Bài 23. Tác dụng từ, tác dụng hoá học và tác dụng sinh lí của dòng điện

Chia sẻ bởi Nong Quoc Huy | Ngày 22/10/2018 | 27

Chia sẻ tài liệu: Bài 23. Tác dụng từ, tác dụng hoá học và tác dụng sinh lí của dòng điện thuộc Vật lí 7

Nội dung tài liệu:

KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ
ĐẾN DỰ GIỜ
1. Nêu các tác dụng của dòng điện đã học và lấy ví dụ minh họa.
ÔN LẠI KIẾN THỨC
Khi các dụng cụ trên hoạt động thì tác dụng nhiệt có ích đối với dụng cụ nào? Không có ích đối với dụng cụ nào?
CÁC TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN
TIẾT 68
Quan sát thí nghiệm sau:
3. Tác dụng hóa học của dòng điện
Sử dụng các cụm từ sau: tạo ra phản ứng hóa học, tác dụng hóa học để điền vào chỗ trống thích hợp cho khung dưới đây:
Tác dụng của dòng điện khi đi qua một dung dịch ………………………..… làm biến đổi chất hóa học này thành chất hóa học khác, được gọi là…………………………………….
tạo ra phản ứng hóa học
tác dụng hóa học của dòng điện
 Tác dụng hóa học của dòng điện có rất nhiều ứng dụng thực tế như nạp ắc quy, mạ điện, tẩy gỉ, đúc điện, điều chế các chất và luyện kim
4 . Tác dụng sinh lí.
sẽ làm các cơ co giật, có thể làm tim ngừng đập, ngạt thở và thần kinh bị tê liệt. Đó là tác dụng sinh lý của dòng điện
Nếu sơ ý để cho dòng điện đi qua cơ thể người thì dòng điện
Trong y học người ta có thể ứng dụng tác dụng sinh
lý của dòng điện thích hợp để chữa trị một số căn bệnh
-Tuy vậy tác dụng này cũng có rất nhiều ứng
dụng thiết thực như:
Trong nghành sinh học được ứng dụng vào việc kích thích
sự tăng trưởng của cây trồng
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Tiến hành các thí nghiệm được bố trí như ở hình 21.3a, b.
Điền cụm từ thích hợp: Ngắt dòng điện, không còn từ tính nữa, thay đổi chiều dòng điện, cực từ của nam châm điện thay đổi vào chỗ trống cho trong khung dưới đây.
Khi ………………….cấp cho nam châm điện thì nam châm điện không hút kim nam châm nữa do nam châm điện …………………………
Khi ………………………… đi vào cuộn dây,
thì …………...........................................
Ngắt dòng điện
không còn từ tính nữa
thay đổi chiều dòng điện
cực từ của nam châm điện thay đổi
Củng cố
A. Khi quạt điện hoạt động lâu, sờ vào
ta thấy quạt bị nóng lên.
E. Bị điện giật do sơ ý chạm tay vào dây
điện không có vỏ bọc cách điện.
B. Bóng đèn điện phát sáng.
C. Nam châm điện
D. Mạ vàng cho vỏ chiếc đồng hồ.
Nhiệt
Phát sáng
Từ
Hóa học
Sinh lí
Bài 1: Sắp xếp các hiện tượng và các dụng cụ dùng điện sau đây tương ứng với các tác dụng của dòng điện.
Bài 2: Để mạ kẽm cho một dây thép thì phải dùng phương pháp nào là đúng trong các phương pháp sau ?

A. Ngâm cuộn dây thép trong dung dịch muối kẽm rồi đun nóng dung dịch .
B. Nối cuộn dây thép với cực âm của nguồn điện rồi nhúng vào dung dịch muối kẽm và đóng mạch cho dòng điện chạy qua dung dịch một thời gian .
C. Ngâm cuộn dây trong dung dịch muối kẽm , rồi cho dòng điện chạy qua dung dịch này .
D. Nối cuộn dây thép với cực dương của nguồn điện rồi nhúng vào dung dịch muối mạ kẽm và cho dòng điện chạy qua dung dịch .

Bài 3: Phát biểu nào dưới đây là sai ?

A. Cơ co giật là do tác dụng sinh lí của dòng điện .
B. Tác dụng hóa học sủa dòng điện là cơ sở của phương pháp mạ điện .
C. Hoạt động của ấm điện dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện .
D. Bóng đèn bút thử điện sáng là do tác dụng nhiệt của dòng điện.
Bài tập4 : Trong các thiết bị sau đây , thiết bị nào ứng dụng tác dụng từ của dòng điện ?

A. Nam châm vĩnh cửu
B. Nam châm điện
D. Ấm đun nước bằng điện
E. Bóng đèn điện
F. Bàn ủi điện
Bài tập 5: Trong các thiết bị sau đây, thiết bị nào ứng dụng tác dụng hoá học của dòng điện ?

A. Mạ kim loại
B. Hoạt động của quạt điện
C. Nạp điện cho acquy
D. Đun nước bằng điện
E. Đèn điện sáng
F. Hàn điện
Bài tập 6: Một số học sinh đã đưa ra những kết luận sau đây, khi nói về một số tác dụng của dòng điện chạy qua cuộn dây có lõi sắt :

A. Có thể hút hoặc đẩy một nam châm khi đặt gần nó .
B. Có thể hút hoặc đẩy một cái đinh bằng thép khi đặt gần nó .
C. Có thể hút những mẩu giấy vụn như một vật nhiễm điện
D. Có thể hút các vật bảng đồng cho dù vật này đặt gần hay xa cuộn dây .

Những kết luận nào trong các kết luận trên là đúng ? Tại sao ?
 

Dòng điện có điện áp trên 36 vôn đi qua cơ thể người gây ra sự huỷ hoại các tế bào của người hoặc làm hệ thần kinh có những phản xạ tiêu cực.
Dòng điện qua cơ thể người gây ra những phản ứng làm thay đổi trạng thái thần kinh, biến đổi thành phần máu hay gây cháy bỏng.
Hướng dẫn về nhà
+ xem lại nội dung đã học.
+ Đọc trước phần D và E
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nong Quoc Huy
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)