Bài 23. Mùa xuân nho nhỏ

Chia sẻ bởi Trương Thị Thuỷ | Ngày 08/05/2019 | 37

Chia sẻ tài liệu: Bài 23. Mùa xuân nho nhỏ thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Chào mừng các thầy cô giáo về dự giờ với lớp 9G
Bài cũ:
Câu 1: Hình ảnh cánh cò được gợi về qua những câu ca dao cho ta cảm nhận điều gì?

A. Không gian làng quê thanh bình, yên ả, thân thương với lời ru mang điệu hồn dân tộc.
B. Cuộc sống lao động lam lũ, vất vả.
C. Vẻ đẹp tần tảo, thân thương của người phụ nữ Việt Nam
D. Tất cả các ý A, B, C








Câu 2: Câu thơ nào sau đây có ý nghĩa đúc kết một chân lý, một quy luật?
A. Cò một mình cò phải kiếm lấy ăn
Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ.
B. Con ngủ yên thì cò cũng ngủ
Cánh của cò hai đứa đắp chung đôi.
C. Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
D. Cho cả sắc trời
Đến hát
Quanh nôi.
Câu 3: Ý nào sau đây nêu đúng nét đặc sắc nhất về nghệ thuật của bài thơ?
A. Sử dụng rộng rãi phép nhân hoá.
B. Vận dụng sáng tạo hình ảnh và giọng điệu của ca dao.
C. Thể thơ tự do, giọng điệu linh hoạt.
D. Sử dụng nhiều hình ảnh có ý nghĩa triết lí.
Tiết 116

Mùa xuân nho nhỏ
(Thanh Hải)
I. Tìm hiểu chung :
1. Tác giả - tác phẩm:
a) Tác giả:
- Thanh Hải (1930 – 1980) tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn.
- Quê: Phong Điền - Thừa Thiên Huế.
- Ông hoạt động văn nghệ từ cuối những năm kháng chiến chống Pháp.
- Ông là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu.
b) Tác phẩm:
Bài thơ được viết vào tháng 11 – 1980, khi nhà thơ đang nằm trên giường bệnh, khoảng một tháng sau nhà thơ qua đời.
2. Đọc - Hiểu chú thích:
a) Đọc:
Chú ý: nhịp điệu và giọng điệu của bài có biến đổi theo mạch cảm xúc: say sưa, trìu mến ở phần đầu khi diễn tả cảm xúc về mùa xuân đất trời; nhịp nhanh, hối hả, phấn chấn khi nói về mùa xuân đất nước; giọng tha thiết, trầm lắng khi bày tỏ suy nghĩ và ước nguyện được góp “mùa xuân nho nhỏ” của cuộc đời mình vào “mùa xuân lớn” của đất nước.
b) Hiểu chú thích:
Chú ý các chú thích (1, 2, 3, 4) trong SGK.
3. Bố cục:
Chia làm 4 đoạn:
- Đoạn 1 (Khổ đầu): Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên, đất trời.
- Đoạn 2 (Mùa xuân người cầm súng  Cứ đi lên phía trước): Cảm xúc về mùa xuân đất nước.
- Đoạn 3 (Ta làm con chim hót Dù là khi tóc bạc): Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ trước mùa xuân đất nước.
- Đoạn 4 (Còn lại): Lời ngợi ca đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.
II. Phân tích văn bản:
1. Hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên và đất nước qua cảm xúc của nhà thơ:
a) Mùa xuân của thiên nhiên, đất trời:
? Hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên được tác giả phác hoạ như thế nào?
? Tác giả có cảm xúc như thế nào trước cảnh đất trời vào xuân?
“Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.”
Thảo luận: Theo em, tác giả đưa tay hứng gì?
 Có sự chuyển đổi cảm giác ( Thính giác  thị giác  xúc giác)  say sưa, ngây ngất.
b) Mùa xuân của đất nước:
? Cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân đất nước như thế nào?
“ Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao...”
“Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.”


? Tác giả đã sử dụng nghệ thuật đặc sắc nào trước cảm xúc về mùa xuân đất nước?
TL: Điệp ngữ, so sánh
2. Tâm niệm của nhà thơ trước mùa xuân:
? Điều tâm niệm của nhà thơ là gì? Điều tâm niệm ấy được thể hiện qua những hình ảnh nào và nét đặc sắc của hình ảnh ấy là gì?
? Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì trong đoạn thơ này? Nghệ thuật ấy có tác dụng gì?
TL: Nghệ thuật điệp ngữ nhằm nhấn mạnh ý, tăng tính gợi cảm; chuyển đổi đại từ “tôi” sang “ta” nhằm chuyển đổi từ cái riêng đến cái chung.
Thảo luận nhóm:? Tại sao tác giả muốn làm “một mùa xuân nho nhỏ”?
? Tại sao tác giả đang hào hứng với tâm niệm làm con chim hót, làm một cành hoa, làm một nốt trầm xao xuyến để dâng hiến cho đời lại trở về với “câu Nam ai, Nam bình”, về với “đất Huế”?

III. Tổng kết:
1. Nội dung:
? Em hiểu thế nào về nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ”? Hãy nêu chủ đề của bài thơ?
TL: Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời. Nhà thơ nguyện làm một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn của đất nước, của cuộc đời chung.



2. Nghệ thuật:
? Em hãy nêu những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?
- Thể thơ: 5 chữ gần với các điệu dân ca.
- Cách gieo vần liền giữa các khổ thơ tạo sự liền mạch của dòng cảm xúc.
- Kết hợp hình ảnh tự nhiên giản dị từ thiên nhiên với hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng khái quát.
- Cấu tứ chặt chẽ.
- Giọng điệu thể hiện đúng tâm trạng, cảm xúc của tác giả.
- Sử dụng biện pháp so sánh, điệp ngữ ấn tượng.
- Chuyển đổi đại từ xưng “tôi” sang đại từ xưng “ta”.
* Ghi nhớ: SGK Tr57

Bài tập củng cố:
Câu 1: Tác giả đã sử dụng phép tu từ nào là chính trong đoạn thơ sau:
“Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
A. So sánh B. Ẩn dụ C. Hoán dụ D. Nhân hoá
Câu 2: Dòng nào sau đây nói đúng về hình ảnh con chim hót, cành hoa, nốt trầm xao xuyến?
A. Là những gì đẹp nhất của mùa xuân.
B. Là những gì nhỏ bé trong cuộc sống.
C. Là những gì đẹp nhất mà mỗi người muốn có.
D. Là mong muốn khiêm nhường và tha thiết của nhà thơ.
Câu 3: Nhà thơ đã thể hiện tình cảm gì qua bài thơ trên?
A. Tình yêu thiên nhiên đất nước.
B. Tình yêu cuộc sống.
C. Khát vọng cống hiến cho đời.
D. Cả ba ý trên.
Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải đã được nhạc sĩ Trần Hoàn phổ nhạc.
Dặn dò:
- Về nhà học thuộc lòng bài thơ.
- Làm bài tập 2 trong phần luyện tập.
- Soạn bài “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trương Thị Thuỷ
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)