Bài 23. Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

Chia sẻ bởi Triệu Khánh Ngọc | Ngày 07/05/2019 | 30

Chia sẻ tài liệu: Bài 23. Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Nhiệt liệt chào mừng
các thầy cô giáo về dự tiết học !
TIẾT 120: Luyện Tập
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ
TÁC PHẨM TRUYỆN
(HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
Tiết 120: luyện tập làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện
(hoặc đoạn trích)
I. Ôn tập lý thuyết
Khái niệm: Nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể.
Các bưước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
a. Tìm hiểu đề và tìm ý
b. Lập dàn ý
c. Viết bài
d. Đọc lại bài viết và sửa chữa
Tiết 120: luyện tập làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện
(hoặc đoạn trích)
Đề bài: Suy nghĩ của em về đoạn trích truyện "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng.
Tìm hiểu đề:
Kiểu đề: Nghị luận về một đoạn trích tác phẩm truyện.
- Vấn đề nghị luận: Nhận xét, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của truyện.
Tìm hiểu đề và tìm ý
TIẾT 120: LUYỆN TẬP CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN
VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
I. ÔN TẬP LÍ THUYẾT:
II. LUYỆN TẬP:
* Đề bài: Cảm nhận của em về đoạn trích truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
a. Tìm hiểu đề
b. Tìm ý:
_Giai đoạn lịch sử sáng tác tác phẩm.
_Những nhận xét về tình cha con trong chiến tranh qua hai nhân vật.
_Những đặc điểm cụ thể về tình cha con qua từng nhân vật.
_Nghệ thuật đặc sắc của truyện.
2. Lập dàn ý:
2. Lập dàn ý:
a/ Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm "Chiếc lược ngà".
- Nêu khái quát nội dung, nghệ thuật của đoạn trích.
b/ Thân bài: * Tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến tranh.
- Tình cảm của bé Thu đối với ông Sáu:
+ Trước khi nhận ra ông Sáu là cha: Ngờ vực, bướng bỉnh, kiên quyết không nhận cha
+ Sau khi nhận ra ông Sáu là cha: Tình cảm bùng lên mãnh liệt, sâu sắc.
=> Bé Thu là cô bé hồn nhiên, bướng bỉnh, trong sáng và yêu thương ba mãnh liệt.
- Tình cảm ông Sáu dành cho con:
+ Tình cảm xúc động của ông Sáu trong giây phút đầu gặp con.
+ Trong ba ngày ở nhà : . Kiên nhẫn, cảm hóa, vỗ về để con nhận ba.
. Buồn, bất lực khi mọi cố gắng đều không thành .
. Lúc chia tay: Hạnh phúc tột đỉnh khi bé Thu nhận ba.
+ Trong những ngày ở chiến khu: . Ân hận vì đã đánh con.
. Dồn hết tình yêu và nỗi nhớ vào việc làm chiếc lược ngà để tặng con.
. Tình cha con đã tạo thành sức mạnh để ông Sáu trao chiếc lược cho bác Ba và thanh thản ra đi vì nghĩa lớn.
=> Tình cảm ông Sáu dành cho con sâu nặng, thiêng liêng.
* Truyện có nhiều thành công về nghệ thuật:
- Nghệ thuật xây dựng cốt truyện, tình huống truyện bất ngờ.
- Khai thác diễn biến tâm lý nhân vật hợp lý.
- Sử dụng ngôi kể thứ nhất; Ngôn ngữ giản dị mang đậm màu sắc Nam Bộ.
c/ Kết bài: - Nhận định, đánh chung giá về tác phẩm.
- Đánh giá sự thành công của nhà văn; Liên hệ thực tế.
? Đọc đoạn văn sau và cho biết đoạn văn nằm ở phần nào trong dàn ý của bài.
“Chi tiết chiếc lược ngà như là một điểm nhấn cho giai điệu của bài ca về tình cha con trong chiến tranh, là chi tiết tuyệt hay. Nó cho thấy sự kiên nhẫn của bé Thu, là sự an ủi đối với anh Sáu trong những ngày xa con sau đó. Nó nối hai câu chuyện: chuyện cha con anh Sáu, chuyện người kể chuyện là bác Ba. Nhưng trước hết chi tiết chiếc lược ngà là chi tiết bất ngờ, khi anh Sáu dồn hết tâm sức để có một kỉ vật chờ ngày thực hiện lời hứa với con thì bom đạn kẻ thù đã không cho anh làm việc đó. Bất ngờ nhưng nó cũng phản ánh hiện thực đau xót của chiến tranh”.
Tiết 120: luyện tập làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện
(hoặc đoạn trích)
Trong buổi sáng cuối cùng, trước phút ông Sáu phải lên đường, thái độ và hành động của bé Thu đã đột ngột thay đổi hoàn toàn. Lần đầu tiên Thu cất tiếng gọi "ba" và tiếng kêu như tiếng xé, rồi "nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó", " Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa". Trong giờ phút chia tay đầy cảm động ấy, tình yêu và nỗi nhớ người cha xa cách đã bị dồn nén bấy lâu, nay bùng ra thật mạnh mẽ, hối hả và cuống quýt. Tiếng gọi ấy không chỉ khiến ba nó bật khóc mà còn làm cho trái tim của biết bao người phải rung động.
Tiết 120: luyện tập làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện
(hoặc đoạn trích)
Đề viết bài tập làm văn số 6 ( làm ở nhà):
Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích: " Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ.
TIẾT 120: LUYỆN TẬP CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN
VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
I. ÔN TẬP LÍ THUYẾT:
II. LUYỆN TẬP:
* Đề bài: Cảm nhận của em về đoạn trích truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
1. Tìm hiểu đề
2. Tìm ý:
3. Lập dàn ý:
D.HƯỚNG DẪN CÔNG VIỆC Ở NHÀ: (3’)
1.Viết bài nộp vào tiết đầu tiên tuần tiếp theo.
2.Chuẩn bị văn bản Sang thu.
+Đọc văn bản, tìm hiểu các chú thích.
+Thực hiện các câu hỏi đọc – hiểu văn bản.
GIỜ HỌC KẾT THÚC.
CHÚC CÁC THẦY CÔ MẠNH KHOẺ
CHÚC CÁC EM CHĂM NGOAN HỌC GIỎI
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Triệu Khánh Ngọc
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)