Bài 23. Viếng lăng Bác
Chia sẻ bởi Huỳnh Đức Trường |
Ngày 08/05/2019 |
27
Chia sẻ tài liệu: Bài 23. Viếng lăng Bác thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Biên sọan:
Huỳnh Đức Trường
GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ
Môn: Ngữ Văn
MỤC TIÊU
Giúp học sinh:
Cảm nhận được niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết thành kính, vừa tự hào vừa đau xót của tác giả từ miền Nam vừa được giải phóng ra viếng lăng Bác.
Thấy được những đặc điểm nghệ thuật của bài thơ; giọng điệu trang trọng và tha thiết phù hợp với tâm trạng và cảm xúc, nhiều hình ảnh ẩn dụ có giá trị súc tích và gợi cảm. Lời thơ dung dị mà cô đúc, giàu cảm xúc mà lắng đọng.
CHUẨN BỊ
a/ Chuẩn bị của GV:
Chân dung Viễn Phương.
Giáo án.
SGK, Sách tham khảo.
Bài viết "Lời người con Miền Nam ra thăm cha già dân tộc"(Gs: Trần Đình Sử).
b/ Chuẩn bị của học sinh:
Soạn bài, tìm thêm tư liệu, hình ảnh liên quan đến văn bản.
3/ Câu nào sau đây nêu chính xác chủ đề bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ"?
a) Thể hiện sự cảm nhận tinh tế khi xuân về trên đất Huế.
b) Thể hiện ước nguyện chân thành được cống hiến cho đất nước.
c) Thể hiện tình yêu quê hương, đất nước của nhà thơ.
d) Thể hiện sự gắn bó với quê hương xứ Huế của nhà thơ.
Kiểm tra bài cũ
1/ "Mùa xuân nho nhỏ" được viết giống thể thơ của tác phẩm nào?
a) Đêm nay Bác không ngủ.
b) Đoàn thuyền đánh cá.
c) Bài thơ về tiểu đội xe không kính
d) Đồng chí.
2/ "Mùa xuân nho nhỏ" được nhà thơ Thanh Hải sáng tác trong những ngày cuối đời, điều đó giúp người đọc hiểu sâu sắc hơn về bài thơ.
A. Đúng. B. Sai.
Kiểm tra bài cũ
(Đáp án đúng)
1/ "Mùa xuân nho nhỏ" được viết giống thể thơ của tác phẩm nào?
a) Đêm nay Bác không ngủ.
2/ "Mùa xuân nho nhỏ" được nhà thơ Thanh Hải sáng tác trong những ngày cuối đời, điều đó giúp người đọc hiểu sâu sắc hơn về bài thơ.
A. Đúng
3/ Câu nào sau đây nêu chính xác chủ đề bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ"?
b) Thể hiện ước nguyện chân thành được cống hiến cho đất nước.
Câu hỏi:
a) Hình ảnh thứ nhất giới thiệu sự kiện gì?
b) Hình ảnh thứ hai giới thiệu phong cảnh nào? Ở đâu?
c) Với hình ảnh Bác Hồ và hình ảnh Hà Nội em có ước mơ gì khi đến Thủ Đô ?
Giới thiệu:
Cũng với mơ ước đo, một nhà thơ miền Nam khi được tham gia vào đoàn đại biểu đầu tiên từ miền Nam ra thăm Lăng Bác đã viết nên bài thơ dạt dào cảm xúc "Viếng Lăng Bác". Ngày hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu cảm xúc này của nhà thơ Viễn Phương.
Viễn Phương
VIẾNG LĂNG BÁC
Tìm hiểu:
1/. Tác giả:
Đầu tiên chúng ta sẽ giới thiệu sơ lược gì về tác giả?
Trong hai thời kì kháng chiến tác giả hoạt động ở đâu?
Sự nghiệp sáng tác của ông có gì nổi bật?
2/. Tác phẩm:
+ Nêu hoàn cảnh ra đời của Tác phẩm? Viết xong vào thời gian nào?
+ Bài thơ nằm trong tập thơ nào? Ra mắt bạn đọc vào năm nào?
* Ông tên thật là Phan Thanh Viễn, sinh năm1928, mất 21/12/2005, quê ở Tỉnh An Giang.
Trong hai cuộc kháng chiến kháng Pháp và chống Mỹ ông hoạt động ở Nam bộ.
Ông là một trong những cây bút có mặt sớm nhất trong lực lượng văn nghệ giải phóng ở Miền Nam.
Chấm dứt chiến tranh, đất nước thống nhất, Lăng Bác khánh thành, Tác giả vào Lăng viếng Bác đã viết nên bài thơ này (4/1976).
Tập thơ "Như mây mùa xuân" (1978).
Hướng dẫn cách đọc:
Với bài thơ này chúng ta đọc với giọng thành kính, xúc động, chậm rãi, ngày càng dâng cao niềm xúc cảm, có đoạn lắng sâu, đoạn cuối tha thiết.
VIẾNG LĂNG BÁC (Viễn Phương)
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
---oOo---
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!
---oOo---
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
4 - 1976
(Viễn Phương, trong Thơ Việt Nam 1945 - 1985 Sđd)
Tìm hiểu: (Thể loại - Bố cục)
Bài thơ được viết theo thể loại nào? Cách gieo vần trong bài thơ ra sao?
Theo em bài thơ được chia làm mấy phần? Mỗi phần nêu lên ý gì?
Thơ tám chữ xen với khổ thơ bảy chữ. Vần được gieo theo vần chân - liền.
Chia làm 4 đoạn:
+ Đoạn 1: (khổ 1) Cảnh bên ngoài Lăng vào buổi sáng sớm.
+ Đoạn 2: (khổ 2) Cảnh đoàn người đến viếng Bác.
+ Đoạn 3: (khổ 3) Cảnh bên trong Lăng, cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước Bác.
+ Đoạn 4: (khổ 4) Tâm nguyện của tác giả trước lúc rời xa Bác.
Phân tích: ( Thảo luận nhóm)
Nhóm 1: Em có nhận xét gì về khổ thơ đầu?(Câu thơ đầu, thời gian, Hình ảnh "Hàng tre"- thành ngữ nói lên sức sống như thế nào của người Việt Nam?).
Nhóm 2: Khổ 2 sử dụng gồm những biện pháp nghệ thuật nào? "Ngày ngày"? "Mặt trời"? "79 mùa xuân"? ngụ ý tác giả là gì?
Nhóm 3: Kết cấu câu thơ trong khổ? "Ngủ" được hiểu thế nào? Chỉ hoạt động gì của con người? Được thiên nhiên ủng hộ thế nào? "Nhói" khiến người đọc trở về sự thật như thế nào?
Nhóm 4: Câu thơ đầu? Điệp từ? Khẳng định điều gì? "Cây tre trung hiếu" được hiểu thế nào? Tại sao tác giả lại tâm niệm như thế?
Kết luận
1/. Cảnh bên ngoài Lăng vào buổi sáng sớm. (khổ 1)
? Câu thơ đầu như một lời nói chứa đựng sự xúc động của người "con" miền Nam được ra thăm Bác.
Thời gian: buổi sớm.
Hàng tre: gần gũi, tượng trưng cho con người Việt Nam.
"Bão táp mưa sa": thiên tai, khó khăn => Cả câu thơ ý nói sức sống mạnh mẽ không ngừng vươn lên của dân tộc.
2/. Cảnh đoàn người đến viếng Bác. (khổ 2)
+ "Ngày ngày" -> Điệp từ diễn tả hoạt động được lặp lại thường xuyên, không bao giờ dứt.
+ "Mặt trời": (ẩn dụ) ngầm ví với Bác Hồ.
+ "79 mùa xuân": chỉ tuổi thọ của Bác.
=> Cả khổ thơ chỉ tình cảm ấm áp của Bác với nhân dân và tình thương, lòng yêu mến của nhân dân dành cho Bác.
Kết luận
3/. Cảnh bên trong Lăng, cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước Bác: (khổ 3)
Khổ thơ 7 tiếng diễn tả đặc biệt, vì góc nhìn của tác giả bấy giờ đang ở trong Lăng gặp Bác.
"Ngủ": trạng thái nghỉ ngơi của con người sau một ngày vất vả.
"Vầng trăng": chỉ sự thanh bình -> giấc ngủ của Bác được thiên nhiên ủng hộ (cách nói cho dịu nỗi đau mất mát).
"Nhói": Thực tại => Bác còn sống mãi trong lòng người dân.
4/. Tâm nguyện của tác giả trước lúc rời xa Bác: (khổ 4)
+ Câu thơ đầu một lời nói bình thường lại tràn đầy cảm xúc "Thương trào nước mắt".
+ Điệp tư: "muốn làm" khẳng định thái độ thành kính, hiến dâng.
"Cây tre trung hiếu" :hình ảnh đẹp gợi lên ý tưởng phục vụ, quyết tâm, toàn ý trung thành với Bác, với nhân dân, với Đảng.
=> Khổ thơ cuối chính là tâm niệm chân thành, thủy chung của tác giả muốn dâng lên Bác nói riêng và đất nước nói chung.
Tổng Kết:
Chủ đề tư tưởng của bài thơ này là gì? Đây có phải chỉ là tình cảm riêng của tác giả Viễn phương hay còn là tình cảm của ai?
Về nghệ thuật bài thơ có những đặc sắc gì?
* Bài thơ thể hiện niềm xúc động tràn đầy và lớn lao, tình cảm thành kính, sâu sắc và cảm động của tác giả - cũng là cảm xúc của chung đồng bào miền Nam khi viếng Lăng Bác.
@ Bài thơ có giọng điệu trang trọng và tha thiết, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, ngôn ngữ bình dị mà cô đúc.
Những hình ảnh dưới đây khiến cho em nhớ đến những khổ thơ nào? Thử đọc một vài câu thơ tương ứng tạm với hình bên dưới.
Hình ảnh này khiến em nhớ đến di tích nào của Tỉnh Trà Vinh chúng ta? Ở đâu? Em cảm thấy tự hào về điều gì?
GIỚI THIỆU
Ngoài ra bài thơ rất giàu nhạc tính, nhạc sĩ Hoàng Hiệp đã phổ thành bài nhạc cùng tên. Chúng ta vừa nghe vừa hình dung lại toàn bộ bài thơ qua giọng ca của ca sĩ Thanh Thúy.
Dặn dò:
Học thuộc lòng bài thơ - Ghi nhớ.
Viết một đoạn văn có dẫn chứng nói về ý nghĩa hình ảnh "Hàng tre" gắn liền với con người Việt Nam.
Chuẩn bị bài thơ "Sang Thu" của nhà thơ Hữu Thỉnh, bài thơ giúp ta cảm nhận được điều gì ở buổi giao mùa miền Bắc.
Nhận xét tiết dạy.
Huỳnh Đức Trường
GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ
Môn: Ngữ Văn
MỤC TIÊU
Giúp học sinh:
Cảm nhận được niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết thành kính, vừa tự hào vừa đau xót của tác giả từ miền Nam vừa được giải phóng ra viếng lăng Bác.
Thấy được những đặc điểm nghệ thuật của bài thơ; giọng điệu trang trọng và tha thiết phù hợp với tâm trạng và cảm xúc, nhiều hình ảnh ẩn dụ có giá trị súc tích và gợi cảm. Lời thơ dung dị mà cô đúc, giàu cảm xúc mà lắng đọng.
CHUẨN BỊ
a/ Chuẩn bị của GV:
Chân dung Viễn Phương.
Giáo án.
SGK, Sách tham khảo.
Bài viết "Lời người con Miền Nam ra thăm cha già dân tộc"(Gs: Trần Đình Sử).
b/ Chuẩn bị của học sinh:
Soạn bài, tìm thêm tư liệu, hình ảnh liên quan đến văn bản.
3/ Câu nào sau đây nêu chính xác chủ đề bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ"?
a) Thể hiện sự cảm nhận tinh tế khi xuân về trên đất Huế.
b) Thể hiện ước nguyện chân thành được cống hiến cho đất nước.
c) Thể hiện tình yêu quê hương, đất nước của nhà thơ.
d) Thể hiện sự gắn bó với quê hương xứ Huế của nhà thơ.
Kiểm tra bài cũ
1/ "Mùa xuân nho nhỏ" được viết giống thể thơ của tác phẩm nào?
a) Đêm nay Bác không ngủ.
b) Đoàn thuyền đánh cá.
c) Bài thơ về tiểu đội xe không kính
d) Đồng chí.
2/ "Mùa xuân nho nhỏ" được nhà thơ Thanh Hải sáng tác trong những ngày cuối đời, điều đó giúp người đọc hiểu sâu sắc hơn về bài thơ.
A. Đúng. B. Sai.
Kiểm tra bài cũ
(Đáp án đúng)
1/ "Mùa xuân nho nhỏ" được viết giống thể thơ của tác phẩm nào?
a) Đêm nay Bác không ngủ.
2/ "Mùa xuân nho nhỏ" được nhà thơ Thanh Hải sáng tác trong những ngày cuối đời, điều đó giúp người đọc hiểu sâu sắc hơn về bài thơ.
A. Đúng
3/ Câu nào sau đây nêu chính xác chủ đề bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ"?
b) Thể hiện ước nguyện chân thành được cống hiến cho đất nước.
Câu hỏi:
a) Hình ảnh thứ nhất giới thiệu sự kiện gì?
b) Hình ảnh thứ hai giới thiệu phong cảnh nào? Ở đâu?
c) Với hình ảnh Bác Hồ và hình ảnh Hà Nội em có ước mơ gì khi đến Thủ Đô ?
Giới thiệu:
Cũng với mơ ước đo, một nhà thơ miền Nam khi được tham gia vào đoàn đại biểu đầu tiên từ miền Nam ra thăm Lăng Bác đã viết nên bài thơ dạt dào cảm xúc "Viếng Lăng Bác". Ngày hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu cảm xúc này của nhà thơ Viễn Phương.
Viễn Phương
VIẾNG LĂNG BÁC
Tìm hiểu:
1/. Tác giả:
Đầu tiên chúng ta sẽ giới thiệu sơ lược gì về tác giả?
Trong hai thời kì kháng chiến tác giả hoạt động ở đâu?
Sự nghiệp sáng tác của ông có gì nổi bật?
2/. Tác phẩm:
+ Nêu hoàn cảnh ra đời của Tác phẩm? Viết xong vào thời gian nào?
+ Bài thơ nằm trong tập thơ nào? Ra mắt bạn đọc vào năm nào?
* Ông tên thật là Phan Thanh Viễn, sinh năm1928, mất 21/12/2005, quê ở Tỉnh An Giang.
Trong hai cuộc kháng chiến kháng Pháp và chống Mỹ ông hoạt động ở Nam bộ.
Ông là một trong những cây bút có mặt sớm nhất trong lực lượng văn nghệ giải phóng ở Miền Nam.
Chấm dứt chiến tranh, đất nước thống nhất, Lăng Bác khánh thành, Tác giả vào Lăng viếng Bác đã viết nên bài thơ này (4/1976).
Tập thơ "Như mây mùa xuân" (1978).
Hướng dẫn cách đọc:
Với bài thơ này chúng ta đọc với giọng thành kính, xúc động, chậm rãi, ngày càng dâng cao niềm xúc cảm, có đoạn lắng sâu, đoạn cuối tha thiết.
VIẾNG LĂNG BÁC (Viễn Phương)
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
---oOo---
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!
---oOo---
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
4 - 1976
(Viễn Phương, trong Thơ Việt Nam 1945 - 1985 Sđd)
Tìm hiểu: (Thể loại - Bố cục)
Bài thơ được viết theo thể loại nào? Cách gieo vần trong bài thơ ra sao?
Theo em bài thơ được chia làm mấy phần? Mỗi phần nêu lên ý gì?
Thơ tám chữ xen với khổ thơ bảy chữ. Vần được gieo theo vần chân - liền.
Chia làm 4 đoạn:
+ Đoạn 1: (khổ 1) Cảnh bên ngoài Lăng vào buổi sáng sớm.
+ Đoạn 2: (khổ 2) Cảnh đoàn người đến viếng Bác.
+ Đoạn 3: (khổ 3) Cảnh bên trong Lăng, cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước Bác.
+ Đoạn 4: (khổ 4) Tâm nguyện của tác giả trước lúc rời xa Bác.
Phân tích: ( Thảo luận nhóm)
Nhóm 1: Em có nhận xét gì về khổ thơ đầu?(Câu thơ đầu, thời gian, Hình ảnh "Hàng tre"- thành ngữ nói lên sức sống như thế nào của người Việt Nam?).
Nhóm 2: Khổ 2 sử dụng gồm những biện pháp nghệ thuật nào? "Ngày ngày"? "Mặt trời"? "79 mùa xuân"? ngụ ý tác giả là gì?
Nhóm 3: Kết cấu câu thơ trong khổ? "Ngủ" được hiểu thế nào? Chỉ hoạt động gì của con người? Được thiên nhiên ủng hộ thế nào? "Nhói" khiến người đọc trở về sự thật như thế nào?
Nhóm 4: Câu thơ đầu? Điệp từ? Khẳng định điều gì? "Cây tre trung hiếu" được hiểu thế nào? Tại sao tác giả lại tâm niệm như thế?
Kết luận
1/. Cảnh bên ngoài Lăng vào buổi sáng sớm. (khổ 1)
? Câu thơ đầu như một lời nói chứa đựng sự xúc động của người "con" miền Nam được ra thăm Bác.
Thời gian: buổi sớm.
Hàng tre: gần gũi, tượng trưng cho con người Việt Nam.
"Bão táp mưa sa": thiên tai, khó khăn => Cả câu thơ ý nói sức sống mạnh mẽ không ngừng vươn lên của dân tộc.
2/. Cảnh đoàn người đến viếng Bác. (khổ 2)
+ "Ngày ngày" -> Điệp từ diễn tả hoạt động được lặp lại thường xuyên, không bao giờ dứt.
+ "Mặt trời": (ẩn dụ) ngầm ví với Bác Hồ.
+ "79 mùa xuân": chỉ tuổi thọ của Bác.
=> Cả khổ thơ chỉ tình cảm ấm áp của Bác với nhân dân và tình thương, lòng yêu mến của nhân dân dành cho Bác.
Kết luận
3/. Cảnh bên trong Lăng, cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước Bác: (khổ 3)
Khổ thơ 7 tiếng diễn tả đặc biệt, vì góc nhìn của tác giả bấy giờ đang ở trong Lăng gặp Bác.
"Ngủ": trạng thái nghỉ ngơi của con người sau một ngày vất vả.
"Vầng trăng": chỉ sự thanh bình -> giấc ngủ của Bác được thiên nhiên ủng hộ (cách nói cho dịu nỗi đau mất mát).
"Nhói": Thực tại => Bác còn sống mãi trong lòng người dân.
4/. Tâm nguyện của tác giả trước lúc rời xa Bác: (khổ 4)
+ Câu thơ đầu một lời nói bình thường lại tràn đầy cảm xúc "Thương trào nước mắt".
+ Điệp tư: "muốn làm" khẳng định thái độ thành kính, hiến dâng.
"Cây tre trung hiếu" :hình ảnh đẹp gợi lên ý tưởng phục vụ, quyết tâm, toàn ý trung thành với Bác, với nhân dân, với Đảng.
=> Khổ thơ cuối chính là tâm niệm chân thành, thủy chung của tác giả muốn dâng lên Bác nói riêng và đất nước nói chung.
Tổng Kết:
Chủ đề tư tưởng của bài thơ này là gì? Đây có phải chỉ là tình cảm riêng của tác giả Viễn phương hay còn là tình cảm của ai?
Về nghệ thuật bài thơ có những đặc sắc gì?
* Bài thơ thể hiện niềm xúc động tràn đầy và lớn lao, tình cảm thành kính, sâu sắc và cảm động của tác giả - cũng là cảm xúc của chung đồng bào miền Nam khi viếng Lăng Bác.
@ Bài thơ có giọng điệu trang trọng và tha thiết, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, ngôn ngữ bình dị mà cô đúc.
Những hình ảnh dưới đây khiến cho em nhớ đến những khổ thơ nào? Thử đọc một vài câu thơ tương ứng tạm với hình bên dưới.
Hình ảnh này khiến em nhớ đến di tích nào của Tỉnh Trà Vinh chúng ta? Ở đâu? Em cảm thấy tự hào về điều gì?
GIỚI THIỆU
Ngoài ra bài thơ rất giàu nhạc tính, nhạc sĩ Hoàng Hiệp đã phổ thành bài nhạc cùng tên. Chúng ta vừa nghe vừa hình dung lại toàn bộ bài thơ qua giọng ca của ca sĩ Thanh Thúy.
Dặn dò:
Học thuộc lòng bài thơ - Ghi nhớ.
Viết một đoạn văn có dẫn chứng nói về ý nghĩa hình ảnh "Hàng tre" gắn liền với con người Việt Nam.
Chuẩn bị bài thơ "Sang Thu" của nhà thơ Hữu Thỉnh, bài thơ giúp ta cảm nhận được điều gì ở buổi giao mùa miền Bắc.
Nhận xét tiết dạy.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Huỳnh Đức Trường
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)