Bài 23. Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà

Chia sẻ bởi nguyễn thị phượng | Ngày 25/04/2019 | 27

Chia sẻ tài liệu: Bài 23. Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thuộc Lịch sử 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT TRẢNG BÀNG
TRƯỜNG THCS BÌNH THẠNH
KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ CÙNG CÁC EM HỌC SINH
KIỂM TRA MIỆNG
1.Trình bày diễn biến cao trào kháng Nhật cứu nước ? ( 8 đ )
2.Kể tên các tỉnh giành chính quyền sớm nhất trong cả nước tháng 8 năm 1945 .(2đ )
*Đáp án :
1. - Từ giữa tháng 3/1945, cách mạng đã chuyển sang cao trào đấu tranh vũ trang và những cuộc khởi nghĩa từng phần .Ở căn cứ địa Cao, Bắc, Lạng nhiều châu, xã, huyện được giải phóng . (2đ )
-15/4/1945, Hội nghị quân sự CM Bắc Kì họp quyết định : (1đ )
+ Thống nhất các lực lượng vũ trang thành VN giải phóng quân . (1đ )
+ Thành lập UB quân sự CM Bắc Kì . (1đ )
+ Thành lập khu giải phóng Việt Bắc ( 4/6/1945 ) (1đ )
-Khẩu hiệu : “ Phá kho thóc , giải quyết nạn đói ” đã dấy lên phong trào đánh chiếm kho thóc của Nhật chia cho dân nghèo . Không khí khởi nghĩa sục sôi trong cả nước . (2đ )
2.Bốn tỉnh giành được chính quyền sớm nhất trong cả nước :Bắc Giang ,Hải Dương , Hà Tĩnh , Quảng Nam.
BÀI 23 - TIẾT 29
TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM NĂM 1945 VÀ SỰ THÀNH LẬP NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA.
I- Lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố:
Hãy cho biết Đảng ta ban bố lệnh tổng khởi nghĩa trong hoàn cảnh nào?
+ Thế Giới ?
+ Trong nước ?
Đại diện Bộ Tổng tư lệnh Hồng quân Liên Xô trong buổi lễ tiếp nhận đầu hàng không điều kiện của quân đội Đức tháng 5/1945.
4/19/2014
7
Tướng Mĩ Douglas Mac Arthur ký nhận đầu hàng vô điều kiện của Nhật. (Tháng 8/1945)
4/19/2014
8
I- Lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố.
* Thế giới :
- Chiến tranh thế giới lần thứ 2 ở giai đoạn cuối : Phát xít Nhật đầu hàng đồng minh vô điều kiện (14/8/1945).
*Trong nước :
- Quân Nhật hoang mang ,dao động cực độ.

Nêu nội dung Hội nghị toàn quốc.
- Từ ngày 14 15/8/1945, Đảng ta họp hội nghị toàn quốc ở Tân Trào ( Tuyên Quang ) quyết định phát động tổng khởi nghĩa , giành chính quyền trước khi đồng minh vào nước ta.UÛy ban khôûi nghóa toaøn quoác ñöôïc thaønh laäp vaø ra Quaân leänh soá 1 keâu goïi toaøn daân noåi daäy.
Đại hội quốc dân đã quyết định vấn đề gì ?
- Ngày 16/8/1945, đại hội Quốc Dân Tân Trào tán thành quyết định khởi nghĩa của Đảng , lập Uỷ ban Dân tộc giải phóng (Chính phủ Lâm thời sau này ). Sau đó , Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi đồng bào cả nước nổi dậy khởi nghĩa .
Cây đa Tân Trào, mái đình Hồng Thái (Tuyên Quang)
Bản đồ
Tổng khởi nghĩa
tháng 8/1945
Tân Trào
Thư của Bác Hồ gởi đồng bào cả nước kêu gọi nổi dậy Tổng khởi nghĩa giành quyền.
Chủ tịch Hồ Chí Minh CT-UB khởi nghĩa
Võ Nguyên Giáp
II- Giành chính quyền ở Hà Nội:
Bản đồ
Tổng khởi nghĩa
tháng 8/1945
Không khí cách mạng ở Hà Nội như thế nào ngay sau khi Nhật đảo chính Pháp ?
- Ngay sau khi Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945), không khí cách mạng ở Hà Nội rất sôi động .Các đội tuyên truyền xung phong của Việt Minh hoạt động khắp thành phố.
Diễn biến cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở thủ đô Hà Nội ?
- 15/8/1945, Việt Minh đã diễn thuyết ở ba rạp hát trong thành phố .
- Ngày 16/8/1945, truyền đơn kêu gọi khởi nghĩa xuất hiện khắp mọi nơi , chính phủ bù nhìn lung lay đến tận gốc .
-19/8/1945, Mít tinh tại quảng trường Nhà hát lớn thành phố biến thành cuộc biểu tình, đánh chiếm các công sở chính quyền địch , khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội .
Mít tinh tại Nhà hát lớn Hà Nội (19/8/1945)
Quần chúng tấn công phủ Khâm sai(Bắc Bộ phủ) 19/8/1945
Nhạc sĩ VĂN CAO
(1923-1995)
III- Giành chính quyền trong cả nước:
Kể tên các tỉnh giành chính quyền sớm nhất trong cả nước tháng 8 năm 1945.
Từ ngày 14/8/1945 đến 18/8/1945,bốn tỉnh giành chính quyền sớm nhất trong cả nước : Bắc Giang , Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.
Tổng khởi nghĩa Tháng 8/1945 thắng lợi trong cả nước.
Quần chúng giành chính quyền ở Huế (23/8/1945).
Quần chúng giành chính quyền tại Sài Gòn.
(25/8/1945)
NGỌ MÔN (HUẾ)
Quốc Ấn của nhà Nguyễn
-Đến ngày 28/8/1945 Tổng khởi nghĩa thắng lợi trong cả nước.
-2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên Ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình khai sinh Nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà ra đời.
IV-Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thành công của Cách mạng Tháng Tám:
THẢO LUẬN NHÓM
Nhóm1 :Đối với trong nước có ý nghĩa lịch sử như thế nào ?
Nhóm2:Đối với thế giới có ý nghĩa lịch sử như thế nào ?
Nhóm3:Trình bày nguyên nhân chủ quan của thắng lợi CMT8/1945 .
Nhóm4:Trình bày nguyên nhân khách quan của thắng lợi CMT8/1945 .
1.Ý nghĩa lịch sử :
Thế giới :
- Cổ vũ nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc , góp phần củng cố hòa bình ở khu vực Đông Nam Á nói riêng và trên toàn thế giới nói chung ..
Trong nước :
- Cách mạng tháng Tám là sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc , phá tan hai xiềng xích nô lệ Nhật – Pháp , lật đổ ngai vàng phong kiến lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa , đưa nước ta trở thành một nước độc lập , mở ra kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc : kỉ nguyên độc lập tự do.
2.Nguyên nhân thắng lợi:
Khách quan :
- Điều kiện quốc tế thuận lợi , Liên Xô và các nước đồng minh đánh bại phát xít Đức - Nhật.
Chủ quan :
-Dân tộc ta có truyền thống yêu nước sâu sắc , khi có Đảng cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh phất cao ngọn cờ cứu nước thì được mọi người hưởng ứng .
-Có khối liên minh công nông vững chắc , tập hợp được mọi lực lượng yêu nước trong Mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi.
TỔNG KẾT
1/ CMT8 giành thắng lợi đầu tiên ở :
A. Hà Nội
B. Huế
C. Sài Gòn
D. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam
2/ CMT 8 diễn ra trong vòng :
A. 1 tháng
B. 2 tháng
C. 15 ngày
D. 20 ngày
3/ CMT8/1945 thành công được đánh dấu bằng sự kiện trọng đại nào?
A.Mít tinh ở quảng trường Nhà hát lớn Hà Nội.(19/8)
B.Vua Bảo Đại thoái vị. (30/8)
C.Giành chính quyền ở Sài Gòn.(25/8)
D. Hồ Chủ tịch đọc Tuyên Ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. (2/9/1945)
Dùng lược đồ xác định 3 địa phương lôùn đã giành được chính quyền trong cách mạng tháng Tám 1945 ở cả nước .
HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
Đối với tiết học này :
+ Ôn bài và học bài
+Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
Đối với tiết học sau :Lịch sử địa phương Tây Ninh.
“Cuộc đấu tranh của nhân dân Tây Ninh trong giai đoạn 1930 - 1945”
Chân thành cảm ơn quý thầy cô
và các em học sinh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: nguyễn thị phượng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)