Bài 23. Viếng lăng Bác

Chia sẻ bởi Chu Thị Thu Trang | Ngày 08/05/2019 | 27

Chia sẻ tài liệu: Bài 23. Viếng lăng Bác thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

TRẦN HƯNG ĐẠO
NGỮ VĂN
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1. Đọc thuộc bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải? nêu ý nghĩa của bài thơ?
KIỂM TRA BÀI CŨ


BÀI THƠ MÙA XUÂN NHO NHỎ

Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ôi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.

Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao…

Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đát nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.

Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.

Mùa xuân- ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế.

- Như chúng ta đã biết, Hồ Chí Minh là vị cha già của dân tộc Việt Nam…Và sự ra đi của Người là một mất mát rất lớn đối với đất nước ta, dân tộc ta. Các em đã được biết có rất nhà văn, nhà thơ đã viết các tác phẩm với đề tài về Bác Hồ. Hôm nay cô sẽ giới thiệu đến với lớp học một tác phẩm nữa, đó là bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương.
C. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Giúp HS cảm nhận được niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết, thành kính của tác giả từ miền Nam vừa được giải phóng ra viếng lăng Bác Hồ.
- Thấy được những đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: Giọng điệu trang trọng và tha thiết phù hpựo với tâm trạng và cảm xúc, nhiều hình ảnh ẩn dụ có giá trị, súc tích và gơi cảm. Lời thơ dung dị mà cô đọng, giàu cảm xúc mà lắng đọng.
Tiết 27
VĂN BẢN: VIẾNG LĂNG BÁC
GIỚI THIỆU BÀI MỚI
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHÚ THÍCH.
1. Đọc bài thơ.
Con ở miềm Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dong người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.
Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quang lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
2. CHÚ THÍCH.
GV gọi HS đọc thông tin Sgk.
? Em hãy trình bày tóm tắt vài nét về tiểu sử cuộc đời của nhà thơ Viễn Phương?
Tác giả: Viễn Phương tên thật là Phan Thanh Viễn, sinh năm 1928, quê ở An Giang.
Các sáng tác tiêu biểu: Mắt sáng học trò, nhớ lời di chúc, như mây mùa xuân…
? Bài thơ Viếng lăng Bác được sáng tác vào năm nào?
TL: - Bài thơ Viếng lăng Bác được sáng tác năm 1976, rút từ tập thơ Như mây mùa xuân của tác giả.
? Bài thơ được làm theo thể thơ nào?
TL: Thể thơ tám chữ.
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT.
1. Khổ thơ thứ nhất.
? Khổ thơ thứ nhất được bắt đầu bằng câu thơ nào?
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
? Em có nhận xét gì về cách xưng hô trong câu thơ?
TL: Cách xưng hô: Con -> Lời xưng hô của con đối với cha mẹ.
Con, thăm -> Thể hiện tình cảm trân trọng, kính yêu đối với Bác.
? Ý nghĩa của lời xưng hô cho ta thấy tình cảm của tác giả đối với Bác như thế nào?
- Phân tích: Tác giả dùng ra thăm chứ không phải là ra viếng -> Con về thăm cha thăm nơi Bác ở -> Tình cảm tha thiết, thành kính, thiêng liêng.
? Tác giả bắt gặp ấn tượng đầu tiên khi về thăm lăng Bác là gì?
TL: Những hàng tre ngoài lăng Bác
? Tác giả tả cảnh hàng tre có gì đáng chú ý? Ý nghĩa của cách miêu tả đó?
TL: Hàng tre xanh màu đất nước -> Kiên cường bất khuất.
- Tả thực hàng tre mà liên tưởng, nhân hoá tượng trưng -> Thấy được tấm lòng của nhà thơ đối với Bác.
Phân tích: Hàng tre xanh xanh Việt Nam -> Ẩn dụ - Tre là biểu tượng của con người, đất nước Việt Nam.
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng -> Nhân hoá -> Hình ảnh cây tre được ví như dân tộc, con người Việt Nam bảo vệ giấc ngủ Bác.
2. Khổ thơ thứ hai.
? Trong khổ thơ thứ hai, nhà thơ nói về tình cảm của nhân dân đối với Bác. Ta có thể hiểu tình cảm đó như thế nào? Cách diễn đạt có gì độc đáo?
TL: Ngày ngày - Thời gian lặp lại khi mặt trời thực đi qua trên lăng.
Ngày ngày - Những dòng người nối nhau đi trong không gian đặc biêt: Thương nhớ.
Những tấm lòng đã kết thành hoa để dâng lên Bác -> Tình cảm giữa lãnh tụ và nhân dân.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
-> Ẩn dụ: Tôn kính công lao to lớn của Bác đã đem lại cuộc sống ấm no, hoà bình cho dân tộc Việt Nam.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
-> Ẩn dụ và điệp ngữ: Lòng biết ơn và lòng kính yêu chân thành của người Việt Nam đối với Bác.
3. Khổ thơ thứ ba.
? Trong khổ thơ, tác giả miêu tả điều gì?
TL: Miêu tả cảnh trong lăng Bác đang nằm ngủ trong lăng.
Bác nằm trong lăng giấcngủ bình yên
… Mà sao nghe nhói ở trong tim.
-> Ẩn dụ: Cảm xúc khi nhìn thấy Bác, khi đứng trước sự thật là Bác đã không còn nữa.
4. Khổ thơ thứ bốn.
? Trong khổ thơ cuối nhà thơ đã nêu lên những ước muốn gì của mình?
TL: Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim…
Muốn làm đoá hoa…
Muốn làm cây tre…
? Những ước muốn ấy thể hiện tình cảm như thế nào đối với Bác?
TL: Tình cảm thành kính, thiêng liêng của người con Nam Bộ đôí với Bác. Đây cũng là ước muốn của người Việt Nam với Bác.
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật của khổ thơ cuối này? Tác dụng của phép nghệ thuật ấy?
TL: Điệp ngữ: Muốn làm...Nhấn mạnh ý.
Điệp ngữ, liệt kê: Tâm trạng lưu luyến của tác giả không muốn rời xa Bác -> Nhấn mạnh niềm mong muốn mãnh liệt của tác giả: Muốn ở mãi bên Bác để bảo vệ, để tỏ lòng thành kính, biết ơn đối với Bác.
? Câu thơ cuối bài trở lại hình ảnh cây tre đã bổ sung thêm phương diện ý nghĩa gì nữa của hình ảnh cây tre Việt Nam?
HS thảo luận nhóm và nêu ra ý kiến. Sau đó GV bổ sung và chốt ý.
III. TỔNG KẾT.
? Em hãy nhận xét về sự thống nhất giữa nội dung tình cảm, cảm xúc được thể hiện trong bài thơ?
TL: Lòng thành kính, niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ nói riêng và của mọi người nói chung khi vào viếng lăng Bác.
? Các yếu tố nghệ thuật (Thể thơ, nhịp điệu, ngôn ngữ, hình ảnh) được sử dụng như thế nào trong bài thơ?
TL; Giọng điệu trang trọng, tha thiết, sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ, ngôn ngữ bình dị.
GV tổng kết về nội dung của bài và gọi HS đọc ghi nhớ ở Sgk trang 60.
GV giới thiệu thêm thông tin về tác phẩm: Bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương đã được nhạc sĩ Doãn Nho phổ nhạc thành bài hát cùng tên rất nổi tiếng và người thể hiện thành công nhất bài hát ấy là nghệ sĩ Nhân dân Thanh Hoa.
GV cho HS nghe bài hát Viếng lăng Bác do Bảo Yến trình bày đồng thời kết thúc bài học.
D. Dặn dò:
Về nhà học thuộc bài thơ.
Chuẩn bị bài cho tiết học sau: Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Chu Thị Thu Trang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)