Bài 23. Mùa xuân nho nhỏ

Chia sẻ bởi Nguyễn Viết Hiền | Ngày 08/05/2019 | 30

Chia sẻ tài liệu: Bài 23. Mùa xuân nho nhỏ thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Kính chào các thầy cô giáo và các em học sinh đã đến với tiết học hôm nay!

Ngữ văn 9
Ngữ văn 9 - Tiết 112 :
Mùa xuân nho nhỏ ( Tiếp )

Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ

Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước

II.Tìm hiểu chi tiết văn bản

2.Cảm xúc trước mùa xuân đất nước:

* Mùa xuân đất nước:

- Người cầm súng: Lộc- giắt đầy trên lưng

-Người ra đồng : Lộc - trải dài nương mạ

=> Mùa xuân trải rộng khắp đất nước: Từ biên giới đến đồng bằng và chính con người đã làm nên mùa xuân, mùa xuân làm cho con người thêm sức sống.



Ngữ văn 9 - Tiết 112 :
Mùa xuân nho nhỏ ( Tiếp )
II.Tìm hiểu chi tiết văn bản
2.Cảm xúc trước mùa xuân đất nước:
* Mùa xuân đất nước:




* C¶m xóc :
Tất cả như h?i h?
Tất cả như xôn xao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước"

- Hối hả, xôn xao
NT: điệp từ, từ láy
=> Niềm rạo rực, nôn nao, thôi thúc, giục giã hành động
- Đất nước như vì sao.
-NT: so sánh
-> Đất nước đẹp, toả sáng, vĩnh hằng
=> Niềm tự hào trước lich sử dân tộc và sự phát triển của đất nước

Ngữ văn 9 - Tiết 112 :
Mùa xuân nho nhỏ ( Tiếp )
II.Tìm hiểu chi tiết văn bản
2.Cảm xúc trước mùa xuân đất nước:

" Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến

Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc

Mùa xuân - ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế

3. Ước nguyện của tác giả:


Thảo luận theo nhóm:

Nhóm 1: Tác giả có những ước nguyện gì ? Vì sao lại phải là con chim hót, nốt trầm xao xuyến ?

Nhóm 2: Đoạn thơ sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào ? Tác dụng của những biện pháp nghệ thuật ấy ?

Nhóm 3: Giải thích nhan đề "mùa xuân nho nhỏ"? Nhan đề đó có gì đặc biệt ? Từ "mùa xuân" trong câu có ý nghĩa gì ? Nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?

Nhóm 4: Cảm nhận gì về các từ : nho nhỏ, lặng lẽ, dâng ở trong đoạn thơ ?





Ngữ văn 9 - Tiết 112 :
Mùa xuân nho nhỏ ( Tiếp )
II.Tìm hiểu chi tiết văn bản
2.Cảm xúc trước mùa xuân đất nước:
3. Ước nguyện của tác giả:

















- Ta làm :
- Con chim hót

- Một nhành hoa
- Một nốt trầm xao xuyến
=>NT: điệp từ , lặp cấu tứ

? Thể hiện khát khao mãnh liệt muốn được làm một mùa xuân nho nhỏ để nhập vào mùa xuân lớn của dân tộc

- Mùa xuân nho nhỏ:
-> Mùa xuân trong lòng tác giả (đó chính là niềm vui, tình yêu, sức sống đang rao rực trong lòng)

-> Nghĩa chuyển
- Các từ : nho nhỏ, lặng lẽ, dâng.

? Sự khiêm tốn, âm thầm, tự nguyện hiến dâng cuộc đời cho quê hương đất nước




Ngữ văn 9 - Tiết 112 :
Mùa xuân nho nhỏ ( Tiếp )
II.Tìm hiểu chi tiết văn bản
2.Cảm xúc trước mùa xuân đất nước:
3. Ước nguyện của tác giả:

Thể hiện tình yêu thiết tha đối với cuộc sống, với quê hương đất nước, và khát vọng mãnh liệt được cống hiến, được góp một mùa xuân nhỏ vào mùa xuân lớn của dân tộc


III. Tổng kết

1. Nghệ thuật :

- Thể thơ năm chữ, giàu nhạc điệu, mang âm hưởng dân ca
- Lựa chọn hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm, giàu ý nghĩa

2. Nội dung:

IV. Luyện tập:
- Hỏt b�i hỏt "Mựa xuõn nho nh?"
Hu?ng d?n h?c ? nh�
- Học thuộc lòng bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”
- Viết một đoạn văn cảm nhận về một khổ thơ trong bài thơ mà em thích
- Tìm đọc tham khảo một số bài thơ viết về mùa xuân


Tiết học đến đây là kết thúc, chúc các em học tập tốt, thân ái chào các thầy giáo cô giao và tất cả các em.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Viết Hiền
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)