Bài 23. Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

Chia sẻ bởi Trần Hải Nam | Ngày 08/05/2019 | 34

Chia sẻ tài liệu: Bài 23. Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

* Mở bài: "Gấp lại ... phai mờ"
* Thân bài: "Trước tiên...đất nước."
* Kết bài: "Bằng ...tin yêu."
:Nêu vấn đề nghị luận
"Dù đựơc miêu tả nhiều hay ít, trực tiếp hay gián tiếp, nhân vật nào của "Lặng lẽ Sa Pa" cũng hiện lên với nét cao quý, đáng khâm phục. Trong đó, anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu- nhân vật chính của tác phẩm- đã để lại cho chúng ta nhiều ấn tượng khó phai mờ.
: Triển khai vấn đề nghị luận thông qua các luận điểm
: Khẳng định nâng cao vấn đề nghị luận
+ Trước tiên, nhân vật anh thanh niên này đẹp ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề, ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình. (Câu chủ đề nêu luận điểm)
+ Sống trong hoàn cảnh như thế, sẽ có người dần thu mình lại trong nỗi cô đơn. Nhưng anh thanh niên này thật đáng yêu ở nỗi "thèm người", lòng hiếu khách đến nồng nhiệt, ở sự quan tâm đến người khác một cách chu đáo. (Câu chủ đề nêu luận điểm)
+ Công việc vất vả, có những đóng góp quan trọng cho đất nước như thế nhưng người thanh niên hiếu khách và sôi nổi ấy lại rất khiêm tốn. (Câu chủ đề nêu luận điểm)
"Cuộc sống của chúng ta được làm nên từ bao phấn đấu, hi sinh lớn lao và thầm lặng? Những con người cần mẫn, nhiệt thành như anh thanh niên ấy thật đáng trân trọng, thật đáng tin yêu"
(Câu nêu vấn đề nghị luận)
- Luận điểm 1: Anh thanh niên là người có lòng yêu đời, yêu nghề.
- Luận điểm 2: Anh thanh niên là người hiếu khách, chu đáo.
- Luận điểm 3: Anh thanh niên là người khiêm tốn.
(Câu cô đúc vấn đề nghị luận)
* Thân bài: "Trước tiên ... đất nước."
Triển khai vấn đề nghị luận thông qua các luận điểm
- Trước tiên, nhân vật anh thanh niên này đẹp ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề, ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình.
+ Hoàn cảnh sống và công việc của anh thanh niên: cô đơn, gian khổ.
+ Suy nghĩ của anh về công việc: "Khi ta làm việc...chết mất"
+ Anh sắp xếp cuộc sống ngăn nắp, ổn định: trồng hoa, nuôi gà, đọc sách: "lúc nào ...ấy mà"
- Sống trong hoàn cảnh như thế, sẽ có người dần thu mình lại trong nỗi cô đơn. Nhưng anh thanh niên này thật đáng yêu ở nỗi "thèm người", lòng hiếu khách đến nồng nhiệt, ở sự quan tâm đến người khác một cách chu đáo.
+ Niềm vui đón khách dào dạt trong lòng anh, toát lên qua nét mặt, cử chỉ.
- Công việc vất vả, có những đóng góp quan trọng cho đất nước như thế nhưng người thanh niên hiếu khách và sôi nổi ấy lại rất khiêm tốn.
+ Anh cảm thấy đóng góp của mình bình thường, nhỏ bé so với bao người khác.
+ Anh từ chối khi ông hoạ sĩ muốn vẽ anh và anh hào hứng giới thiệu cho ông những người đáng vẽ hơn mình.
+ Anh biếu vợ bác lái xe củ tam thất,
hái tặng cô gái bó hoa
,tặng ông hoạ sĩ và cô gái làn trứng lúc chia tay.
* Mở bài: "Gấp lại ... phai mờ"
* Thân bài: "Trước tiên...đất nước."
* Kết bài: "Bằng ...tin yêu."
:Nêu vấn đề nghị luận
"Dù đựơc miêu tả nhiều hay ít, trực tiếp hay gián tiếp, nhân vật nào của "Lặng lẽ Sa Pa" cũng hiện lên với nét cao quý, đáng khâm phục. Trong đó, anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu- nhân vật chính của tác phẩm- đã để lại cho chúng ta nhiều ấn tượng khó phai mờ.
: Triển khai vấn đề nghị luận thông qua các luận điểm
: Khẳng định nâng cao vấn đề nghị luận
+ Trước tiên, nhân vật anh thanh niên này đẹp ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề, ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình. (Câu chủ đề nêu luận điểm)
+ Sống trong hoàn cảnh như thế, sẽ có người dần thu mình lại trong nỗi cô đơn. Nhưng anh thanh niên này thật đáng yêu ở nỗi "thèm người", lòng hiếu khách đến nồng nhiệt, ở sự quan tâm đến người khác một cách chu đáo. (Câu chủ đề nêu luận điểm)
+ Công việc vất vả, có những đóng góp quan trọng cho đất nước như thế nhưng người thanh niên hiếu khách và sôi nổi ấy lại rất khiêm tốn. (Câu chủ đề nêu luận điểm)
"Cuộc sống của chúng ta được làm nên từ bao phấn đấu, hi sinh lớn lao và thầm lặng? Những con người cần mẫn, nhiệt thành như anh thanh niên ấy thật đáng trân trọng, thật đáng tin yêu"
(Câu nêu vấn đề nghị luận)
- Luận điểm 1: Anh thanh niên là người có lòng yêu đời, yêu nghề.
- Luận điểm 2: Anh thanh niên là người hiếu khách, chu đáo.
- Luận điểm 2: Anh thanh niên là người khiêm tốn.
* Thân bài: "Trước tiên ... đất nước."
Triển khai vấn đề nghị luận thông qua các luận điểm
- Trước tiên, nhân vật anh thanh niên này đẹp ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề, ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình.
+ Hoàn cảnh sống và công việc của anh thanh niên: cô đơn, gian khổ.
+ Suy nghĩ của anh về công việc: "Khi ta làm việc...chết mất"
+ Anh sắp xếp cuộc sống ngăn nắp, ổn định: trồng hoa, nuôi gà, đọc sách: "lúc nào ...ấy mà"
- Sống trong hoàn cảnh như thế, sẽ có người dần thu mình lại trong nỗi cô đơn. Nhưng anh thanh niên này thật đáng yêu ở nỗi "thèm người", lòng hiếu khách đến nồng nhiệt, ở sự quan tâm đến người khác một cách chu đáo.
+ Niềm vui đón khách dào dạt trong lòng anh, toát lên qua nét mặt, cử chỉ.
- Công việc vất vả, có những đóng góp quan trọng cho đất nước như thế nhưng người thanh niên hiếu khách và sôi nổi ấy lại rất khiêm tốn.
+ Anh cảm thấy đóng góp của mình bình thường, nhỏ bé so với bao người khác.
+ Anh từ chối khi ông hoạ sĩ muốn vẽ anh và anh hào hứng giới thiệu cho ông những người đáng vẽ hơn mình.
+ Anh biếu vợ bác lái xe củ tam thất,
hái tặng cô gái bó hoa
,tặng ông hoạ sĩ và cô gái làn trứng lúc chia tay.
* Ví dụ: Truyện "Lão Hạc" là một bức tranh thu nhỏ đời sống người nông dân, thời gian từ sau cuộc đại chiến thể giới lần thứ hai đến trước Cách mạng tháng Tám. Tác giả không trực diện phản ánh các cách bóc lột, đàn áp của bọn thực dân, phong kiến, bọn hương lí, kì hào, mà chỉ miêu tả quá trình người nông dân bị bần cùng hoá đến chỗ phá sản và lưu vong. Trong truyện, trừ cái chết bi thảm của lão Hạc ở đoạn cuối, còn thì mọi cái diễn ra âm thầm trong bầu không khí "yên lặng" sau lũy tre. Và một ngày kia "làng mất vè sợi, nghề vải đành phải bỏ. Đàn bà rỗi rãi nhiều. Còn tí việc nhẹ nào, họ tranh nhau làm mất cả. Lão Hạc không có việc". Lão già rồi, việc nặng không làm được nữa. Thằng con trai lão không có tiền cưới vợ bỏ làng vào Nam làm phu đồn điền cao su. Những anh táo tợn như Binh Tư thì làm nghề ăn trộm. Cái kiếp của người dân lương thiện ở nông thôn không hơn gì kiếp con ... chó . Lão Hạc từng nói một cách chua chát : "Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút...kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn..."
(Theo Trương Chính)
* Ví dụ: Có thể nói truyện "Lặng lẽ Sa Pa" có dáng dấp như một bài thơ, chất thơ bàng bạc trong toàn truyện, từ phong cảnh đẹp hết sức thơ mộng của thiên nhiên vùng núi cao đến hình ảnh những con người sống và làm việc trong cái lặng lẽ mà không hề cô độc bởi sự gắn bó của họ với đất nước, với mọi người. Tác giả đã tạo được một không khí trữ tình cho tác phẩm, nâng cao ý nghĩa về vẻ đẹp của những sự việc, con người rất bình dị được miêu tả trong truyện, nhờ thế mà chủ đề của truyện được rõ nét và sâu sắc.
Ghi nhớ
Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể.
Những nhận xét, đánh giá về truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết phát hiện và khám phá.
Các nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) trong bài nghị luận phải rõ ràng, đúng đắn, có luận cứ và lập luận thuyết phục.
Bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cần có bố cục mạch lạc, có lời văn chuẩn xác, gợi cảm.
* Đọc đoạn văn:
Từ việc miêu tả hoạt động của các nhân vật, Nam Cao đã gián tiếp đưa ra một tình thế lựa chọn đối với lão Hạc mà các dấu hiệu của nó đã được chuẩn bị ngay từ đầu. Đó là việc giải quyết cái sống và cái chết: sống liệu có giữ được mảnh vườn cho con mà vẫn có cái để mà ăn hay không (bán mất mảnh vườn sẽ là một trọng tội không thể tha thứ được trong lương tâm của lão đối với người vợ đã khuất và đứa con đang ở xa); hay là chết thì sẽ giữ được mảnh vườn, lương tâm yên ổn? Nhưng nếu chết thì phải chết như thế nào, chuẩn bị cho nó ra sao?...Cuối cùng, lão Hạc lựa chọn cái chết. Đầu tiên lão để cho cậu Vàng chết trước. Sau đó mới đến mình. Lão âm thầm chuẩn bị, dọn dẹp chu tất một con đường sạch sẽ để bước đến nhà mồ (nhờ ông giáo giữ vườn để khỏi ai tranh chiếm, nhòm ngó, gửi cầm 30 đồng bạc để cậy bà con lo liệu ma chay nếu mình có mệnh hệ gì). Lão đã chọn cái chết trong còn hơn phải sống khổ, sống nhục. Lão chết một cách cao ngạo và thảm khốc. Chỉ có bằng cách này lão mới khỏi phạm vào mảnh đất thiêng dành cho con mình, mới có thể chấm dứt kiếp sống lay lắt, héo úa. Cái chết của lão Hạc khiến ta đau đớn nhận ra một tình phụ tử thiêng liêng và thăm thẳm. Tội nghiệp cho lão, chắc lão nung nấu ý định chết từ lâu rồi, từ cái ngày đầu sang nói chuyện bán cậu Vàng với ông giáo, rõ nhất là cái hôm lão sang gửi vườn và tiền. Chả thế mà câu chuyện của lão rề rà, vòng vo, nặng nhọc, nhức nhối một điều gì đó thật khó nói; tâm can lão bị đè nặng bởi ý định tự tử phải giấu. Lão đã làm tất cả những gì có thể làm được trước khi đi đến cái chết, tuy lặng lẽ, âm thầm mà thật dứt khoát, quyết liệt. Để bảo toàn nhân cách của mình, lão không còn con đường nào khác là phải chủ động tìm đến cái chết. Lão Hạc đã dùng cái chết của mình để cấy cái sống cho đứa con trai đang đi phu đồn điền biền biệt. Đó là một lựa chọn tột cùng đau đớn của thân phận con người. ý nghĩa câu chuyện chủ yếu được phát sáng từ điểm then chốt này.
* Vấn đề nghị luận
: Sự lựa chọn đau đớn giữa sự sống và cái chết và vẻ đẹp của nhân vật lão Hạc
* Câu nêu vấn đề nghị luận
"Từ việc miêu tả hoạt động của các nhân vật, Nam Cao đã gián tiếp đưa ra một tình thế lựa chọn đối với lão Hạc mà các dấu hiệu của nó đã được chuẩn bị ngay từ đầu".
* Các ý kiến chính:
+ Tác giả đã gián tiếp đưa ra một tình thế lựa chọn nghiệt ngã giữa sự sống và cái chết đối với lão Hạc mà các dấu hiệu của nó đã được chuẩn bị ngay từ đầu.
+ Lão Hạc đã chọn một cái chết trong còn hơn phải sống khổ, sống nhục.
+ Cái chết của lão Hạc thể hiện một tình phụ tử thiêng liêng, thăm thẳm
+ Để bảo toàn nhân cách của mình, không có con đường nào khác là lão phải chủ động tìm đến cái chết.
* Tác dụng: Bài viết đã làm sáng tỏ một nhân cách đáng kính trọng, một tấm lòng hi sinh cao quý của nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao.
Bài học đến đây là kết thúc
Xin chân thành cảm ơn các thầy giáo,
cô giáo đã về dự

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Hải Nam
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)