Bài 23. Tác dụng từ, tác dụng hoá học và tác dụng sinh lí của dòng điện

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Kim Sơn | Ngày 22/10/2018 | 31

Chia sẻ tài liệu: Bài 23. Tác dụng từ, tác dụng hoá học và tác dụng sinh lí của dòng điện thuộc Vật lí 7

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ
VÀ CÁC EM HỌC SINH THAM DỰ TIẾT HỌC
LỚP 7A1
TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI
GV. NGUYỄN THỊ KIM SƠN
KIỂM TRA MIỆNG:
Câu 1: Khi nào dòng điện có tác dụng nhiệt?
TL:
Dòng điện có tác dụng nhiệt khi:
+ Dòng điện chạy qua vật dẫn làm vật dẫn nóng lên.
+ Dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn làm dây tóc nóng tới nhiệt độ cao và phát sáng.
Câu 2: Khi nào dòng điện có tác dụng phát sáng?
TL: Dòng điện có tác dụng phát sáng khi:
+ Dòng điện chạy qua chất khí trong bóng đèn bút thử điện làm chất khí này phát sáng.
+ Dòng điện chạy qua chất khí trong đèn điốt phát quang làm chất khí này phát sáng
Cần cẩu dùng nam châm điện
Vậy nam châm điện là gì ? Nó hoạt động dựa trên tác dụng gì của dòng điện ?
Tiết: 25
TÁC DỤNG TỪ,TÁC DỤNG HÓA HỌC
VÀ TÁC DỤNG SINH LÍ CỦA DÒNG ĐIỆN

I – TÁC DỤNG TỪ
*Tính chất từ của nam châm :
Nam châm có tính chất từ vì nó có khả năng hút các vật bằng sắt hoặc thép. Mỗi nam châm đều có 2 từ cực. Tại đó, các vật bằng sắt và thép bị hút mạnh nhất.
Khi đưa một kim nam châm lại gần đầu một kim nam châm thẳng thì một trong hai cực của kim bị hút, còn cực kia bị đẩy.
*Nam châm điện:
Dùng dây dẫn mảnh có vỏ cách điện quấn nhiều vòng xung quanh một lõi sắt non, ta có một cuộn dây. Nối 2 đầu cuộn dây này với nguồn điện và công tắc như hình 23.1, ta được Nam châm điện.
I – TÁC DỤNG TỪ
C1:
a)Ta đưa một đầu cuộn dây lại gần các đinh sắt nhỏ, các mẩu dây đồng hoặc nhôm. Quan sát xem có hiện tượng gì xảy ra khi công tắc ngắt và công tắc đóng.
b)Ta đưa 1 kim nam châm lại gần một đầu cuộn dây và đóng công tắc. Hãy cho biết có gì khác nhau xảy ra với hai cực của kim nam châm.
TL :
a) Khi công tắc ngắt, cuộn dây không hút các đinh đồng, sắt,…
Khi đóng công tắc, cuộn dây hút đinh sắt.
b) Đưa 1 kim nam châm lại gần một đầu cuộn dây và đóng công tắc thì một cực của kim bị hút, cực kia bị đẩy.
I – TÁC DỤNG TỪ
*Kết luận:
1. Cuộn dây quấn quanh lõi sắt non có dòng điện chạy qua là _______________

2. Nam châm điện có _____________vì nó có khả năng làm quay kim nam châm và hút các vật bằng sắt hoặc thép.
nam châm điện
tính chất từ
I – TÁC DỤNG TỪ
*Kết luận:
Dòng điện có tác dụng từ vì nó có thể làm quay kim nam châm.
** Đọc thêm phần Tìm hiểu chuông điện
I – TÁC DỤNG TỪ :
Dòng điện gây ra xung quanh nó 1 từ trường. Các đường dây cao áp có thể gây ra những điện từ trường mạnh, những người dân sống gần đường dây điện cao thế có thể chịu ảnh hưởng của trường điện từ này. Dưới tác dụng của trường điện từ mạnh, các vật đặt trong đó có thể bị nhiễm điện do hưởng ứng đó có thể khiến cho tuần hoàn máu của người bị ảnh hưởng, căng thẳng, mệt mỏi.

**Để giảm thiểu tác hại này ta cần phải làm gì ?
**Giáo dục môi trường.
TL: Cần xây dựng lưới điện cao áp xa khu dân cư.
II – TÁC DỤNG HÓA HỌC :
Quan sát Thí nghiệm hình 23.3 SGK.
C6 : Thỏi than nối với cực âm lúc trước có màu đen. Sau vài phút thí nghiệm, nó được phủ một lớp màu gì ?
C5 : Quan sát đèn khi công tắc đóng và cho biết dung dịch muối đồng sunfat (CuSO4) là chất dẫn điện hay cách điện.
II – TÁC DỤNG HÓA HỌC :
Dòng điện đi qua dung dịch muối đồng làm cho thỏi than nối với cực âm được phủ một lớp __________________
Ta nói dòng điện có tác dụng hóa học.
 Người ta đã xác định được lớp màu này là kim loại đồng. Hiện tượng đồng tách khỏi dung dịch muối đồng khi có dòng điện chạy qua chứng tỏ dòng diện có tác dụng hóa học.
*Kết luận:
vỏ bằng đồng
** Tác dụng hóa học của dòng điện được ứng dụng trong công nghiệp mạ điện như: mạ đồng, mạ vàng, mạ thiếc … để chống gỉ, làm đẹp.
III – TÁC DỤNG SINH LÍ:
** Nếu sơ ý để cho dòng điện đi qua cơ thể người thì dòng điện sẽ làm các cơ co giật, có thể làm tim ngừng đập, ngạt thở và thần kinh bị tê liệt. Đó là tác dụng sinh lí của dòng điện.
** Dòng điện có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Phải hết sức thận trọng khi dùng điện, nhất là với mạng điện ở gia đình. Tuy vậy, trong y học người ta có thể ứng dụng tác dụng sinh lí của dòng điện thích hợp để chữa một số bệnh.
VD: Máy sốc tim
**Kết luận: Dòng điện có tác dụng sinh lý khi đi qua cơ thể người và các động vật.
IV – VẬN DỤNG :
C7 : Vật nào dưới đây có tác dụng từ?

A – Một pin còn mới đặt riêng trên bàn.
B – Một mảnh ni lông đã được cọ xát mạnh.
C – Một cuộn dây dẫn đang có dòng điện chạy qua.
D – Một đoạn băng dính.
C8 : Dòng điện không có tác dụng nào dưới đây?

A – Làm tê liệt thần kinh.
B – Làm quay kim nam châm.
C – Làm nóng dây dẫn.
D – Hút các vụn giấy.
CÂU HỎI , BÀI TẬP CỦNG CỐ.
1) Hãy nêu tác dụng của dòng điện?
2) Câu dưới đây đúng hay sai ?
Dòng điện có tác dụng làm tê liệt thần kinh.
a)Đúng
b)Sai
3) Hãy điền vào chỗ trống.
Dòng điện có tác dụng hóa học. Điều đó thể hiện ở chỗ, khi cho dòng điện đi qua dung dịch muối đồng thì nó…..…………… ra khỏi dung dịch tạo thành lớp đồng bám trên thỏi than nối với cực âm của nguồn điện.
Dòng điện có 5 tác dụng:
+Tác dụng nhiệt.
+Tác dụng phát sáng.
+Tác dụng từ.
+Tác dụng hoá học
+Tác dụng sinh lý.
tách đồng
CÂU HỎI , BÀI TẬP CỦNG CỐ.
*Tóm tắt bài học qua Sơ đồ tư duy:
HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC.
*Đối với bài học ở tiết học này
+ Các em học thuộc phần ghi nhớ.
+ Đọc phần “Có thể em chưa biết” – SGK
+ Làm bài tập 23.1 đến 23.12 - SBT
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
+ Về nhà tự ôn tập từ bài 17 đến bài 23. Trả lời các câu hỏi 1 6 ở phần I Tự kiểm tra trang 85 SGK. để tiết sau học ôn tập.
TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI
GV. NGUYỄN THỊ KIM SƠN
CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ ĐÃ THAM DỰ
CHÚC CÁC EM HỌC SINH HỌC TỐT
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Kim Sơn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)