Bài 23. Tác dụng từ, tác dụng hoá học và tác dụng sinh lí của dòng điện

Chia sẻ bởi Tí Văn Tèo | Ngày 22/10/2018 | 24

Chia sẻ tài liệu: Bài 23. Tác dụng từ, tác dụng hoá học và tác dụng sinh lí của dòng điện thuộc Vật lí 7

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG CÔ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA TỔ 4
Hôm nay chúng em sẽ thuyết trình bài:

Tác dụng từ của dòng điện
Mục lục
I. Tính chất từ của nam châm
II. Nam châm điện
III. Vận dụng
IV. Kiến thức ngoài
V. Tổng kết
VI. Bài tập củng cố

I. Tính chất từ của nam châm
I. Tính chất từ của nam châm:
Các bạn hãy quan sát thí nghiệm và giải thích.
I. Tính chất từ của nam châm:
Vì nam châm có tính chất từ nên nó có khả năng hút các vật bằng sắt hoặc thép.
Cũng vì vậy nên khi đưa một kim nam châm lại gần thanh nam châm thì kim bị hút.
I. Tính chất từ của nam châm:
Kết luận:
+ Nam châm có tính chất từ vì có khả năng hút các vật bằng sắt hoặc thép. Mỗi nam châm có 2 từ cực, tại đó các vật bằng sắt hoặc thép bị hút mạnh nhất.
+ Khi đưa 1 kim nam châm lại gần đầu 1 thanh nam châm thẳng thì 1 trong 2 cực của kim bị hút còn cực kia bị đẩy.
I. Tính chất từ của nam châm:
Mở rộng:
Từ tính của nam châm chủ yếu bắt nguồn từ sự vận động của các electron trong chất sắt từ, các hạt electron có thể tự chuyển động và sắp xếp một cách tự phát* trong phạm vi nhỏ, tức là trong phạm vi nguyên tử nhỏ bé, các electron có thể duy trì phương hướng tự vận động giống nhau và hình thành nên một vùng từ tự phát nhỏ.

* Phát sinh ra một cách tự nhiên, không có ý thức tự giác hoặc không có lãnh đạo.
II. Nam châm điện
II. Nam châm điện:
Ta cùng làm một thí nghiệm sau:
Ta cần:
_ 1 dây điện
_ 1 lõi sắt non
_ 1 nguồn điện( pin)
_ 1 công tắc
II. Nam châm điện:
Cách làm như sau:
1) Dùng dây dẫn mảnh có vỏ cách điện quấn nhiều vòng xung quanh một lõi sắt non, ta có một cuộn dây.
II. Nam châm điện:
2) Nối hai đầu cuộn dây này với nguồn điện và công tắc, ta được một nam châm điện.
II. Nam châm điện:
a. Bật công tắc, đưa một cây đinh sắt lại gần nam châm điện vừa làm và quan sát hiện tượng.
II. Nam châm điện:
b. Đưa kim nam châm lại gần nam châm điện vừa làm, bật công tắc và quan sát hiện tượng.
II. Nam châm điện:
b. Đưa kim nam châm lại gần nam châm điện vừa làm, bật công tắc và quan sát hiện tượng.
II. Nam châm điện:
Ta thấy lúc bật công tắc:
Cây đinh sắt bị hút vào nam châm điện.
Kim nam châm bị quay khi lại gần nam châm điện.


II. Nam châm điện:
Mà:

Ôn lại kiến thức cũ:
Đối chiếu:
_ Nam châm có tính chất từ vì có khả năng hút các vật bằng sắt hoặc thép. Mỗi nam châm có 2 từ cực, tại đó các vật bằng sắt hoặc thép bị hút mạnh nhất.
_ Khi đưa 1 kim nam châm lại gần đầu 1 thanh nam châm thẳng thì 1 trong 2 cực của kim bị hút còn cực kia bị đẩy.
_Cây đinh sắt bị hút vào nam châm điện.
_Kim nam châm bị quay khi lại gần nam châm điện.
=> Nam châm điện có tính chất từ.
II. Nam châm điện:
Kết luận:
Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt có dòng điện chạy qua là nam châm điện.
Nam châm điện có tính chất từ vì nó có khả năng làm quay kim nam châm và hút các vật bằng sắt hoặc thép.
Cục sắt
II. Nam châm điện:
Mở rộng:
Nam châm điện lần đầu tiên được phát minh bởi nhà điện học người Anh William Sturgeon (1783-1850) vào năm 1825. Nam châm điện của Sturgeon là một lõi sắt non hình móng ngựa có một số vòng dây điện cuốn quanh. Khi cho dòng điện sinh ra bởi một pin nhỏ chạy qua, lõi sắt bị từ hóa và cảm ứng từ sinh ra đủ mạnh để hút lên được một hộp sắt nặng 7 ounce**. Khi ngắt dòng điện, từ trường của lõi cũng biến mất.

** Ounce là một đơn vị đo khối lượng( 7 ounce = 198,4466617 g)
Sơ đồ nguyên lý của nam châm điện đầu tiên. Dòng điện cung cấp bởi nguồn pin tạo ra từ trường trong cuộn dây và được khuếch đại bởi lõi dẫn từ làm bằng sắt non.
III. Vận dụng
III. Vận dụng:
Các bạn hãy quan sát thí nghiệm.
Chốt kẹp
Lá thép đàn hồi
Tiếp điểm
Miếng sắt
III. Vận dụng:
Khi mở công tắc, cuộn dây trở thành nam châm hút miếng sắt, đầu gõ chuông đập vào chuông làm chuông kêu.
Chỗ hở của mạch là chỗ miếng sắt bị hút nên rời khỏi tiếp điểm. Khi đó mạch hở, cuộn dây không có dòng điện chạy qua không hút miếng sắt. Do tính đàn hồi của lá thép nên miếng sắt lại trở về tì sát vào tiếp điểm.
Khi miếng sắt tì vào tiếp điểm, mạch kín. Cuộn dây lại hút miếng sắt và đầu gõ chuông lại đập vào chuông làm chuông kêu. Mạch lại bị hở...Cứ như vậy chuông kêu liên tiếp chừng nào công tắc còn mở.
III. Vận dụng:
Đầu gõ chuông chuyển động làm chuông kêu liên tiếp. Có thể nói đó là biểu hiện tác dụng cơ học của dòng điện.
Các hoạt động cơ điện như quạt điện, máy bơm nước… hoạt động dựa trên tác dụng này của dòng điện.
IV. Kiến thức ngoài
IV. Kiến thức ngoài:
Một nghiên cứu mang tính đột phá được đầu tư 30 triệu USD về điện thoại di động đã khẳng định liên hệ giữa việc sử dụng điện thoại trong một thời gian dài với những ảnh hưởng không tốt lên não.
Nửa giờ điện thoại mỗi ngày tăng nguy cơ ung thư não
Sóng điện thoại di động ảnh hưởng đến giấc ngủ
Ảnh hưởng ĐTDĐ đến xương hông
Điện thoại cầm tay ảnh hưởng đến trí nhớ
ĐTDĐ ảnh hưởng đến trí nhớ và thị giác
IV. Kiến thức ngoài:
Không nên cho trẻ em dùng điện thoại di động.
Người lớn cũng không nên để thiết bị này trên giường nằm.
Lò vi sóng cũ, bị hở cần được thay thế, không nên tiếc vì sóng trong lò này ảnh hưởng rất mạnh đến con người.
Để an toàn, tốt nhất là không đứng sát lò khi nó đang chạy, cũng không ghé mắt vào xem thức ăn trong đó vì vi sóng có thể hủy hoại thủy tinh thể.
V. Tổng kết
V. Tổng kết:

+ Nam châm có tính chất từ vì có khả năng hút các vật bằng sắt hoặc thép. Mỗi nam châm có 2 từ cực, tại đó các vật bằng sắt hoặc thép bị hút mạnh nhất.
+ Khi đưa 1 kim nam châm lại gần đầu 1 thanh nam châm thẳng thì 1 trong 2 cực của kim bị hút còn cực kia bị đẩy.
Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt có dòng điện chạy qua là nam châm điện.
Nam châm điện có tính chất từ vì nó có khả năng làm quay kim nam châm và hút các vật bằng sắt hoặc thép.
V. Tổng kết:
Dòng điện có tác dụng từ vì nó có thể làm quay kim nam châm.
VI. Bài tập củng cố
VI. Bài tập củng cố:
Trò chơi:
Các bạn hãy trả lời câu hỏi để vượt qua chướng ngại vật và về đích.

VI. Bài tập củng cố:
1. Khi cho dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non thì cuộn dây này có thể hút
Các vụn nhôm
Các vụn sắt
Các vụn đồng
Các vụn giấy viết
1/3:
VI. Bài tập củng cố:
2. Chuông điện hoạt động là do
Tác dụng nhiệt của dòng điện.
Tác dụng hóa học của dòng điện.
Tác dụng từ của dòng điện.
Tác dụng sinh lí của dòng điện.
2/3:
VI. Bài tập củng cố:
3. Hoạt động của dụng cụ nào dưới đây dựa trên tác dụng từ của dòng điện?
Ấm điện
Quạt điện
Đèn LED
Nồi cơm điện
3/3:
Bài thuyết trình của chúng em đến đây là hết.
Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tí Văn Tèo
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)