà thơ bày tỏ sự ngưỡng vọng của mình. Tuy nhiên
"Vẫn biết. Mà sao nghe nhói ở trong tim". Kết cấu câu thơ đã
nói lên nỗi đau xót của nhà thơ trước một sự thật hiển hiện. Dù
vẫn tin Người đã hóa thành thiên nhiên nhưng tác giẩ không sao
tránh khỏi sự xúc động vô bờ khi vào đến trong lăng.
4. Khổ thơ thứ tư
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Mai về miền Nam nhớ Bác khôn nguôi
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
Cũng giống như nhà thơ Thanh Hải trong "Mùa
xuân nho nhỏ", Viễn Phương cũng mong được hóa thân
thành con chim, đóa hoa, cây tre. Những hình ảnh thiên
nhiên ấy gợi cho em suy nghĩ gì?
Khổ thơ thứ tư diễn tả tâm trạng lưu luyến của
nhà thơ muốn được ở mãi bên lăng Bác. Nhưng
nhà thơ cũng biết rằng đến lúc phải trở về miền
Nam và chỉ có thể gửi tấm lòng mình bằng cách
muốn hóa thân, hòa nhập vào những cảnh vật
ở bên lăng Bác.
Nhà thơ mong được làm con chim ca hót quanh lăng,
làm đóa hoa tỏa hương thơm ngát và làm một cây tre
trung hiếu- cây tre Việt Nam trước cửa lăng canh giữ
cho giấc ngủ bình yên của Người. Tất cả những hình
ảnh thiên nhiên ấy nhỏ bé nhưng là những hình ảnh
làm đẹp cho đời. Hơn hết, nhà thơ chỉ muốn hóa
thân vào đó để được ở bên, nâng niu, canh giữ giấc
ngủ của Người. Tất cả tình cảm kính yêu, biết ơn
của nhà thơ đã được gửi gắm qua ước nguyện chân
thành ấy.
Bốn khổ thơ khá cô đọng thể hiện niềm xúc động tràn đầy
và lớn lao trong lòng tác giả khi viếng lăng Bác. Hành trình
cuộc viếng lăng đi từ ngoài vào trong, sự xúc động của nhà
thơ theo đó cũng dâng tràn. Đến khi phải ra về, nhà thơ lưu
luyến khôn nguôi.
Nghệ thuật của bài thơ
Giọng điệu:
Cảm hứng bao trùm trong bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng,
thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót đau khi tác giả
từ miền Nam ra thăm viếng lăng Bác. Cảm hứng ấy đã chi phối
giọng điệu của bài thơ. Đó là giọng thành kính, trang nghiêm,
phù hợp với không khí thiêng liêng ở lăng. Giọng điệu này được
tạo nên bởi nhiều yếu tố: thể thơ, nhịp điệu của các câu thơ, từ
ngữ và hình ảnh.
2. Hình ảnh
Hình ảnh thơ trong bài có nhiều sáng tạo, kết hợp cả hình ảnh
thực, hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng. Hình ảnh ẩn dụ- biểu tượng
vừa quen thuộc, gần gũi với hình ảnh thực lại vừa sâu sắc, có
ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm.
3. Thể thơ và nhịp điệu
Thể thơ 8 chữ (nhưng có dòng có 7 hoặc 9 chữ). Cách gieo
vần trong từng khổ cũng không cố đinh, có khi liền, có khi
Cách.
Nhịp thơ chậm như những bước đi chầm chậm vào lăng thể
hiện sự trang nghiêm thành kính khi vào lăng. Khổ thơ cuối
nhịp hơi nhanh, điệp từ "muốn" nhấn mạnh hơn mong ước
tha thiết và nỗi lưu luyến của tác giả.
Qua những ấn tượng, cảm xúc của em trong lần viếng lăng Bác (hoặc những tư liệu mà em biết về Bác Hồ) hãy viết một đoạn văn ngắn thể hiện những cảm xúc ấy.
Sưu tầm những bài thơ, bài hát có cùng đề tài với bài "Viếng lăng Bác".
Tại lớp
Về nhà
III, Luyện tập
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Nhàn
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)