Bài 23. Hịch tướng sĩ
Chia sẻ bởi vũ thị xuân |
Ngày 02/05/2019 |
22
Chia sẻ tài liệu: Bài 23. Hịch tướng sĩ thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
LỚP 81
NGỮ VĂN 8
KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu 1: Dòng nào nói đúng nhất ý nghĩa của câu “Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi”?
A. Phủ định sự cần thiết của việc dời đổi kinh đô.
B. Phủ định sự đau xót của nhà vua trước việc phải dời đô.
C. Khẳng định sự cần thiết phải dời đô.
D. Khẳng định lòng yêu nước của nhà vua.
Câu 2: “Chiếu dời đô” được sáng tác năm nào?
A. 1010
B. 1100
C. 1789
D. 1858
Câu 3: Ý nào nói đúng nhất mục đích của thể chiếu?
A. Giãi bày tình cảm của người viết.
B. Kêu gọi mọi người hăng hái chiến đấu chống kẻ thù.
C. Kể sự việc để tìm sự đồng tình của người viết.
D. Ban bố mệnh lệnh của nhà vua.
HỊCH TƯỚNG SĨ
(TRẦN QUỐC TUẤN)
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả:
TIẾT 90 – 91: HỊCH TƯỚNG SĨ
Trần Quốc Tuấn
Trần Quốc Tuấn (1228 - 1300) là anh hùng dân tộc, nhà văn hóa vĩ đại trong lịch sử Việt Nam. Làm tướng, ông biết dẹp bỏ "thù nhà" dốc lòng báo đền "nợ nước" góp công lớn ba lần đánh bại quân Nguyên. Ông còn là tác giả của hai bộ binh thư và đặc biệt bài "Hịch tướng sĩ" nổi tiếng còn lưu truyền đến ngày nay. Sau khi ông mất, vua phong ông tước Hưng Đạo đại vương, lập đền thờ ông ở Vạn Kiếp, Chí Linh (Hải Dương).
Bản Hịch tướng sĩ viết bằng giọng văn thống thiết hùng hồn, mang tầm tư tưởng của một bậc "đại bút".Trần Quốc Tuấn là một bậc tướng tài có đủ tài đức. Là tướng nhân, ông thương dân, thương quân, chỉ cho quân dân con đường sáng. Là tướng nghĩa, ông coi việc phải hơn điều lợi. Là tướng chí, ông biết lẽ đời sẽ dẫn đến đâu. Là tướng dũng, ông sẵn sàng xông pha vào nơi nguy hiểm để đánh giặc, lập công, cho nên trận Bạch Đằng oanh liệt nghìn đời là đại công của ông. Là tướng tín, ông bày tỏ trước cho quân lính biết theo ông thì sẽ được gì, trái lời ông thì sẽ bị gì. Cho nên cả ba lần đánh giặc Nguyên Mông, Trần Quốc Tuấn đều lập công lớn. Hai tháng trước khi mất, vua Anh Tông đến thăm lúc ông đang ốm, có hỏi: “Nếu chẳng may ông mất đi, giặc phương Bắc lại sang xâm lấn thì kế sách làm sao?” Ông đã trăng trối những lời cuối cùng, thật thấm thía và sâu sắc cho mọi thời đại dựng nước và giữ nước: “Thời bình phải khoan thư sức dân để làm kế sâu gốc bền rễ, đó là thượng sách giữ nước”. Mùa thu tháng Tám, ngày 20, năm Canh Tý, Hưng Long thứ 8 (1300) "Bình Bắc đại nguyên soái" Hưng Đạo đại vương qua đời.
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả:
TIẾT 90 – 91: HỊCH TƯỚNG SĨ
Trần Quốc Tuấn
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn(1231?- 1300)
Là một danh tướng đời trần .
Có công lao lớn trong ba cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên.
2. Tác phẩm:
? Hịch là gì
Hịch là thể văn nghị luận thời xưa, thường được vua chúa, tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh một phong trào dùng để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.
Hịch có kết cấu chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng thuyết phục thường viết theo thể văn biền ngẫu. Đặc điểm nổi bật của hịch là khích lệ tình cảm, tinh thần người nghe.
I. Giới thiệu chung:
Tác giả:
Tác phẩm:
TIẾT 90 – 91: HỊCH TƯỚNG SĨ
Trần Quốc Tuấn
Là thể văn chính luận trung đại.
Có kết cấu chặt chẽ, lí lẽ sắc bén.
Dùng để khích lệ tình cảm, tinh thần đấu tranh chống kẻ thù.
Bài hịch này được viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên lần thứ hai (1285)
I. Giới thiệu chung:
Tác giả:
Tác phẩm:
TIẾT 90 – 91: HỊCH TƯỚNG SĨ
Trần Quốc Tuấn
Là thể văn chính luận trung đại, có kết cấu chặt chẽ, lí lẽ sắc bén. Dùng để khích lệ tình cảm, tinh thần đấu tranh chống kẻ thù.
- Hịch tướng sĩ được Trần Quốc Tuấn viết để kêu gọi tướng sĩ học tập Binh thư yếu lược, sẵn sàng đối phó với âm mưu của giặc Mông – Nguyên xâm lược nước ta lần thứ hai(1285).
Giới thiệu chung:
Đọc – hiểu văn bản:
TIẾT 90 – 91: HỊCH TƯỚNG SĨ
Trần Quốc Tuấn
- Đoạn 1: Từ đầu đến “còn lưu tiếng tốt”: Nêu những gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách để khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước.
- Đoạn 2: Từ “Huống chi” đến “vui lòng”: Tố cáo tội ác giặc và nói lên lòng căm thù giặc.
- Đoạn 3: Từ “Các ngươi” đến “Không muốn vui vẻ phỏng có được không”: Phân tích phải trái, làm rõ đúng sai cho tướng sĩ hiểu.
- Đoạn 4: Phần còn lại: Nêu nhiệm vụ cấp bách, khích lệ tinh thần chiến đấu.
- Bố cục:
Giới thiệu chung:
Đọc – hiểu văn bản:
Phân tích:
TIẾT 90 – 91: HỊCH TƯỚNG SĨ
Trần Quốc Tuấn
1. Nêu gương trung thần nghĩa sĩ:
Để kêu gọi và khích lệ tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm thì Trần Quốc Tuấn đã làm gì.
- Có người làm tướng: Ki Tín, Do Vu, Vương Công Kiên, Cốt Đãi Ngột Lang, Xích Tu Tư.
- Có người làm quan nhỏ: Thân Khoái
-> Sẵn sàng chết vì vua, vì chủ, vì nước, không sợ hiểm nguy, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
- Nhằm khích lệ lòng trung quân ái quốc của các tướng sĩ
- Để kêu gọi, khích lệ tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm, Hịch tướng sĩ từng bước tác động đến tướng sĩ suy nghĩ về:
- Tinh thần trung quân ái quốc: nêu gương những trung thần nghĩa sĩ trong sử sách Trung Quốc .
- Kêu gọi tướng sĩ nhà Trần suy nghĩ về nghĩa vụ, trách nhiệm của bản thân đối với chủ tướng, cũng là đối với đất nước.
III. Phân tích:
1. Nêu gương trung thần nghĩa sĩ:
Ta thường nghe: Kỷ Tín đem mình chết thay, cứu thoát cho Cao Đế; Do Vu chìa lưng chịu giáo, che chở cho Chiêu Vương; Dự Nhượng nuốt than, báo thù cho chủ; Thân Khoái chặt tay để cứu nạn cho nước. Kính Đức một chàng tuổi trẻ, thân phò Thái Tông thoát khỏi vòng vây Thái Sung; Cảo Khanh một bầy tôi xa, miệng mắng Lộc Sơn, không theo mưu kế nghịch tặc. Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước, đời nào chẳng có ? Ví thử mấy người đó cứ khư khư theo thói nhi nữ thường tình thì cũng đến chết hoài ở xó cửa, sao có thể lưu danh sử sách cùng trời đất muôn đời bất hủ được?
Các ngươi vốn dòng võ tướng, không hiểu văn nghĩa, nghe những chuyện ấy nửa tin nửa ngờ. Thôi việc đời trước hẵng tạm không bàn. Nay ta lấy chuyện Tống, Nguyên mà nói: Vương Công Kiên là người thế nào? Nguyễn Văn Lập, tỳ tướng của ông lại là người thế nào? Vậy mà đem thành Điếu Ngư nhỏ tày cái đấu đương đầu với quân Mông Kha đường đường trăm vạn, khiến cho sinh linh nhà Tống đến nay còn đội ơn sâu ! Cốt Đãi Ngột Lang là người thế nào? Xích Tu Tư tỳ tướng của ông lại là người thế nào ? Vậy mà xông vào chốn lam chướng xa xôi muôn dặm đánh quỵ quân Nam Chiếu trong khoảng vài tuần, khiến cho quân trưởng người Thát đến nay còn lưu tiếng tốt!
III. Phân tích:
Nêu gương trung thần nghĩa sĩ:
Tình thế đất nước:
Huống chi, ta cùng các ngươi sinh ra phải thời loạn lạc, lớn lên gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình; đem thân dê chó mà bắt nạt tổ phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa để thỏa lòng tham không cùng; giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn. Thật khác nào đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai họa về sau.
* Tố cáo tội ác của giặc:
Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.
Sự ngang ngược và tội ác của kẻ thù được tác giả lột tả qua những chi tiết nào?
* Tố cáo tội ác của giặc:
- đi lại nghênh ngang ngoài đường
Sỉ mắng triều đình….bắt nạt tể phụ
Đòi ngọc lụa…thu bạc vàng…vét của kho
Trước sự ngang ngược và tội ác của giặc, tác giả thể hiện thái độ của mình qua chi tiết nào? Đó là thái độ gì?
Qua những chi tiết trên, tác giả đã kể ra những tội ác gì của giặc?
hình ảnh ẩn dụ sự khinh bỉ và căm giận
tham lam, ngang ngược bạo tàn.
- Gọi giặc là cú diều, dê chó, hổ đói
III. Phân tích:
Nêu gương trung thần nghĩa sĩ:
Tình thế đất nước:
- Thái độ ngang ngược của giặc, âm mưu xâm lược của chúng đã bộc lộ rõ.
Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm.
Trước tội ác của giặc, tác giả đã thể hiện tâm trạng của mình bằng chi tiết nào?
Quên ăn, nửa đêm vỗ gối (mất ngủ), ruột đau như cắt….
Căm tức muốn xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù.
Dẫu trăm thân phơi ngoài nội cỏ…. cũng cam lòng.
Tâm trạng của tác giả được thể hiện bằng cách nào?
Cách biểu cảm trực tiếp, lời lẽ sắc bén.
Qua cách thể hiện, em thấy được tâm trạng và thái độ gì của tác giả?
Lòng căm thù giặc sâu sắc, cao độ.
Từ tâm trạng và thái độ, em hiểu gì về tác giả?
Lòng yêu nước sâu sắc, căm thù giặc cao độ của tác giả, một vị chủ soái.
Các ngươi ở lâu dưới trướng, nắm giữ binh quyền, không có mặc thì ta cho áo; không có ăn thì ta cho cơm. Quan thấp thì ta thăng tước; lộc ít thì ta cấp lương. Đi thủy thì ta cho thuyền; đi bộ thì ta cho ngựa. Lâm trận mạc thì cùng nhau sống chết; được nhàn hạ thì cùng nhau vui cười. So với Công Kiên đãi kẻ tỳ tướng, Ngột Lang đãi người phụ tá, nào có kém gì?
Nay các ngươi ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo; thân chịu quốc sỉ mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình đứng hầu quân man mà không biết tức; nghe nhạc thái thường đãi yến sứ ngụy mà không biết căm. Có kẻ lấy việc chọi gà làm vui; có kẻ lấy việc cờ bạc làm thích. Có kẻ chăm lo vườn ruộng để cung phụng gia đình; có kẻ quyến luyến vợ con để thỏa lòng vị kỷ. Có kẻ tính đường sản nghiệp mà quên việc nước; có kẻ ham trò săn bắn mà trễ việc quân. Có kẻ thích rượu ngon; có kẻ mê giọng nhảm. Nếu bất chợt có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không đủ đâm thủng áo giáp của giặc; mẹo cờ bạc không đủ thi hành mưu lược nhà binh. Vườn ruộng nhiều không chuộc nổi tấm thân ngàn vàng; vợ con bận không ích gì cho việc quân quốc. Tiền của dẫu lắm không mua được đầu giặc; chó săn tuy hay không đuổi được quân thù. Chén rượu ngọt ngon không làm giặc say chết; giọng hát réo rắt không làm giặc điếc tai.
Lúc bấy giờ chúa tôi nhà ta đều bị bắt, đau xót biết chừng nào! Chẳng những thái ấp của ta không còn mà bổng lộc các ngươi cũng thuộc về tay kẻ khác; chẳng những gia quyến của ta bị đuổi mà vợ con các ngươi cũng bị kẻ khác bắt đi; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị kẻ khác giày xéo mà phần mộ cha ông các ngươi cũng bị kẻ khác bới đào; chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục đến trăm năm sau tiếng nhơ khôn rửa, tên xấu còn lưu, mà gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang danh là tướng bại trận. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui chơi thỏa thích, phỏng có được chăng?
Ở đoạn này, tác giả phê phán điều gì?
* Phê phán hành động sai trái của tướng sĩ
Hành động sai trái được tác giả phê phán là những hành động nào?
Qua những chi tiết trên, tác giả lập luận thế nào để phê phán? Phê phán điều gì và khẳng định điều gì?
- Chủ nhục: không biết lo, …nước nhục: không biết thẹn, …hầu giặc: không biết tức, …nghe nhạc: không biết căm
Lời lẽ hùng hồn, lập luận sắc bén.
- chọi gà, đánh bạc, vui ruộng vườn, vợ con, lo làm giàu, ham săn bắn, thích rượu ngon, mê tiếng hát…khi có giặc Mông Thát…thì cựa gà không thể… mẹo cờ không thể… chén rượu không thể… tiếng hát không thể… đánh đuổi giặc.
Phê phán thái độ, lối sống bàng quan, thờ ơ, hưởng lạc. Khẳng định kết quả tất yếu của lối sống sai trái.
III. Phân tích:
Nêu gương trung thần nghĩa sĩ:
Tình thế đất nước:
- Thái độ ngang ngược của giặc, âm mưu xâm lược của chúng đã bộc lộ rõ.
- Trong khi đó tướng sĩ nhà Trần vẫn bàng quan, không lo lắng cho hiểm họa xâm lăng đe dọa đất nước,…
3. Hành động mà các tướng sĩ phải làm:
Nay ta bảo thật các ngươi: nên lấy việc "đặt mồi lửa dưới đống củi nỏ" làm nguy; nên lấy điều "kiềng canh nóng mà thổi rau nguội" làm sợ. Phải huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên, khiến cho ai nấy đều giỏi như Bàng Mông, mọi người đều tài như Hậu Nghệ, có thể bêu đầu Hốt Tất Liệt dưới cửa khuyết, làm rữa thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhai.
Như thế chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền mà bổng lộc các ngươi cũng suốt đời tận hưởng; chẳng những gia thuộc ta được ấm êm giường nệm, mà vợ con các ngươi cũng trăm tuổi sum vầy; chẳng những tông miếu ta được hương khói nghìn thu mà tổ tiên các ngươi cũng được bốn mùa thờ cúng; chẳng những thân ta kiếp này thỏa chí, mà đến các ngươi, trăm đời sau còn để tiếng thơm; chẳng những thụy hiệu ta không hề mai một, mà tên họ các ngươi cũng sử sách lưu truyền. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi không muốn vui chơi, phỏng có được không?
Hành động và cách sống đúng thể hiện cụ thể như thế nào?
* Khẳng định hành động, lối sống đúng cho tướng sĩ
Tác giả giới thiệu nội dung gì ở đoạn văn này?
- Nhớ câu “đặt mồi lửa…” là nguy cơ, lấy điều “kiềng canh nóng…” làm răn sợ.
Đề cao cảnh giác, trau dồi binh lực
Từ lời khẳng định đó, tác giả muốn chỉ cho tướng sĩ thấy điều gì?
- Huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên….có thể bêu đầu Hốt Tất Liệt, làm rữa thịt Vân Nam Vương…
So sánh tương phản, phép lặp tăng tiến, câu hỏi tu từ
Dùng lối so sánh tương phản, phép lặp tăng tiến để phân tích sai trái, khẳng định điều đúng và khi đưa kết quả của mỗi cách sống, tác giả đều dùng câu hỏi tu từ. Những biện pháp nghệ thuật đó có tác dụng thế nào trong cách lập luận?
Khích lệ lòng tự trọng, liêm sỉ ở mỗi người khi nhận rõ cái sai, thấy rõ điều đúng
III. Phân tích:
Nêu gương trung thần nghĩa sĩ:
Tình thế đất nước:
3. Hành động mà các tướng sĩ phải làm:
- Cảnh giác trước âm mưu xâm lược.
Nay ta chọn lọc binh pháp các nhà hợp thành một tuyển, gọi là Binh Thư Yếu Lược. Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời ta dạy bảo, thì trọn đời là thần tử; nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời ta dạy bảo thì trọn đời là nghịch thù.
Vì sao vậy? Giặc Mông Thát với ta là kẻ thù không đội trời chung, mà các ngươi cứ điềm nhiên không muốn rửa nhục, không lo trừ hung, lại không dạy quân sĩ, chẳng khác nào quay mũi giáo mà xin đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc. Nếu vậy, rồi đây, sau khi dẹp yên nghịch tặc, để thẹn muôn đời, há còn mặt mũi nào đứng trong cõi trời che đất chở này nữa? Cho nên ta viết bài hịch này để các ngươi hiểu rõ bụng ta.
Nội dung của đoạn cuối?
a) Tố cáo tội ác của giặc và tâm trạng của tác giả:
b) Lời phê phán và khẳng định của tác giả:
* Lời kêu gọi.
- Vạch rõ hai con đường chính/tà kêu gọi học tập “Binh thư yếu lược”
Ở đoạn này, tác giả vạch rõ hai hướng đi, hai con đường: theo ta học “Binh thư yếu lược” hoặc khinh bỏ sách này, nhằm mục đích gì?
Lập luận tương phản, lời lẽ thuyết phục nhưng giàu cảm xúc, câu hỏi tu từ
Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả?
Đoạn kết thúc bài hịch có ý nghĩa như thế nào?
- Giải thích, bày tỏ tình cảm Khẳng định kết quả tất yếu của chính nghĩa.
Qua cách lập luận, tác giả muốn hướng tới điều gì?
Động viên ý chí, quyết tâm chiến đấu chống kẻ thù của tướng sĩ.
III. Phân tích:
Nêu gương trung thần nghĩa sĩ:
Tình thế đất nước:
3. Hành động mà các tướng sĩ phải làm:
- Cảnh giác trước âm mưu xâm lược.
- Tăng cường luyện tập Binh thư yếu lược, sẵn sàng chiến đấu chống kẻ thù.
IV. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén. Luận điểm rõ ràng, luận cứ chính xác.
- Sử dụng phép lập luận linh hoạt (so sánh, bác bỏ,…), chặt chẽ (từ hiện tượng đến quan niệm, nhận thức; tập trung vào một hướng từ nhiều phương diện).
- Sử dụng lời văn thể hiện tình cảm yêu nước mãnh liệt, chân thành, gây xúc động trong người đọc.
IV. Tổng kết:
Nghệ thuật:
Nội dung:
Hịch tướng sĩ nêu lên vấn đề nhận thức và hành động trước nguy cơ đất nước bị xâm lược.
So sánh giữa chiếu và hịch
NGỮ VĂN 8
KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu 1: Dòng nào nói đúng nhất ý nghĩa của câu “Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi”?
A. Phủ định sự cần thiết của việc dời đổi kinh đô.
B. Phủ định sự đau xót của nhà vua trước việc phải dời đô.
C. Khẳng định sự cần thiết phải dời đô.
D. Khẳng định lòng yêu nước của nhà vua.
Câu 2: “Chiếu dời đô” được sáng tác năm nào?
A. 1010
B. 1100
C. 1789
D. 1858
Câu 3: Ý nào nói đúng nhất mục đích của thể chiếu?
A. Giãi bày tình cảm của người viết.
B. Kêu gọi mọi người hăng hái chiến đấu chống kẻ thù.
C. Kể sự việc để tìm sự đồng tình của người viết.
D. Ban bố mệnh lệnh của nhà vua.
HỊCH TƯỚNG SĨ
(TRẦN QUỐC TUẤN)
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả:
TIẾT 90 – 91: HỊCH TƯỚNG SĨ
Trần Quốc Tuấn
Trần Quốc Tuấn (1228 - 1300) là anh hùng dân tộc, nhà văn hóa vĩ đại trong lịch sử Việt Nam. Làm tướng, ông biết dẹp bỏ "thù nhà" dốc lòng báo đền "nợ nước" góp công lớn ba lần đánh bại quân Nguyên. Ông còn là tác giả của hai bộ binh thư và đặc biệt bài "Hịch tướng sĩ" nổi tiếng còn lưu truyền đến ngày nay. Sau khi ông mất, vua phong ông tước Hưng Đạo đại vương, lập đền thờ ông ở Vạn Kiếp, Chí Linh (Hải Dương).
Bản Hịch tướng sĩ viết bằng giọng văn thống thiết hùng hồn, mang tầm tư tưởng của một bậc "đại bút".Trần Quốc Tuấn là một bậc tướng tài có đủ tài đức. Là tướng nhân, ông thương dân, thương quân, chỉ cho quân dân con đường sáng. Là tướng nghĩa, ông coi việc phải hơn điều lợi. Là tướng chí, ông biết lẽ đời sẽ dẫn đến đâu. Là tướng dũng, ông sẵn sàng xông pha vào nơi nguy hiểm để đánh giặc, lập công, cho nên trận Bạch Đằng oanh liệt nghìn đời là đại công của ông. Là tướng tín, ông bày tỏ trước cho quân lính biết theo ông thì sẽ được gì, trái lời ông thì sẽ bị gì. Cho nên cả ba lần đánh giặc Nguyên Mông, Trần Quốc Tuấn đều lập công lớn. Hai tháng trước khi mất, vua Anh Tông đến thăm lúc ông đang ốm, có hỏi: “Nếu chẳng may ông mất đi, giặc phương Bắc lại sang xâm lấn thì kế sách làm sao?” Ông đã trăng trối những lời cuối cùng, thật thấm thía và sâu sắc cho mọi thời đại dựng nước và giữ nước: “Thời bình phải khoan thư sức dân để làm kế sâu gốc bền rễ, đó là thượng sách giữ nước”. Mùa thu tháng Tám, ngày 20, năm Canh Tý, Hưng Long thứ 8 (1300) "Bình Bắc đại nguyên soái" Hưng Đạo đại vương qua đời.
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả:
TIẾT 90 – 91: HỊCH TƯỚNG SĨ
Trần Quốc Tuấn
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn(1231?- 1300)
Là một danh tướng đời trần .
Có công lao lớn trong ba cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên.
2. Tác phẩm:
? Hịch là gì
Hịch là thể văn nghị luận thời xưa, thường được vua chúa, tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh một phong trào dùng để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.
Hịch có kết cấu chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng thuyết phục thường viết theo thể văn biền ngẫu. Đặc điểm nổi bật của hịch là khích lệ tình cảm, tinh thần người nghe.
I. Giới thiệu chung:
Tác giả:
Tác phẩm:
TIẾT 90 – 91: HỊCH TƯỚNG SĨ
Trần Quốc Tuấn
Là thể văn chính luận trung đại.
Có kết cấu chặt chẽ, lí lẽ sắc bén.
Dùng để khích lệ tình cảm, tinh thần đấu tranh chống kẻ thù.
Bài hịch này được viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên lần thứ hai (1285)
I. Giới thiệu chung:
Tác giả:
Tác phẩm:
TIẾT 90 – 91: HỊCH TƯỚNG SĨ
Trần Quốc Tuấn
Là thể văn chính luận trung đại, có kết cấu chặt chẽ, lí lẽ sắc bén. Dùng để khích lệ tình cảm, tinh thần đấu tranh chống kẻ thù.
- Hịch tướng sĩ được Trần Quốc Tuấn viết để kêu gọi tướng sĩ học tập Binh thư yếu lược, sẵn sàng đối phó với âm mưu của giặc Mông – Nguyên xâm lược nước ta lần thứ hai(1285).
Giới thiệu chung:
Đọc – hiểu văn bản:
TIẾT 90 – 91: HỊCH TƯỚNG SĨ
Trần Quốc Tuấn
- Đoạn 1: Từ đầu đến “còn lưu tiếng tốt”: Nêu những gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách để khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước.
- Đoạn 2: Từ “Huống chi” đến “vui lòng”: Tố cáo tội ác giặc và nói lên lòng căm thù giặc.
- Đoạn 3: Từ “Các ngươi” đến “Không muốn vui vẻ phỏng có được không”: Phân tích phải trái, làm rõ đúng sai cho tướng sĩ hiểu.
- Đoạn 4: Phần còn lại: Nêu nhiệm vụ cấp bách, khích lệ tinh thần chiến đấu.
- Bố cục:
Giới thiệu chung:
Đọc – hiểu văn bản:
Phân tích:
TIẾT 90 – 91: HỊCH TƯỚNG SĨ
Trần Quốc Tuấn
1. Nêu gương trung thần nghĩa sĩ:
Để kêu gọi và khích lệ tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm thì Trần Quốc Tuấn đã làm gì.
- Có người làm tướng: Ki Tín, Do Vu, Vương Công Kiên, Cốt Đãi Ngột Lang, Xích Tu Tư.
- Có người làm quan nhỏ: Thân Khoái
-> Sẵn sàng chết vì vua, vì chủ, vì nước, không sợ hiểm nguy, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
- Nhằm khích lệ lòng trung quân ái quốc của các tướng sĩ
- Để kêu gọi, khích lệ tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm, Hịch tướng sĩ từng bước tác động đến tướng sĩ suy nghĩ về:
- Tinh thần trung quân ái quốc: nêu gương những trung thần nghĩa sĩ trong sử sách Trung Quốc .
- Kêu gọi tướng sĩ nhà Trần suy nghĩ về nghĩa vụ, trách nhiệm của bản thân đối với chủ tướng, cũng là đối với đất nước.
III. Phân tích:
1. Nêu gương trung thần nghĩa sĩ:
Ta thường nghe: Kỷ Tín đem mình chết thay, cứu thoát cho Cao Đế; Do Vu chìa lưng chịu giáo, che chở cho Chiêu Vương; Dự Nhượng nuốt than, báo thù cho chủ; Thân Khoái chặt tay để cứu nạn cho nước. Kính Đức một chàng tuổi trẻ, thân phò Thái Tông thoát khỏi vòng vây Thái Sung; Cảo Khanh một bầy tôi xa, miệng mắng Lộc Sơn, không theo mưu kế nghịch tặc. Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước, đời nào chẳng có ? Ví thử mấy người đó cứ khư khư theo thói nhi nữ thường tình thì cũng đến chết hoài ở xó cửa, sao có thể lưu danh sử sách cùng trời đất muôn đời bất hủ được?
Các ngươi vốn dòng võ tướng, không hiểu văn nghĩa, nghe những chuyện ấy nửa tin nửa ngờ. Thôi việc đời trước hẵng tạm không bàn. Nay ta lấy chuyện Tống, Nguyên mà nói: Vương Công Kiên là người thế nào? Nguyễn Văn Lập, tỳ tướng của ông lại là người thế nào? Vậy mà đem thành Điếu Ngư nhỏ tày cái đấu đương đầu với quân Mông Kha đường đường trăm vạn, khiến cho sinh linh nhà Tống đến nay còn đội ơn sâu ! Cốt Đãi Ngột Lang là người thế nào? Xích Tu Tư tỳ tướng của ông lại là người thế nào ? Vậy mà xông vào chốn lam chướng xa xôi muôn dặm đánh quỵ quân Nam Chiếu trong khoảng vài tuần, khiến cho quân trưởng người Thát đến nay còn lưu tiếng tốt!
III. Phân tích:
Nêu gương trung thần nghĩa sĩ:
Tình thế đất nước:
Huống chi, ta cùng các ngươi sinh ra phải thời loạn lạc, lớn lên gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình; đem thân dê chó mà bắt nạt tổ phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa để thỏa lòng tham không cùng; giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn. Thật khác nào đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai họa về sau.
* Tố cáo tội ác của giặc:
Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.
Sự ngang ngược và tội ác của kẻ thù được tác giả lột tả qua những chi tiết nào?
* Tố cáo tội ác của giặc:
- đi lại nghênh ngang ngoài đường
Sỉ mắng triều đình….bắt nạt tể phụ
Đòi ngọc lụa…thu bạc vàng…vét của kho
Trước sự ngang ngược và tội ác của giặc, tác giả thể hiện thái độ của mình qua chi tiết nào? Đó là thái độ gì?
Qua những chi tiết trên, tác giả đã kể ra những tội ác gì của giặc?
hình ảnh ẩn dụ sự khinh bỉ và căm giận
tham lam, ngang ngược bạo tàn.
- Gọi giặc là cú diều, dê chó, hổ đói
III. Phân tích:
Nêu gương trung thần nghĩa sĩ:
Tình thế đất nước:
- Thái độ ngang ngược của giặc, âm mưu xâm lược của chúng đã bộc lộ rõ.
Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm.
Trước tội ác của giặc, tác giả đã thể hiện tâm trạng của mình bằng chi tiết nào?
Quên ăn, nửa đêm vỗ gối (mất ngủ), ruột đau như cắt….
Căm tức muốn xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù.
Dẫu trăm thân phơi ngoài nội cỏ…. cũng cam lòng.
Tâm trạng của tác giả được thể hiện bằng cách nào?
Cách biểu cảm trực tiếp, lời lẽ sắc bén.
Qua cách thể hiện, em thấy được tâm trạng và thái độ gì của tác giả?
Lòng căm thù giặc sâu sắc, cao độ.
Từ tâm trạng và thái độ, em hiểu gì về tác giả?
Lòng yêu nước sâu sắc, căm thù giặc cao độ của tác giả, một vị chủ soái.
Các ngươi ở lâu dưới trướng, nắm giữ binh quyền, không có mặc thì ta cho áo; không có ăn thì ta cho cơm. Quan thấp thì ta thăng tước; lộc ít thì ta cấp lương. Đi thủy thì ta cho thuyền; đi bộ thì ta cho ngựa. Lâm trận mạc thì cùng nhau sống chết; được nhàn hạ thì cùng nhau vui cười. So với Công Kiên đãi kẻ tỳ tướng, Ngột Lang đãi người phụ tá, nào có kém gì?
Nay các ngươi ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo; thân chịu quốc sỉ mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình đứng hầu quân man mà không biết tức; nghe nhạc thái thường đãi yến sứ ngụy mà không biết căm. Có kẻ lấy việc chọi gà làm vui; có kẻ lấy việc cờ bạc làm thích. Có kẻ chăm lo vườn ruộng để cung phụng gia đình; có kẻ quyến luyến vợ con để thỏa lòng vị kỷ. Có kẻ tính đường sản nghiệp mà quên việc nước; có kẻ ham trò săn bắn mà trễ việc quân. Có kẻ thích rượu ngon; có kẻ mê giọng nhảm. Nếu bất chợt có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không đủ đâm thủng áo giáp của giặc; mẹo cờ bạc không đủ thi hành mưu lược nhà binh. Vườn ruộng nhiều không chuộc nổi tấm thân ngàn vàng; vợ con bận không ích gì cho việc quân quốc. Tiền của dẫu lắm không mua được đầu giặc; chó săn tuy hay không đuổi được quân thù. Chén rượu ngọt ngon không làm giặc say chết; giọng hát réo rắt không làm giặc điếc tai.
Lúc bấy giờ chúa tôi nhà ta đều bị bắt, đau xót biết chừng nào! Chẳng những thái ấp của ta không còn mà bổng lộc các ngươi cũng thuộc về tay kẻ khác; chẳng những gia quyến của ta bị đuổi mà vợ con các ngươi cũng bị kẻ khác bắt đi; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị kẻ khác giày xéo mà phần mộ cha ông các ngươi cũng bị kẻ khác bới đào; chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục đến trăm năm sau tiếng nhơ khôn rửa, tên xấu còn lưu, mà gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang danh là tướng bại trận. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui chơi thỏa thích, phỏng có được chăng?
Ở đoạn này, tác giả phê phán điều gì?
* Phê phán hành động sai trái của tướng sĩ
Hành động sai trái được tác giả phê phán là những hành động nào?
Qua những chi tiết trên, tác giả lập luận thế nào để phê phán? Phê phán điều gì và khẳng định điều gì?
- Chủ nhục: không biết lo, …nước nhục: không biết thẹn, …hầu giặc: không biết tức, …nghe nhạc: không biết căm
Lời lẽ hùng hồn, lập luận sắc bén.
- chọi gà, đánh bạc, vui ruộng vườn, vợ con, lo làm giàu, ham săn bắn, thích rượu ngon, mê tiếng hát…khi có giặc Mông Thát…thì cựa gà không thể… mẹo cờ không thể… chén rượu không thể… tiếng hát không thể… đánh đuổi giặc.
Phê phán thái độ, lối sống bàng quan, thờ ơ, hưởng lạc. Khẳng định kết quả tất yếu của lối sống sai trái.
III. Phân tích:
Nêu gương trung thần nghĩa sĩ:
Tình thế đất nước:
- Thái độ ngang ngược của giặc, âm mưu xâm lược của chúng đã bộc lộ rõ.
- Trong khi đó tướng sĩ nhà Trần vẫn bàng quan, không lo lắng cho hiểm họa xâm lăng đe dọa đất nước,…
3. Hành động mà các tướng sĩ phải làm:
Nay ta bảo thật các ngươi: nên lấy việc "đặt mồi lửa dưới đống củi nỏ" làm nguy; nên lấy điều "kiềng canh nóng mà thổi rau nguội" làm sợ. Phải huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên, khiến cho ai nấy đều giỏi như Bàng Mông, mọi người đều tài như Hậu Nghệ, có thể bêu đầu Hốt Tất Liệt dưới cửa khuyết, làm rữa thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhai.
Như thế chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền mà bổng lộc các ngươi cũng suốt đời tận hưởng; chẳng những gia thuộc ta được ấm êm giường nệm, mà vợ con các ngươi cũng trăm tuổi sum vầy; chẳng những tông miếu ta được hương khói nghìn thu mà tổ tiên các ngươi cũng được bốn mùa thờ cúng; chẳng những thân ta kiếp này thỏa chí, mà đến các ngươi, trăm đời sau còn để tiếng thơm; chẳng những thụy hiệu ta không hề mai một, mà tên họ các ngươi cũng sử sách lưu truyền. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi không muốn vui chơi, phỏng có được không?
Hành động và cách sống đúng thể hiện cụ thể như thế nào?
* Khẳng định hành động, lối sống đúng cho tướng sĩ
Tác giả giới thiệu nội dung gì ở đoạn văn này?
- Nhớ câu “đặt mồi lửa…” là nguy cơ, lấy điều “kiềng canh nóng…” làm răn sợ.
Đề cao cảnh giác, trau dồi binh lực
Từ lời khẳng định đó, tác giả muốn chỉ cho tướng sĩ thấy điều gì?
- Huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên….có thể bêu đầu Hốt Tất Liệt, làm rữa thịt Vân Nam Vương…
So sánh tương phản, phép lặp tăng tiến, câu hỏi tu từ
Dùng lối so sánh tương phản, phép lặp tăng tiến để phân tích sai trái, khẳng định điều đúng và khi đưa kết quả của mỗi cách sống, tác giả đều dùng câu hỏi tu từ. Những biện pháp nghệ thuật đó có tác dụng thế nào trong cách lập luận?
Khích lệ lòng tự trọng, liêm sỉ ở mỗi người khi nhận rõ cái sai, thấy rõ điều đúng
III. Phân tích:
Nêu gương trung thần nghĩa sĩ:
Tình thế đất nước:
3. Hành động mà các tướng sĩ phải làm:
- Cảnh giác trước âm mưu xâm lược.
Nay ta chọn lọc binh pháp các nhà hợp thành một tuyển, gọi là Binh Thư Yếu Lược. Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời ta dạy bảo, thì trọn đời là thần tử; nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời ta dạy bảo thì trọn đời là nghịch thù.
Vì sao vậy? Giặc Mông Thát với ta là kẻ thù không đội trời chung, mà các ngươi cứ điềm nhiên không muốn rửa nhục, không lo trừ hung, lại không dạy quân sĩ, chẳng khác nào quay mũi giáo mà xin đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc. Nếu vậy, rồi đây, sau khi dẹp yên nghịch tặc, để thẹn muôn đời, há còn mặt mũi nào đứng trong cõi trời che đất chở này nữa? Cho nên ta viết bài hịch này để các ngươi hiểu rõ bụng ta.
Nội dung của đoạn cuối?
a) Tố cáo tội ác của giặc và tâm trạng của tác giả:
b) Lời phê phán và khẳng định của tác giả:
* Lời kêu gọi.
- Vạch rõ hai con đường chính/tà kêu gọi học tập “Binh thư yếu lược”
Ở đoạn này, tác giả vạch rõ hai hướng đi, hai con đường: theo ta học “Binh thư yếu lược” hoặc khinh bỏ sách này, nhằm mục đích gì?
Lập luận tương phản, lời lẽ thuyết phục nhưng giàu cảm xúc, câu hỏi tu từ
Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả?
Đoạn kết thúc bài hịch có ý nghĩa như thế nào?
- Giải thích, bày tỏ tình cảm Khẳng định kết quả tất yếu của chính nghĩa.
Qua cách lập luận, tác giả muốn hướng tới điều gì?
Động viên ý chí, quyết tâm chiến đấu chống kẻ thù của tướng sĩ.
III. Phân tích:
Nêu gương trung thần nghĩa sĩ:
Tình thế đất nước:
3. Hành động mà các tướng sĩ phải làm:
- Cảnh giác trước âm mưu xâm lược.
- Tăng cường luyện tập Binh thư yếu lược, sẵn sàng chiến đấu chống kẻ thù.
IV. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén. Luận điểm rõ ràng, luận cứ chính xác.
- Sử dụng phép lập luận linh hoạt (so sánh, bác bỏ,…), chặt chẽ (từ hiện tượng đến quan niệm, nhận thức; tập trung vào một hướng từ nhiều phương diện).
- Sử dụng lời văn thể hiện tình cảm yêu nước mãnh liệt, chân thành, gây xúc động trong người đọc.
IV. Tổng kết:
Nghệ thuật:
Nội dung:
Hịch tướng sĩ nêu lên vấn đề nhận thức và hành động trước nguy cơ đất nước bị xâm lược.
So sánh giữa chiếu và hịch
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: vũ thị xuân
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)