Bài 23. Thực hành: Tính chất hoá học của nhôm và sắt

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Xuân | Ngày 30/04/2019 | 34

Chia sẻ tài liệu: Bài 23. Thực hành: Tính chất hoá học của nhôm và sắt thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

  
Chào mừng quý thầy cô
tới dự giờ hoá học lớp 9A
Kiểm tra bài cũ

Tính chất hoá học của Nhôm và Sắt có gì giống nhau và khác nhau?
Kiểm tra bài cũ
Tính chất hoá học giống nhau:
- Nhôm và sắt đều có những tính chất hoá học của kim loại
- Nhôm và sắt đều không tác dụng với HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội
b) Tính chất hoá học khác nhau:
- Nhôm có phản ứng với kiềm, còn sắt thì không tác dụng với kiềm
- Trong các hợp chất nhôm chỉ có hoá trị (III) còn sắt có cả hai hoá trị (II) và (III)
Tiết 29
Thực hành: Tính chất hoá học của Nhôm và Sắt
Mẫu tường trình thí nghiệm
Tiết 29 Thực hành: Tính chất hoá học của Nhôm và Sắt

Chuẩn bị:
- Hoá chất: Nhôm bột
- Dụng cụ: + Ống nhỏ giọt đựng bột nhôm
+ Đèn cồn


I. Tiến hành thí nghiệm
1) Thí nghiệm 1: Tác dụng của Nhôm với Oxi
Tiết 29 Thực hành: Tính chất hoá học của Nhôm và Sắt
1) Thí nghiệm 1:
Tiến hành:
Bóp ống nhỏ giọt chứa bột nhôm cho bột nhôm phun vào lửa đèn cồn
Nêu hiện tượng, giải thích và viết
phương trình phản ứng
Tiết 29 Thực hành: Tính chất hoá học của Nhôm và Sắt
1) Thí nghiệm 1:
Tiết 29 Thực hành: Tính chất hoá học của Nhôm và Sắt
Kết quả thí nghiệm 1
Hiện tượng: Có những hạt loé sáng.
Giải thích: Bột nhôm tác dụng với oxi trong không khí phản ứng toả nhiều nhiệt
Sản phẩm: Chất rắn màu trắng (Nhôm ôxit)
Phương trình: 4Al + 3O2 2Al2O3
1) Thí nghiệm 1:
Tiết 29 Thực hành: Tính chất hoá học của Nhôm và Sắt
Thí nghiệm 2: Tác dụng của sắt với lưu huỳnh
Chuẩn bị:
- Hoá chất: Bột sắt, lưu huỳnh
- Dụng cụ: Ống nghiệm, giá thí nghiệm, đũa thuỷ tinh, đèn cồn, nam châm
Tiến hành:
- Trộn bột sắt với bột lưu huỳnh theo tỉ lệ 7:4 về khối lượng
- Cho vào ống nghiệm một thìa nhỏ hỗn hợp bột sắt và lưu huỳnh
- Đưa nam châm lại gần ống nghiệm chứa hỗn hợp
- Dùng đèn cồn đun nhẹ ống nghiệm cho phản ứng xảy ra
- Dùng nam châm đưa lại gần sản phẩm
Lưu ý: - Sau khi dùng nam châm thử với hỗn hợp bột sắt và lưu huỳnh, phải dùng đũa thuỷ tinh trộn lại hỗn hợp
- Khi thấy hỗn hợp bắt đầu sáng đỏ thì tắt đèn cồn ngừng đun
- Phản ứng toả nhiều nhiệt được làm trong ống nghiệm nên phải hết sức cẩn thận
Tiết 29 Thực hành: Tính chất hoá học của Nhôm và Sắt
Quan sát hiện tượng xảy ra, giải thích và viết phương trình phản ứng?
2) Thí nghiệm 2:
Tiết 29 Thực hành: Tính chất hoá học của Nhôm và Sắt
2) Thí nghiệm 2:
Tiết 29 Thực hành: Tính chất hoá học của Nhôm và Sắt
2) Thí nghiệm 2:
Tiết 29 Thực hành: Tính chất hoá học của Nhôm và Sắt
3) Thí nghiệm 3: Nhận biết mỗi kim loại Al và Fe được đựng trong hai lọ không dán nhãn
Nội dung: Có 2 bột kim loại Al và Fe đựng trong 2 lọ (không có nhãn). Hãy nhận biết mỗi kim loại bằng phương pháp hoá học
Cách làm: + Dùng dung dịch NaOH để thử
+ Al tác dụng với NaOH
+ Fe không phản ứng với NaOH
Chuẩn bị:
- Dụng cụ: Ống nghiệm, ống nhỏ giọt
- Hoá chất: Dung dịch NaOH, bột kim loại Fe và Al
Tiết 29 Thực hành: Tính chất hoá học của Nhôm và Sắt
3) Thí nghiệm 3: Nhận biết mỗi kim loại Al và Fe được đựng trong hai lọ không dán nhãn
Tiến hành:
Cho một ít bột mỗi kim loại vào từng ống nghiệm, cho khoảng
2-3ml dung dịch NaOH vào từng ống nghiệm
Lưu ý: Mỗi kim loại chỉ nên lấy một lượng nhỏ khoảng bằng hạt đậu xanh
Tiết 29 Thực hành: Tính chất hoá học của Nhôm và Sắt

- Quan sát hiện tượng xảy ra, nhận xét để nhận biết đâu là Al, đâu là Fe

- Viết phương trình phản ứng
3) Thí nghiệm 3: Nhận biết mỗi kim loại Al và Fe được đựng trong hai lọ không dán nhãn
Tiết 29 Thực hành: Tính chất hoá học của Nhôm và Sắt
3) Thí nghiệm 3: Nhận biết mỗi kim loại Al và Fe được đựng trong hai lọ không dán nhãn
Kết quả thí nghiệm
Hiện tượng:
- Trong 1 ống nghiệm không có hiện tượng gì Đó là ống nghiệm chứa Fe (Fe không phản ứng với NaOH)
- Trong ống nghiệm còn lại thấy hạt kim loại tan dần, có bọt khí thoát ra Đó là ống nghiệm chưa Al
- Al phản ứng với dung dịch NaOH giải phóng khí H2
Phương trình phản ứng: 2Al + 2NaOH + 2H2O 2NaAlO2 + 3H2
BẢN TƯỜNG TRÌNH BÀI THỰC HÀNH
TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA NHÔM VÀ SẮT
Họ tên:
Nhóm: Lớp:
Giờ học kết thúc
Xin chân thành cảm ơn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Xuân
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)