Bài 23. Mùa xuân nho nhỏ

Chia sẻ bởi Đặng Thoa | Ngày 08/05/2019 | 38

Chia sẻ tài liệu: Bài 23. Mùa xuân nho nhỏ thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:








Vấn đề chủ yếu được đem ra nghị luận trong văn bản: chó sói và cừu non trong thơ ngụ ngôn của La-Phông-Ten là?
A. Thơ ngụ ngôn của La- Phông-Ten
B. Đặc trưng cơ bản của 2 loài vật cừu và chó sói.
C. Hình tượng chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-Phông-Ten
C
Thanh Hải
I/ Đọc tìm hiểu chung
1/ Tác giả:
Thanh Hải(1930-1980)
Tên thật là Phạm Bá Ngoãn
Quê ở Phong Điền Thừa Thiên Huế
Ông hoạt động văn nghệ từ cuối những năm kháng chiến chống Pháp.
Tham gia 2 cuộc kháng chiến, bám trụ quê hương trong những năm tháng gay go ác liệt nhất của cách mạng.
Huế giải phóng, ông vẫn gắn bó với quê hương.
Bị bệnh hiểm nghèo song ông vẫn sống lạc quan.
2/ Tác phẩm:
Trước khi ông qua đời không bao lâu:Tháng 11-1980
Thể thơ 5 chữ, nhịp 2/3,3/2
Mỗi khổ 4 dòng, có khổ 5 dòng, 6 dòng.Gieo vần ở các câu giữa khổ thơ, vần bằng.
Ba khổ thơ cuối được đóng bằng thanh trắc ở tiếng cuối câu đầu và câu cuối
Nhân vật trữ tình xưng tôi(Tác giả) tự bộc lộ cảm nghĩ trước mùa xuân
Phương thức biểu đạt :biểu cảm kết hợp miêu tả, lập luận
3/ Bố cục:
+6 dòng đầu: cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên, đất trời.
+Hai khổ tiếp:cảm xúc về mùa xuân đất nước.
+Hai khổ tiếp:Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ trước mùa xuân đất nước.
+Khổ cuối:Lời ngợi ca quê hương đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.
II/ Đọc tìm hiểu chi tiết
1/ Mùa xuân của thiên nhiên, đất trời.
+Hình ảnh:
Mọc giữa dòng sông xanh
(dòng sông)
Một bông hoa tím biếc
(Bông hoa)
Ơi con chim chiền chiện
(Tiếng chim)
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
(Giọt sương)
+Màu sắc:
Màu của mùa xuân lộng lẫy, tươi thắm hài hòa và còn là màu sắc tâm lý được nhìn bằng trái tim yêu cảnh vật,quê hương, gợi được linh hồn yêu cảnh vật.
+Âm thanh:
Vang trời
Bằng vài nét phác họa, nhà thơ đã vẽ nên bức tranh xuân
của đất trời rộng lớn với không gian ba chiều, với màu sắc
hài hòa, âm thanh náo nức, tất cả đều say đắm lòng
người. Đó là vẻ đẹp và sức sống của đất trời vào xuân.

2/ Mùa xuân của đất nước:
Hình ảnh người cầm súng
Hình ảnh người ra đồng
Ngưòi lính khoác trên mình cành lá ngụy trang, mang theo sức sống mùa xuân
Sức mạnh dân tộc bảo vệ Tổ Quốc.
Người nông dân đem mồ hôi sức lao động cần cù, làm nên mùa xuân cho ruộng đồng.
Máu và mồ hôi của nhân dân đã góp phần tô điểm mùa xuân của và để giữ mãi mùa xuân mãi mãi.
Sức sống của mùa xuân đất nước còn được cảm nhận trong nhịp điệu hối hả, những âm thanh xôn xao ...Đất nước như vì sao cứ đi lên phía trước.
3/ Tâm niệm của nhà thơ:
Đó là khát vọng được hòa nhập cuộc sống vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp,dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung cho đất nước.
Mỗi con người hãy trở thành mùa xuân nho nhỏ
để làm nên mùa xuân bất diệt của đất nước.
Đó là sự khắc sâu tâm nguyện dâng hiến một cách khiêm tốn, chân thành.
I/ Đọc tìm hiểu chung
1/ Tác giả:
2/ Tác phẩm:
3/ Bố cục:
II/ Đọc tìm hiểu chi tiết
1/ Mùa xuân của thiên nhiên, đất trời.
2/ Mùa xuân của đất nước:
3/ Tâm niệm của nhà thơ:
III/ Tổng kết:
Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là tiếng lòng tha thiết yêu
mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời thể hiện
ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho
đất nước, góp một mùa xuân nho nhỏ của mình vào
mùa xuân lớn của dân tộc.
Bài thơ theo thể 5 tiếng, có nhạc điệu trong sáng
tha thiết, gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp
giản dị, gợi cảm,những so sánh và ẩn dụ sáng tạo.
Luyện tập:
Sưu tầm một số đoạn thơ, bài thơ về mùa xuân.
Nếu vẽ tranh em sẽ vẽ cảnh gì để minh họa cho bài thơ này?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Thoa
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)