Bài 23. Thực hành: Tính chất hoá học của nhôm và sắt

Chia sẻ bởi Hoàng Thành Chung | Ngày 30/04/2019 | 30

Chia sẻ tài liệu: Bài 23. Thực hành: Tính chất hoá học của nhôm và sắt thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

Tiết 29-Bài 23 : Thực hành :
Tính chất hoá học của nhôm và sắt
Nêu tính chất hoá học chung của kim loại
*Mục tiêu của bài thực hành:
- Tiến hành thí nghiệm của nhôm và sắt giúp khắc sâu kiến thức hoá học của nhôm và sắt. Phân biệt được nhôm và sắt.
-Rèn kỹ năng lắp giáp dụng cụ, quan sát, giải thích hiện tượng, viết phương trình hoá học. Tinh thần hợp tác nhóm. Rèn kỹ năng viết tường trình thực hành.
* Nội dung :
1. Thí nghiệm 1: Tác dụng của nhôm với oxi.
2. Thí nghiệm 2: Tác dụng của sắt với lưu huỳnh.
3.Thí nghiệm 3: Nhận biết kim loại Al và Fe
Tiết 29-Bài 23 : Thực hành :
Tính chất hoá học của nhôm và sắt
Báo cáo kết quả thực hành bài số ........

Họ và tên :....................................
Nhóm :........
Lớp :........
Kết quả đánh giá của giáo viên
Nhận xét của giáo.........................
................................ .
I-Tiến hành thí nghiệm:
1. Thí nghiệm 1:Tác dụng của nhôm với oxi
* Mục tiêu: -Củng cố tính chất hoá học của kim loại (Kim loại tác dụng với oxi tạo oxit bazơ )
- Rèn kỹ năng làm thí nghiệm thực hành, quan sát, giải thích ,viết PTHH.
Dụng cụ, hoá chất:
- Mảnh bìa , đèn cồn.
-Bột nhôm
Tiết 29-Bài 23 : Thực hành :
Tính chất hoá học của nhôm và sắt
I-Tiến hành thí nghiệm:
1. Thí nghiệm 1:Tác dụng của nhôm với oxi
Tiến hành thí nghiệm
- Lấy khoảng 1/ 2 thìa con bột nhôm vào tờ bìa. Gõ nhẹ tờ bìa cho bột nhôm rơi xuống ngọn lửa đèn cồn
-Quan sát hiện tượng xảy ra, giải thích,viết PTHH.
Cho biết vai trò của nhôm trong phản ứng.
*Lưu ý: Gõ nhẹ để bột nhôm rơi đều và từ từ trên ngọn lửa đèn cồn. Điều chỉnh khoảng cách từ tờ bìa đến ngọn lửa để bột nhôm rơi vào ngọn lửa, nhưng không được để bột nhôm rơi vào bấc đèn cồn. Tránh bột nhôm bay vào mắt.
Tiết 29-Bài 23 : Thực hành :
Tính chất hoá học của nhôm và sắt
I-Tiến hành thí nghiệm:
1. Thí nghiệm 1:Tác dụng của nhôm với oxi
Tiết 29-Bài 23 : Thực hành :
Tính chất hoá học của nhôm và sắt
2. Thí nghiệm 2: Tác dụng của sắt với lưu huỳnh
-Hiện tượng: Có những hạt lóe sáng do bột nhôm tác dụng với oxi không khí tạo thành chất rắn màu trắng(Al2O3), phản ứng toả nhiều nhiệt.
Dụng cụ, hoá chất:
Giá thí nghiệm, ống nghiệm,đũa thuỷ tinh, đèn cồn ,bột lưu huỳnh,bột sắt.
Tiến hành thí nghiệm 2:
-Lấy 1 thìa nhỏ hỗn hợp gồm mFe:mS=7: 4 cho vào ống nghiệm.Đun ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn(H 2.20),khi có đốm sáng rực xuất hiện thì bỏ đèn cồn ra.
-Quan sát hiện tượng,cho biết màu sắc của sắt, lưu huỳnh,hỗn hợp (Fe+S) và chất tạo thành sau phản ứng. Giải thích ,viết PTHH.
-Hiện tượng: Sắt tác dụng với lưu huỳnh, hỗn hợp cháy nóng đỏ, thu được chất rắn màu đen(FeS), phản ứng toả nhiều nhiệt.
Mục tiêu:
- Củng cố tính chất hoá học về kim loại lưỡng tính,rèn kỹ năng làm bài tập nhận biết các chất bằng phương pháp hoá học.
- Rèn kỹ năng làm thí nghiệm, quan sát, giải thích , viết PTHH.
3.Thí nghiệm 3: Nhận biết mỗi kim loại Al, Fe được đựng trong hai lọ không dán nhãn
3.Thí nghiệm 3: Nhận biết mỗi kim loại Al, Fe được đựng trong hai lọ không dán nhãn
Nêu cách nhận biết hai kim loại Al,Fe dạng bột đựng trong hai lọ riêng biệt bị mất nhãn(dựa vào phản ứng đặc trưng của 2 kim loại)
Khi cho bột mỗi kim loại tác dụng với dung dịch NaOH, chỉ có Al phản ứng, giải phóng H2, Fe không có hiện tượng gì.
Dụng cụ, hoá chất:
-Giá ống nghiệm, 2 ống nghiệm, đũa thuỷ tinh,ống hút
Bột kim loại Al, Fe trong hai lọ riêng rẽ mất nhãn, dung dịch NaOH .
Tiến hành thí nghiệm:
-Cho một ít bột mỗi kim loại vào từng ống nghiệm, cho tiếp khoảng 2-3 ml dd NaOH vào từng ống nghiệm,dùng đũa thuỷ tinh khuấy nhẹ, để ống nghiệm im trên giá ống nghiệm.
- Quan sát hiện tượng xảy ra giải thích, viết PTHH cho biết đâu là Al,đâu là Fe.

- Hiện tượng: ống nghiệm có sủi bọt khí là chứa Al, do phản ứng của Al với dd NaOH. ống nghiệm không có hiện tượng gì là Fe, do Fe không phản ứng với dd NaOH.
1. Thí nghiệm 1:Tác dụng của nhôm với oxi
Tiết 29-Bài 23 : Thực hành :
Tính chất hoá học của nhôm và sắt
3.Thí nghiệm 3: Nhận biết nhôm và sắt đựng trong hai lọ không dán nhãn: Dùng dd NaOH
2. Thí nghiệm 2: Tác dụng của sắt với lưu huỳnh
Hiện tượng: nhôm cháy sáng chói tạo thành chất rắn màu trắng
II-Viết bản tường trình:
- Các nhóm thu hồi hoá chất,rửa dụng cụ thí nghiệm.
- Trực nhật vệ sinh phòng học bộ môn.
- Hoàn thành tường trình thực hành (thu chấm lấy điểm hệ số 1)

Luyện tập
(Biết Fe = 56; S = 32)
Hướng dẫn về nhà
- Tiếp tục ôn tập chương 2 : Kim loại.
- Đọc, tìm hiểu phần giới thiệu chương 3, bài tính chất hoá học của phi kim.
Báo cáo kết quả thực hành bài số ........

Họ và tên :....................................
Nhóm :........
Lớp :........
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Thành Chung
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)