Bài 23. Mùa xuân nho nhỏ
Chia sẻ bởi Trần Quốc Tộ |
Ngày 08/05/2019 |
42
Chia sẻ tài liệu: Bài 23. Mùa xuân nho nhỏ thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Nhiệt liệt chào mừng
Thầy giáo : Trần Thanh Sơn
( Thanh hải )
I. Kiến thức cần nắm
1. Tác giả và hoàn cảnh ra đời bài thơ:
2. Giá trị nội dung, nghệ thuật
a) Nội dung:
Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời ; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.
(Sách giáo khoa trang 56 - 57)
b) Nghệ thuật:
Bài thơ đã sử dụng sáng tạo thể thơ năm tiếng, có nhịp điệu trong sáng thiết tha , gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, giản dị , gợi cảm, những so sánh và ẩn dụ sáng tạo.
I. Kiến thức cần nắm
1. Cho biết tên thật, năm sinh - mất, quê quán của nhà thơ Thanh Hải.
Tên thật là Phạm Bá Ngoãn ; sinh năm 1930 mất năm 1980; quê ở Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
2. Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" được Thanh Hải sáng tác khi nào ?
(TL : Tháng 11/1980, không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời)
Bài tập 1 : Trả lời nhanh các câu hỏi sau
II. Bài tập
3. Đặc điểm lịch sử của đất nước ta khi bài thơ ra đời?
(TL: Đất nước đã hoà bình thống nhất, cả nước đang đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội)
4. Mạch cảm xúc của bài thơ vận động như thế nào ?
(TL: ®i tõ c¶m xóc tríc vÎ ®Ñp vµ søc sèng cña mïa xu©n thiªn nhiªn ®Õn c¶m nhËn vÒ mïa xu©n cña ®Êt níc, tõ ®ã biÓu hiÖn suy nghÜ vµ íc nguyÖn hoµ nhËp, cèng hiÕn cho cuéc ®êi. Cuèi cïng lµ c¶m xóc thiÕt tha, tù hµo vÒ quª h¬ng, ®Êt níc)
Bài tập 1 : Trả lời nhanh các câu hỏi sau
II. Bài tập
5. Hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên đất trời được miêu tả trong khổ một bài thơ là mùa xuân ở vùng quê nào trên đất nước Việt Nam? Dựa vào đâu em nhận ra điều đó?
(TL: đó là mùa xuân của xứ Huế. Ta có thể nhận ra với dấu hiệu dòng sông xanh và bông hoa tím biếc. Sông xanh ở đây là sông Hương, còn màu tím là màu đặc trưng của xứ Huế)
Bài tập 1 : Trả lời nhanh các câu hỏi sau
II. Bài tập
6. Hai câu thơ "Từng giọt long lanh rơi - Tôi đưa tay tôi hứng" thể hiện cảm xúc gì của tác giả trước cảnh thiên nhiên đất trời vào xuân?
(TL: miềm say sưa, ngây ngất)
7. Hình ảnh con chim hót, cành hoa, bản hoà ca, nốt nhạc trầm xao xuyến ở khổ thơ 4 có ý nghĩa gì?
(TL: Mang ý nghĩa thể hiện ước nguyện được hoà nhập, được cống hiến phần tốt đẹp - dù nhỏ bé - của mình cho đất nước của nhà thơ)
Bài tập 1 : Trả lời nhanh các câu hỏi sau
II. Bài tập
Bài tập 1 : Trả lời nhanh các câu hỏi sau
II. Bài tập
8. Xưng hô của tác giả trong khổ 4 khác gì với ở khổ 1. ý nghĩa của việc thay đổi xưng hô đó?
(TL : ở khổ 1, tác giả xưng "tôi" còn ở khổ 4, tác giả xưng "ta". Khi xưng "ta", nhà thơ vừa nói được ước nguyện của cá nhân mình, vừa như nói lên tâm nguyện của nhiều người, lại vừa như lời nhắn nhủ với mọi người về lẽ sống của mỗi cá nhân)
9. Hình ảnh đặc sắc nhất trong bài thơ là hình ảnh nào?
(TL: Đó là hình ảnh "mùa xuân nho nhỏ")
10. Bài thơ đã đề cập một vấn đề lớn của nhân sinh quan một cách tha thiết, nhỏ nhẹ như điều tâm niệm chân thành của nhà thơ, được thể hiện qua những hình tượng đơn sơ mà chứa đựng nhiều cảm xúc, đó là vấn đề gì?
(TL: Đó là vấn đề ý nghĩa của đời sống cá nhân trong mối quan hệ với cuộc đời chung, với cộng đồng, xã hội)
Bài tập 1 : Trả lời nhanh các câu hỏi sau
II. Bài tập
II. Bài tập
a) Hai câu thơ : "Từng giọt long lanh rơi/Tôi đưa tay tôi hứng" trong khổ một của bài thơ có thể hiểu theo những cách nào?
b) Hình ảnh mùa xuân đất nước được tác giả gợi ra với hình ảnh người cầm súng và người ra đồng biểu tượng cho hai nhiệm vụ chiến đấu và lao động xây dựng đất nước, gắn với hình ảnh lộc non. Em hãy cho biết vì sao tác giả lại có thể tạo ra hình ảnh thơ "Mùa xuân người cầm súng/Lộc giắt đầy trên lưng" và "Mùa xuân người ra đồng/Lộc trải dài nương mạ"? Những hình ảnh thơ này mang những ý nghĩa gì?
c) Sự sáng tạo đặc sắc nhất của Thanh Hải trong bài thơ là ở hình ảnh "Mùa xuân nho nhỏ". Hãy trình bày những cảm nhận của em về ý nghĩa của hình ảnh này.
Bài tập 2 :
II. Bài tập
Đáp án bài tập 2a :
Hai câu thơ "Từng giọt long lanh rơi/ Tôi đưa tay tôi hứng" có thể hiểu theo hai cách.
Cách thứ nhất, "từng giọt long lanh rơi" ở đây là giọt mưa xuân long lanh ánh sáng của trời xuân, tác giả đưa tay ra hứng.
Cách thứ hai, "giọt long lanh" là giọt âm thanh tiếng hót chim chiền chiện. Tiếng chim chiền chiện như kết thành từng giọt, long lanh ánh sáng và màu sắc, tác giả có thể nhìn thấy bằng mắt và cảm nhận bằng tay, có thể hứng được từng tiếng hót ấy. ở đây đã có sự chuyển đổi cảm giác. Tiếng hót chim chiện từ chỗ là âm thanh chỉ có thể cảm nhận bằng thính giác đã chuyển thành giọt, có hình khối, màu sắc, có thể cảm nhận bằng thị giác và xúc giác.
(Dù hiểu theo cách nào thì hai câu thơ vẫn biểu hiện niềm say sưa, ngây ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời lúc vào xuân)
Bài tập 2 :
II. Bài tập
Đáp án bài tập 2b :
Hình ảnh mùa xuân đất nước được tác giả gợi ra với hình ảnh người cầm súng và người ra đồng biểu tượng cho hai nhiệm vụ chiến đấu và lao động xây dựng đất nước ,gắn với hình ảnh lộc non .Những hình ảnh thơ "Mùa xuân người cầm súng/Lộc giắt đầy trên lưng`` và " Mùa xuân người ra đồng/Lộc trải dài nương mạ`` đã được nhà thơ sáng tạo từ những hình ảnh trong thực tế. Đó là hình ảnh những chiến sĩ thường cài trên lưng những cành lá nguỵ trang và những người nông dân cày cấy, vun trồng trên cánh đồng tạo ra những mầm xanh tươi tốt.Viết như nhà thơ, câu thơ sẽ có nhiều lớp nghĩa,vừa thể hiện mùa xuân (với biểu tượng là "lộc``) đã đến với người cầm súng,người ra đồng,đến mọi miền của đất nước, lại vừa như nói rằng chính người cầm súng, người ra đồng đang đem mùa xuân đến cho đất nước. Đất nước, cách mạng, dân tộc đang tràn đầy sức sống, sức vươn lên khi mùa xuân đến.
II. Bài tập
Đáp án bài tập 2c
"Mùa xuân nho nhỏ" là hình ảnh sáng tạo độc đáo của Thanh Hải, đó là sáng tạo đặc sắc nhất của bài thơ. Đã có những hình ảnh mùa xuân đẹp đẽ của nhiều thi nhân như "mùa xuân chín"; "xuân xanh", "xuân ý", "xuân lòng", nhưng "mùa xuân nho nhỏ" là hình ảnh riêng có của nhà thơ Thanh Hải, chưa từng có trong thi ca. Hình ảnh thơ mới mẻ và sáng tạo này mang ý nghĩa nhà thơ nguyện làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nho nhỏ góp vào mùa xuân lớn của đất nước, của cuộc đời chung. Hình ảnh này cùng với những hình ảnh cành hoa, con chim, nốt nhạc trầm xao xuyến,. tất cả đều mang một vẻ đẹp khiêm nhường, bình dị thể hiện ước nguyện cống hiến cho cuộc đời phần tinh tuý nhất và thái độ khiêm nhường của nhà thơ trước những đóng góp của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước.
II. Bài tập
Hãy viết một đoạn văn (6 - 8 câu) theo kiểu diễn dịch trình bày cảm nhận của em về khổ thơ thứ tư của bài thơ:
"Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến."
Bài tập 3 :
II. Bài tập
- Nội dung khổ thơ : Thể hiện khát vọng hoà nhập vào cuộc đời chung, cống hiến phần tốt đẹp - dù nhỏ bé - của mình cho cuộc đời chung cho đất nước.
- Các thủ pháp nghệ thuật:
+ Sáng tạo hình ảnh thơ : Hình ảnh con chim, cành hoa trở lại với ý nghĩa mới.
+ Các hình ảnh thơ đều đẹp và tự nhiên không chỉ thể hiện ước nguyện cống hiến phần tinh tuý của mình cho cuộc đời mà còn thể hiện thái độ khiêm nhường.
+ Giọng thơ nhỏ nhẹ như lời tự nhủ, đổi xưng hô từ "tôi" sang "ta".
+ Điệp ngữ "ta làm".
Gợi ý bài tập 3:
II. Bài tập
Đoạn văn tham khảo :
Từ cảm xúc về mùa xuân của thiên nhiên, đất nước, khổ thứ tư của bài thơ đã chuyển sang nói về khát vọng hoà nhập, cống hiến của nhà thơ cho cuộc đời chung, cho đất nước:
"Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến."
Nhà thơ nguyện làm con chim mang đến tiếng hót, làm bông hoa toả hương sắc cho đời, và nếu cuộc đời là bản hoà ca tưng bừng rộn rã thì nhà thơ xin được làm một nốt nhạc trầm mà xao xuyến trong bản hoà ca chung. Điều tâm nguyện của nhà thơ được thể hiện bằng những hình ảnh thơ đẹp đẽ và tự nhiên: con chim, cành hoa nốt nhạc trầm xao xuyến. Hình ảnh bông hoa và con chim ở đầu bài thơ trở
II. Bài tập
lại đã mang ý nghĩa mới: ước nguyện cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên như con chim cho đời tiếng hót, bông hoa cho đời sắc hương. Những hình ảnh thơ đẹp đẽ, nhỏ nhắn còn mang ý nghĩa nhà thơ nguyện hiến dâng cho đời phần tinh tuý nhất của cá nhân nhưng lại hết sức khiêm nhường trước những đóng góp ấy, ông tự hiểu rằng những đóng góp ấy là vô cùng nhỏ bé. Giọng thơ trở nên trầm lắng, suy tư như lời tự nhủ của nhà thơ với chính mình, nhà thơ xưng "ta", không chỉ nói lên ước nguyện của riêng mình mà như nói lên tâm niệm của nhiều người khác nữa, câu thơ như không chỉ thể hiện điều nguyện ước chân thành của nhà thơ mà còn nhắn nhủ với mọi người về lẽ sống của mỗi cá nhân. Điệp ngữ "ta làm" khiến ước nguyện của nhà thơ càng thêm chân thành, tha thiết. "Nốt nhạc trầm xao xuyến" kết thúc khổ thơ không chỉ làm khổ thơ xao xuyến, ngân nga mà còn kín đáo thể hiện: mỗi người dâng hiến, hoà nhập nhưng vẫn không mất đi nét riêng, dù chỉ là nốt trầm trong bản hoà ca, nhưng phải là một nốt trầm xao xuyến.
Hướng dẫn về nhà
- Nắm chắc nội dung tiết học
- Tiếp tục cảm thụ các hình ảnh nghệ thuật còn lại trong bài thơ
- Tập viết đoạn văn cảm thụ những khổ thơ khác trong bài
XIn chân thành cảm ơn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Quốc Tộ
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)