Bài 23. Mùa xuân nho nhỏ

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thúy | Ngày 08/05/2019 | 33

Chia sẻ tài liệu: Bài 23. Mùa xuân nho nhỏ thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Kiểm tra bài cũ
*/ Câu 1: ý nào nêu rõ nét độc đáo của phong cách thơ Chế Lan Viên.
A - Phong cách suy tưởng, triết lí.
B - Đậm chất dân gian, hồn nhiên.
C - Hình ảnh thơ phong phú, đa dạng.
D - Sức liên tưởng mạnh mẽ, bất ngờ.
*/ Câu 2: Nhận xét nào nói đúng nhất về nội dung của bài thơ "Con cò"?
A- Bài thơ là những cảm nhận , suy ngẫm về tình cảm gia đình.
B - Bài thơ là những cảm nhận , suy ngẫm của tác giả về tình cảm
mẹ con gắn bó thiêng liêng .
C - Bài thơ là những cảm nhận, suy ngãm về cuộc sống sinh hoạt.
A
B
Tiết 116 - Văn bản :
Thanh Hải
I - Tìm hiểu chung.
1 - Tác giả.
- Thanh Hải: ( 1930 - 1980).
Tên khai sinh : Phạm Bá Ngoãn.
Quê: Huyện Phong Điền
Tỉnh Thừa Thiên - Huế.
- Phong cách thơ : Chân thành, đôn hậu và đằm thắm.
Tiết 116 - Văn bản :
Thanh Hải
I - Tìm hiểu chung.
1 Tác giả.
2- Tác phẩm .
- Bài thơ "Mùa Xuân nho nhỏ" sáng tác tháng 11 năm 1980.
- Bài thơ thể hiện niềm yêu mến tha thiết cuộc sống, đất nước và ước nguyện dâng hiến của nhà thơ.
"... Tôi luôn có cái ám ảnh của một người đau bệnh hiểm
nghèo, rằng không biết mình sẽ nằm xuống vào lúc nào, nằm1
xuống để rồi không dậy được nữa. Lúc đó để lại bao nhiêu
chuyện dở dang, trong đó có những tác phẩm... Khi có điều
kiện, người cảm thấy thoải mái đôi chút là tôi liền ngồi vào
bàn. Tôi tự nhủ: Phải sống những ngày tháng cuối có ích để
khi mất đi mình vẫn có thể làm việc đến giờ chót. "
Tiết 116 - Văn bản :
Thanh Hải
I - Tìm hiểu chung.
1- Tác giả.
2- Tác phẩm .
3 - Cấu trúc văn bản .
- Thể thơ năm chữ, nhịp thơ 3/2 hoặc 2/3.
- Phương thức biểu đạt : Biểu cảm - miêu tả .
Bố cục : 3 phần :
+ Phần 1: Ba khổ thơ đầu.
+ Phần 2: Hai khổ thơ tiếp theo.
+ Phần 3: Khổ thơ cuối.
Tiết 116 - Văn bản :
Thanh Hải
I - Tìm hiểu chung.
II - Đọc - hiểu văn bản.
*/ Đọc giọng vui tươi và suy ngẫm, nhịp thơ lúc nhanh tưng bừng phấn khởi và khẩn trương, lúc chậm khoan thai, đoạn cuối lắng chậm và nhỏ dần.
Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải -
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
ơi, con chim chiền chiện.
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao...
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.


Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
Mùa xuân - ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế.
Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước
Tiết 116 - Văn bản :
Thanh Hải
I - Tìm hiểu chung.
II - Đọc - hiểu văn bản.
1 - Mùa xuân của thiên nhiên - mùa xuân của đất nước.
*/ Mùa xuân thiên nhiên
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời

(V)
(C)
- Nghệ thuật đảo trật tự cú pháp
- Động từ, tính từ biểu cảm gợi tả vẻ đẹp của thiên nhiên mùa xuân.
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời

- Âm thanh rộn rã vui tươi.
Tiết 116 - Văn bản :
Thanh Hải
I - Tìm hiểu chung.
II - Đọc - hiểu văn bản.
1 - Mùa xuân của thiên nhiên - mùa xuân của đất nước
*/ Mùa xuân thiên nhiên
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
ơi, con chim chiền chiện.
Hót chi mà vang trời

(V)
(C)
- Nghệ thuật đảo Trật tự cú pháp
- Động từ, tính từ biểu cảm gợi tả vẻ đẹp của thiên nhiên mùa xuân.
- Âm thanh rộn rã vui tươi.
-> Mùa xuân tươi đẹp, không gian rộng thoáng, sáng sủa, không khí vui tươi rộn ràng ấm áp và náo nức.
" Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng ".

- Cách thứ nhất : Giọt long lanh không rõ là giọt gì có thể là giọt sương sớm cũng có thể là mưa xuân. Giọt long lanh là giọt trong suốt phản chiếu ánh bình minh. Nhà thơ hứng từng giọt long lanh ấy trong lòng bàn tay là muốn thâu nhận cả vẻ đẹp mới mẻ, tinh khiết trong sáng của thiên nhiên, đất trời hào phóng ban tặng cho con người.
- Cách thứ hai: Liên hệ với hai câu thơ "Ơi con chim chiền chiện - Hót chi mà vang trời" có thể hiểu giọt long lanh là âm thanh của tiếng chim chiền chiện đang hót vang trời. Tiếng chim long lanh, âm thanh long lanh là cái hay đặc sắc của sự chuyển đổi cảm giác của tác giả từ thính giác: "Nghe"sang thị giác "Nhìn"giọt âm thanh rơi, rồi sang xúc giác "Đưa tay hứng". Đó là sự tưởng tượng phong phú của nhà thơ trong niềm vui hân hoan được kích thích từ buổi sáng sớm mùa xuân tuyệt vời trên quê hương mình.
Tiết 116 - Văn bản :
Thanh Hải
I - Tìm hiểu chung.
II - Đọc - hiểu văn bản.
1 - Mùa xuân của thiên nhiên - mùa xuân của đất nước
*/ Mùa xuân thiên nhiên
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
ơi, con chim chiền chiện.
Hót chi mà vang trời
(V)
(C)
- Nghệ thuật đảo Trật tự cú pháp
- Động từ, tính từ biểu cảm gợi tả vẻ đẹp của thiên nhiên mùa xuân.
- Âm thanh rộn rã vui tươi.
Sự nâng niu, khát vọng thu nhận, gìn giữ và say sưa ngây ngất trước vẻ đẹp thiên nhiên đất trời vào xuân của nhà thơ.
-> Mùa xuân tươi đẹp, không gian rộng thoáng, sáng sủa, không khí vui tươi rộn ràng ấm áp và náo nức.
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
- Nghệ thuật chuyển đổi cảm giác : Cảm xúc tha thiết, nồng nàn trước vẻ đẹp mùa xuân thiên nhiên của nhà thơ.
Tiết 116 - Văn bản :
Thanh Hải
I - Tìm hiểu chung.
II - Đọc - hiểu văn bản.
1 - Mùa xuân của thiên nhiên - mùa xuân của đất nước
*/ Mùa xuân thiên nhiên
*/ Mùa xuân đất nước
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao.
- Điệp ngữ, so sánh, từ láy.
-> Mùa xuân đất nước sôi động và hứa hẹn nhiều điều tốt đẹp.
-> Cảm xúc say mê, tin yêu con người và cuộc sống của quê hương đất nước khi vào xuân.
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Tiết 116 - Văn bản :
Thanh Hải
I - Tìm hiểu chung.
II - Đọc - hiểu văn bản.
1 - Mùa xuân của thiên nhiên - mùa xuân của đất nước
*/ Mùa xuân thiên nhiên
*/ Mùa xuân đất nước
Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
So sánh, nhân hóa giàu ý nghĩa:
+ Sức sống bền bỉ, mãnh liệt của đất nước.
+ Ca ngợi vẻ đẹp của đất nước vào xuân.
Nhà thơ có tấm lòng tin yêu, trân trọng và tự hào hi vọng vào tương lai của mùa xuân đất nước.
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước .
Tiết 116 - Văn bản :
Thanh Hải
I - Tìm hiểu chung.
II - Đọc - hiểu văn bản.
1 - Mùa xuân của thiên nhiên - mùa xuân của đất nước
2 - Suy nghĩ và ước nguyên của nhà thơ trước mùa xuân của đất nước.
" Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến"
-> Điệp ngữ "Ta- Ta làm": Tạo nên một nhịp thơ sôi nổi, thể hiện một trái tim tha thiết yêu đời, ý thức sâu sắc về giá trị cuộc đời, hạnh phúc tự nguyện dâng hiến của nhà thơ với đất nước.
Khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống của đất nước, được sống có ích cống hiến phần tốt đẹp của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước.
Tiết 116 - Văn bản :
Thanh Hải
I - Tìm hiểu chung.
II - Đọc - hiểu văn bản.
1 - Mùa xuân của thiên nhiên - mùa xuân của đất nước
2 - Suy nghĩ và ước nguyên của nhà thơ trước mùa xuân của đất nước.
"Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc".
-> ẩn dụ: Ước nguyện khiêm nhường mà tha thiết được cống hiến một phần nhỏ bé để góp phần làm đẹp cho đời.
-> Điệp ngữ "Dù là"- Quan niệm sống: Sự cống hiến không kể tuổi tác mà ở tâm huyết sống chân thành và tốt đẹp của con người.
Cách sống giản dị, ước nguyện tốt đẹp, cao cả của nhà thơ.
Tiết 116 - Văn bản :
Thanh Hải
I - Tìm hiểu chung.
II - Đọc - hiểu văn bản.
1 - Mùa xuân của thiên nhiên - mùa xuân của đất nước
2 - Suy nghĩ và ước nguyên của nhà thơ trước mùa xuân của đất nước.
3 - Khúc hát ca ngợi quê hương đất nước.
" Mùa xuân - ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế ".
- Gieo vần và phối âm độc đáo.
- Điệp ngữ : Âm thanh của mùa xuân đất nước muôn đời trẻ trung vấn vít xao xuyến lòng người.
Khúc hát thân tình, ấm áp ngân lên thể hiện niềm tin yêu tha thiết vào cuộc đời, vào quê hương đất nước của nhà thơ.
Tiết 116 - Văn bản :
Thanh Hải
I - Tìm hiểu chung.
II - Đọc - hiểu văn bản.
1 - Mùa xuân của thiên nhiên - mùa xuân của đất nước
2 - Suy nghĩ và ước nguyên của nhà thơ trước mùa xuân của đất nước.
3 - Khúc hát ca ngợi quê hương đất nước.
III - Tổng kết.
*/ Nghệ thuật
*/ Nội dung
Thể thơ năm tiếng, có nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca.
Hình ảnh thơ đẹp giản dị, gợi cảm, những so sánh và ẩn dụ sáng tạo.
- Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời; thể hiện ước nguyện của nhà thơ được cống hiến cho đất nước , góp "mùa xuân nho nho"của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.
Tiết 116 - Văn bản :
Thanh Hải
I - Tìm hiểu chung.
II - Đọc - hiểu văn bản.
III - Tổng kết .
*/ Luyện tập
*/ Câu 1: Nhà thơ đã thể hiện tình cảm gì qua bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" ?
A - Tình yêu thiên nhiên đất nước.
B - Tình yêu cuộc sống.
C - Khát vọng cống hiến cho đời.
D - Cả ba ý trên.
D
Tiết 116 - Văn bản :
Thanh Hải
I - Tìm hiểu chung.
II - Đọc - hiểu văn bản.
III - Tổng kết .
*/ Luyện tập
*/ Câu 2: Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" được bắt nguồn từ cảm xúc nào?
A - Cảm xúc về vẻ đẹp truyền thống của đất nước .
B - Cảm xúc về vẻ đẹp của mùa xuân xứ Huế .
C - Cảm xúc về về thời điểm lịch sử đáng ghi nhớ .
B
Sông hương - Núi ngự
Chùa thiên mụ - cầu trường tiền
Lăng tự Đức - Lăng minh mạng
Cố đô huế trong đêm
- Học thuộc lòng bài thơ : Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải
- Viết đoạn văn phân tích những suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ trước mùa xuân đất nước.
- Soạn văn bản : Viếng lăng Bác - Viễn Phương .
Hướng dẫn về nhà
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thúy
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)