Bài 23. Mùa xuân nho nhỏ
Chia sẻ bởi Lê Thị Hạnh |
Ngày 08/05/2019 |
28
Chia sẻ tài liệu: Bài 23. Mùa xuân nho nhỏ thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Chào mừng các em học sinh
đến với bài học hôm nay!
Người dạy: GV Lê Thị Hạnh
Bài cũ
1- Hình ảnh con cò trong bài thơ “Con Cò” của Chế Lan Viên có ý nghĩa biểu tượng gì?
A- Biểu tượng cho cuộc sống khó nhọc trước kia.
B- Biểu tượng cho cuộc sống vất vả hôm nay.
C- Biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam.
D- Biểu tượng cho tấm lòng người mẹ và lời ru của mẹ.
2- Dòng nào sau đây nêu cách hiểu đúng nhất về hai câu thơ :
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”
A- Tình mẹ yêu con mãi mãi không bao giờ thay đổi.
B- Ca ngợi người mẹ luôn yêu thương con cho dù con đã lớn khôn.
C- Bổn phận làm con phải luôn ghi nhớ và biết ơn công lao của cha mẹ.
D-Tình cảm của người mẹ mãi dạt dào và có ý nghĩa lớn lao đối với cuộc đời mỗi người
TUẦN 24: Tiết 116 : Bài thơ
MÙA XUÂN NHO NHỎ
(Thanh Hải)
1-Tác giả:
-Thanh Hải (1930-1980), Tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn; quê ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế.
- Là cây bút có công với việc xây dựng nền văn học miền Nam từ những ngày đầu.
2-Bài thơ:
Bài thơ sáng tác vào tháng 11/1980, khi tác giả đang nằm trên giường bệnh. Sau đó một tháng thì tác giả từ giã cõi đời.
1-Đọc-Từ khó:
-Giới thiệu giọng đọc: Giọng đọc vui pha chút suy ngẫm với nhịp đọc lúc nhanh lúc chậm; nhất là đoạn cuối đọc chậm với giọng nhỏ dần.
3- Bố cục và mạch cảm xúc bài thơ:
+ Mạch cảm xúc:
- Tác gỉa đi từ cảm hứng về mùa xuân thiên nhiênđến mùa xuân đất nước,từ đó nêu lên ước nguyện dâng hiến và lời ngoị ca quê hương đất nước
+ Bố cục: 4 phần
- Khổ 1: Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân thiên nhiên
Khổ 2,3: cảm xúc của tác giả trước mùa xuân đất nước
khổ 4,5: Ước nguyện dâng hiến
Khổ 6: Lời thơ ngợi ca quê hương đất nước
2- Thể thơ:
-Thể thơ 5 chữ có ưu thế bày tỏ cảm xúc chân thực
=> Bố cục trình bày dựa vào mạch cảm xúc
-Khổ thơ 1:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
Nghệ thuật : Phác học hình ảnh tiêu biểu vời từ ngữ gợi hình, gợi âm thanh .
Mùa xuân hiệ lên tươi đẹp với màu sắc đặc trưng của xứ Huế; âm thanh rộn rã giữa không gian rộng lớn cuả mùa xuân
Nghệ thuật chuyển đổi cảm giác
Thể hiện thái độ trân trọng nâng niu của tác giả trước mùa xuân
Cả khổ thơ diễn tả tình yêu cuộc sống của nhà thơ trong những giờ phút cuối của cuộc đời
Khổ thơ 2,3:
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao…
Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
NT: Điệp ngữ, Từ láy
- Sử dụng hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng: Người cầm súng, người ra đồng
ND: diễn tả được nhịp sống hối hả , rộn ràng
NT: Điệp từ’ Đất nước; sử dụng phép so sánh, ẩn dụ
=> ND: Hình ảnh đất nước hiện lên như người mẹ hiền chịu thương chịu khó,bền bỉ và mạnh mẽ. Thể hiện sức sống mạnh mẽ của dân tộc ta qua lịch sử bốn ngàn năm
Cảm hứng chung của khổ thơ là cảm hứng tự hào của tác giả trước sức sống mạnh mẽ ,sôi nổi của đất nước sau khi đã dành được nền độc lập - thống nhất nước nhà và đang trên đường xây dựng CNXH
-Khổ thơ 4,5:
Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
NT: - Dùng đại từ “ Ta”
Sử dụng nghệ thuật điệp ngữ, lặp lại hình ảnh ở khổ thơ đầu tạo ra sự đối ứng chặt chẽ ;
Sáng tạo hình ảnhđộc đáo” Mùa xuân nho nhỏ”; “lặng lẽ dâng” …
=> ND: Thể hiện thái độ khiêm nhường, niềm khát khao hoà nhập và dâng hiễn, mong muốn đóng góp nhỏ bé của mình vào công cuộc lớn lao của Tổ Quốc. Đồng thời còn thể hiện quan niệm sống của tác giả : Sống là dâng hiến là góp phần nhỏ bé của mình cho quê hương-đất nước
Khổ thơ 6:
Mùa xuân - ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Non nước ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế.
=> Âm hưởng dân ca xứ Huế với nhịp phách tiền, điệu Nam ai, Nam Bình như là tiếng lòng của tác giả đang hướng về quê hương , đất nước; Đó phải chăng còn là lời tiễn biệt nhẹ nhàng nhưng đầy lưu luyến của tác giả đối với cuộc đời
Tổng kết
1- Nghệ thuật:
Câu nào chỉ rõ và đúng nhất những biện pháp nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ:
A-Thể thơ 5 chữ, giọng điệu thiết tha rạo rực, nhiều hình ảnh thiên nhiênkì vĩ giàu sức gị cảm.
B-Thể thơ tự do, hình thức đối thoại lồng trong độc thoại, hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng.
C- Thể thơ 5 chữ, nhạc điệu trong sáng thiết tha,gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, gợi cảmvà những ẩn dụ so sánh sáng tạo.
C-
2- Nội Dung:
Nhà thơ đã thể hiện tình cảm gì qua bài thơ trên?
A- Tình yêu thiên nhiên đất nước.
B- Tình yêu cuộc sống.
C- Khát vọng cống hiến cho đời.
D- Cả 3 ý trên
D-
DẶN DÒ
1. Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ
2. Hiểu được ý nghĩa cống hiến của bản thân tác giả đối với đất nước
3. Học thuộc lòng bài thơ
4. Soạn bài mới: Viếng lăng Bác
HẸN GẶP LẠI CÁC EM Ở TIẾT SAU
đến với bài học hôm nay!
Người dạy: GV Lê Thị Hạnh
Bài cũ
1- Hình ảnh con cò trong bài thơ “Con Cò” của Chế Lan Viên có ý nghĩa biểu tượng gì?
A- Biểu tượng cho cuộc sống khó nhọc trước kia.
B- Biểu tượng cho cuộc sống vất vả hôm nay.
C- Biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam.
D- Biểu tượng cho tấm lòng người mẹ và lời ru của mẹ.
2- Dòng nào sau đây nêu cách hiểu đúng nhất về hai câu thơ :
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”
A- Tình mẹ yêu con mãi mãi không bao giờ thay đổi.
B- Ca ngợi người mẹ luôn yêu thương con cho dù con đã lớn khôn.
C- Bổn phận làm con phải luôn ghi nhớ và biết ơn công lao của cha mẹ.
D-Tình cảm của người mẹ mãi dạt dào và có ý nghĩa lớn lao đối với cuộc đời mỗi người
TUẦN 24: Tiết 116 : Bài thơ
MÙA XUÂN NHO NHỎ
(Thanh Hải)
1-Tác giả:
-Thanh Hải (1930-1980), Tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn; quê ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế.
- Là cây bút có công với việc xây dựng nền văn học miền Nam từ những ngày đầu.
2-Bài thơ:
Bài thơ sáng tác vào tháng 11/1980, khi tác giả đang nằm trên giường bệnh. Sau đó một tháng thì tác giả từ giã cõi đời.
1-Đọc-Từ khó:
-Giới thiệu giọng đọc: Giọng đọc vui pha chút suy ngẫm với nhịp đọc lúc nhanh lúc chậm; nhất là đoạn cuối đọc chậm với giọng nhỏ dần.
3- Bố cục và mạch cảm xúc bài thơ:
+ Mạch cảm xúc:
- Tác gỉa đi từ cảm hứng về mùa xuân thiên nhiênđến mùa xuân đất nước,từ đó nêu lên ước nguyện dâng hiến và lời ngoị ca quê hương đất nước
+ Bố cục: 4 phần
- Khổ 1: Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân thiên nhiên
Khổ 2,3: cảm xúc của tác giả trước mùa xuân đất nước
khổ 4,5: Ước nguyện dâng hiến
Khổ 6: Lời thơ ngợi ca quê hương đất nước
2- Thể thơ:
-Thể thơ 5 chữ có ưu thế bày tỏ cảm xúc chân thực
=> Bố cục trình bày dựa vào mạch cảm xúc
-Khổ thơ 1:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
Nghệ thuật : Phác học hình ảnh tiêu biểu vời từ ngữ gợi hình, gợi âm thanh .
Mùa xuân hiệ lên tươi đẹp với màu sắc đặc trưng của xứ Huế; âm thanh rộn rã giữa không gian rộng lớn cuả mùa xuân
Nghệ thuật chuyển đổi cảm giác
Thể hiện thái độ trân trọng nâng niu của tác giả trước mùa xuân
Cả khổ thơ diễn tả tình yêu cuộc sống của nhà thơ trong những giờ phút cuối của cuộc đời
Khổ thơ 2,3:
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao…
Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
NT: Điệp ngữ, Từ láy
- Sử dụng hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng: Người cầm súng, người ra đồng
ND: diễn tả được nhịp sống hối hả , rộn ràng
NT: Điệp từ’ Đất nước; sử dụng phép so sánh, ẩn dụ
=> ND: Hình ảnh đất nước hiện lên như người mẹ hiền chịu thương chịu khó,bền bỉ và mạnh mẽ. Thể hiện sức sống mạnh mẽ của dân tộc ta qua lịch sử bốn ngàn năm
Cảm hứng chung của khổ thơ là cảm hứng tự hào của tác giả trước sức sống mạnh mẽ ,sôi nổi của đất nước sau khi đã dành được nền độc lập - thống nhất nước nhà và đang trên đường xây dựng CNXH
-Khổ thơ 4,5:
Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
NT: - Dùng đại từ “ Ta”
Sử dụng nghệ thuật điệp ngữ, lặp lại hình ảnh ở khổ thơ đầu tạo ra sự đối ứng chặt chẽ ;
Sáng tạo hình ảnhđộc đáo” Mùa xuân nho nhỏ”; “lặng lẽ dâng” …
=> ND: Thể hiện thái độ khiêm nhường, niềm khát khao hoà nhập và dâng hiễn, mong muốn đóng góp nhỏ bé của mình vào công cuộc lớn lao của Tổ Quốc. Đồng thời còn thể hiện quan niệm sống của tác giả : Sống là dâng hiến là góp phần nhỏ bé của mình cho quê hương-đất nước
Khổ thơ 6:
Mùa xuân - ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Non nước ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế.
=> Âm hưởng dân ca xứ Huế với nhịp phách tiền, điệu Nam ai, Nam Bình như là tiếng lòng của tác giả đang hướng về quê hương , đất nước; Đó phải chăng còn là lời tiễn biệt nhẹ nhàng nhưng đầy lưu luyến của tác giả đối với cuộc đời
Tổng kết
1- Nghệ thuật:
Câu nào chỉ rõ và đúng nhất những biện pháp nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ:
A-Thể thơ 5 chữ, giọng điệu thiết tha rạo rực, nhiều hình ảnh thiên nhiênkì vĩ giàu sức gị cảm.
B-Thể thơ tự do, hình thức đối thoại lồng trong độc thoại, hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng.
C- Thể thơ 5 chữ, nhạc điệu trong sáng thiết tha,gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, gợi cảmvà những ẩn dụ so sánh sáng tạo.
C-
2- Nội Dung:
Nhà thơ đã thể hiện tình cảm gì qua bài thơ trên?
A- Tình yêu thiên nhiên đất nước.
B- Tình yêu cuộc sống.
C- Khát vọng cống hiến cho đời.
D- Cả 3 ý trên
D-
DẶN DÒ
1. Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ
2. Hiểu được ý nghĩa cống hiến của bản thân tác giả đối với đất nước
3. Học thuộc lòng bài thơ
4. Soạn bài mới: Viếng lăng Bác
HẸN GẶP LẠI CÁC EM Ở TIẾT SAU
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Thị Hạnh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)