Bài 23. Phòng cháy khi ở nhà

Chia sẻ bởi Lê Thị Thảo | Ngày 09/10/2018 | 35

Chia sẻ tài liệu: Bài 23. Phòng cháy khi ở nhà thuộc Tự nhiên và Xã hội 3

Nội dung tài liệu:

3/4
Chào mừng quý thầy cô về dự giờ lớp
Giáo viên:
Lê Thị Thảo
Tự nhiên và xã hội
(Tiết 23)
Kiểm tra bài cũ:
Tự nhiên và xã hội
HS 1: Vẽ sơ đồ họ nội.
HS 2: Vẽ sơ đồ họ ngoại.
Xem phim
Phòng cháy khi ở nhà
(Tiết 23)
Tự nhiên và xã hội
Em hãy quan sát hình 1 và hình 2 .
- Những vật nào dễ cháy?
Hoạt động nhóm 2
Cho biết bếp ở hình nào an toàn hơn trong việc phòng cháy? Vì sao?
Hoạt động nhóm 4
Hình 1: Không an toàn vì các vật dễ cháy như: Củi, dầu hoả, đèn dầu, diêm dễ cháy để gần bếp.
Hình 2: An toàn vì các đồ dùng để ngăn nắp, gọn gàng,các vật dễ cháy để xa bếp.
Khi đun nấu em cần chú ý điều gì?
Khi đun nấu phải trông coi cẩn thận, không để các vật dễ cháy gần bếp, …
Khi nấu xong em nhớ làm gì?
Khi nấu xong em tắt bếp, khoá ga,…
Kết luận : Để an toàn hơn trong việc phòng cháy thì mọi đồ dùng được xếp đặt gọn gàng, ngăn nắp. Các chất dễ bắt lửa như dầu hoả, củi khô để xa bếp lửa.
Em hãy quan sát các hình sau
Em hãy quan sát các hình sau
* Cháy gây ra thiệt hại gì?
Mất của cải, người bị bỏng, người bị gãy chân, gãy tay vì nhảy từ trên cao xuống, bị tắt nghẽn giao thông…
* Nguyên nhân nào gây ra các vụ cháy?
Do bất cẩn để tàn lửa rơi xuống miếng xốp; do bình ga bị hở lại để gần lửa; do dùng thiết bị về điện không an toàn; do dầu hoả, thuốc pháo, xốp, củi khô để gần lửa dễ gây cháy;…
Hoạt động nhóm 2
Kết luận: Cháy có thể xảy ra ở mọi lúc, mọi nơi, và có rất nhiều nguyên nhân cháy gây ra những thiệt hại rất to lớn. Phần lớn các vụ cháy đó có thể tránh được nếu mọi người có ý thức phòng cháy.
Xử lí tình huống
Tình huống 1 : Em đi học về thấy chị vừa nấu vừa đọc sách, em phải làm gì?
Tình huống 2: Bếp ở nhà bạn còn chưa thật gọn gàng, ngăn nắp. Bạn có thể nói hoặc làm gì để thuyết phục người lớn dọn dẹp, sắp xếp lại hoặc thay đổi chỗ cất giữ những thứ dễ cháy có trong bếp?
Tình huống 3: Khi phát hiện nhà hàng xóm bị cháy, em sẽ làm thế nào?
Đóng vai:
Tình huống 3: Khi phát hiện cháy nhà hàng xóm bị cháy em làm thế nào?
Tình huống 1 : Em đi học về thấy chị vừa nấu vừa đọc sách, em phải làm gì?
Tình huống 2: Bếp ở nhà bạn chưa thật gọn gàng, ngăn nắp. Bạn có thể nói hoặc làm gì để thuyết phục người lớn dọn dẹp, sắp xếp lại hoặc thay đổi chỗ cất giữ những thứ dễ cháy có trong bếp?
Kết luận: Cách tốt nhất để phòng cháy khi đun nấu là không để những thứ dễ cháy ở gần bếp. Khi đun nấu phải trông coi cẩn thận và nhớ tắt bếp sau khi sử dụng xong.
Kết luận : Khi phát hiện có cháy cần phải chạy thật nhanh ra khỏi nhà, Vừa chạy , vừa Kêu to “cháy” để mọi người đến cứu hoặc gọi điện thoại 114 để báo cháy “ 114 là số điện thoại của đội cảnh sát phòng cháy, chữa cháy theo quy ước trên toàn quốc.”
Dặn dò:
Chuẩn bị bài sau:
Một số hoạt động ở trường
KÍNH CHÚC QUÝ THẦY CÔ SỨC KHOẺ
CHÚC CÁC EM HỌC TỐT
Hãy nêu những việc cần làm khi đun nấu?
- Tắt bếp khi nấu xong.
- Không để những vật dễ cháy ở gần bếp.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Thảo
Dung lượng: 3,29MB| Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)