Bài 23. Viếng lăng Bác

Chia sẻ bởi Minh Tung Pham | Ngày 07/05/2019 | 26

Chia sẻ tài liệu: Bài 23. Viếng lăng Bác thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Nhiệt liệt chào mừng quý thầy cô về dự giờ lớp 9D
Kiểm tra bài cũ
* Câu hỏi:
Qua bài thơ“Mùa xuân nho nhỏ” nhà thơ Thanh Hải muốn gửi gắm tâm niệm gì ?
* Đáp án:
Khát vọng được hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước.
- Là cây bút xuất hiện sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước
-Trong thời kì kháng chiến chống pháp và chống Mĩ ông hoạt động ở Nam bộ.
- Thơ ông nhỏ nhẹ, giàu tình cảm và chất mơ mộng ngay trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt.
Văn bản: VIẾNG LĂNG BÁC

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!

Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

Viễn Phương
Thảo luận (2’)
Bài thơ gồm mấy phần? cho biết nội dung từng phần? 
Bố cục: 3 phần
Hai khổ thơ đầu: Cảm xúc trước lăng Bác
Khổ thứ ba: Cảm xúc trong lăng Bác
Khổ thứ tư: Cảm xúc khi rời lăng Bác
=> Bố cục chặt chẽ theo trình tự thời gian của cuộc viếng lăng
Văn bản: VIẾNG LĂNG BÁC

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!

Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

Viễn Phương
Nghệ thuật:
+ Ẩn dụ tượng trưng
+ Tính từ
+ Thành ngữ
+ Từ cảm thán
+ Động từ
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
Thảo luận (2’)
Hình ảnh hàng tre biểu tượng cho điều gì? Em hãy phân tích hình ảnh biểu tượng đó?
- Hàng tre là biểu tượng của sức sống bền bỉ kiên cường ,mãnh liệt của dân tộc
- Tượng trưng cho vẻ đẹp hiền hậu đức tính đoàn kết, hiên ngang bất khuất của con người Việt Nam
- Hình ảnh hàng tre xanh như những con người Việt Nam luôn đứng bên Bác, xung quanh lăng Bác. Biểu tượng dân tộc tập trung quanh lăng, khiến lăng Bác gần gũi thân thuộc.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
(Hình ảnh thực)
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
(Hình ảnh ẩn dụ)
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
(Hình ảnh thực)
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
(Hình ảnh ẩn dụ đẹp và sáng tạo)
Nghệ thuật: - Điệp từ
- Hoán dụ
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Ẩn dụ
Mà sao nghe nhói ở trong tim!
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
THẢO LUẬN NHÓM (2’)
Tại sao tác giả lại muốn hóa thân làm “con chim, đoá hoa, cây tre”?
Tác giả chọn những hình ảnh đó là vì chúng là những hình ảnh nhỏ bé nhưng rất hữu ích làm đẹp cho đời.
+ Bác Hồ là người yêu thiên nhiên tác giả muốn làm con chim cất tiếng hát cho Bác được vui.
+ Làm đoá hoa toả hương thơm ngát thanh cao nơi Bác yên nghỉ.
+ Làm cây tre trung hiếu nhập vào hàng tre bát ngát nơi lăng Bác để bảo vệ Bác và làm một con người bình dị trung với nước, hiếu với dân để noi gương cuộc đời Bác.
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
- Điệp ngữ
- Miêu tả kết hợp với biểu cảm
- Nhân hóa: Cây tre trung hiếu
1. Nghệ thuật:
Giọng điệu trang trọng và tha thiết
Hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm
- Ngôn ngữ bình dị mà cô đúc.
2. Nội dung:
- Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác.

Bài thơ “Viếng lăng Bác” có nội dung:
A. Khắc hoạ hình ảnh cây tre Việt Nam.
B. Ca ngợi sự vĩ đại của Bác Hồ.
C. Lòng thành kính, niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ, của mọi người khi vào lăng viếng Bác.
D. Mong ước được gần Bác.
Bài tập:
Tiết học của chúng ta đến đây là kết thúc
Kính chúc các thầy cô mạnh khỏe
Chúc các em học giỏi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Minh Tung Pham
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)