Bài 23. Hành động nói

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Chiến | Ngày 09/05/2019 | 376

Chia sẻ tài liệu: Bài 23. Hành động nói thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VỀ DỰ GiỜ
MÔN: NGỮ VĂN
LỚP : 8B
GV: LÊ KIM NGA
Kiểm tra bài cũ
1/ Hành động nói là gì? Kể những kiểu hành động nói thường gặp?
- Là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.
- Hỏi, trình bày, điều khiển, hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc.
H�NH D?NG NĨI

TI?T 98
I- Cách thực hiện hành động nói:
Ví dụ: SGK/70
Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
Trong đoạn văn trên có mấy câu? Xác định kiểu câu?
Cho biết sự giống nhau về hình thức và khác nhau về mục đích nói?
Xác định mục đích nói của những câu vào bảng tổng hợp dưới đây?
CÂU
Mục đích
Dựa theo cách tổng hợp kết quả ở bài tập trên hãy lập bảng trình bày quan hệ giữa các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật với những kiểu hành động nói mà em biết? Cho ví dụ minh hoạ?
Ví dụ: - Hôm qua lớp em đi lao động (Câu trần thuật để trình bày)
- Anh đi đâu đấy?( Câu nghi vấn để hỏi)
Bạn có thể mua hộ tớ quyển sách được không?
(Câu nghi vấn để điều khiển)
- Tớ muốn bạn mua cho tớ quyển sách ( Câu trần thuật để điều khiển)
Nhận diện hành động nói trực tiếp và gián tiếp qua các ví dụ trên?
Ví dụ:
- Hôm qua lớp em đi lao động( Câu trần thuật để trình bày)=> Cách dùng trực tiếp
- Anh đi đâu đấy?( Câu nghi vấn để hỏi) => Cách dùng trực tiếp
- Bạn có thể mua hộ tớ quyển sách được không? ( Câu nghi vấn để điều khiển)=> Cách dùng gián tiếp
- Tớ muốn bạn mua cho tớ quyển sách ( Câu trần thuật để điều khiển) => Cách dùng gián tiếp
Qua các ví dụ trên em hãy rút ra nhận xét về cách thức thực hiện hành động nói
Cách thực hiện hành động nói theo lối trực tiếp
Ví dụ 1: Mong các cháu cố gắng
Thi đua học và hành
Ví dụ 2: Ta muốn ra khơi xem cá
Ví dụ 3: Mời u xơi khoai đi ạ !
b. Cách thực hiện hành động nói theo lối gián tiếp
Ví dụ 1: Trời nóng lắm mẹ ạ
Ví dụ 2: Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
Ví dụ 3: Ôi đứa trẻ!
Ghi nhớ: Mỗi hành động nói có thể được thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó( cách dùng trực tiếp ) hoặc bằng kiểu câu khác ( Cách dùng gián tiếp)
Bài tập nâng cao:
Những câu sau được dùng để thực hiện hành động nói nào? Chỉ ra cách thực hiện hành động nói của chúng.
A, Em cam đoan những điều trên là đúng sự thật
(Ngữ văn 6- tập 2)
b. (1) Kính chào nữ hoàng.(2) Chắc bây giờ nữ hoàng đã thoả lòng rồi chứ?
(Ông lão đánh cá và con cá vàng)
c. Cháu van ông, nhà châu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho
( Ngô Tất Tố)
d. Cảm ơn cụ,( nhà cháu đã tỉnh táo như thường)
(Ngô Tất Tố)
II. Luyện tập
Bài tập 1: Tìm các câu nghi vấn trong bài “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn. Cho biết những câu ấy được dùng làm gì. Vị trí của mỗi câu nghi vấn trong từng đoạn văn có liên quan như thế nào đến mục đích nói của nó.
Câu: Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước đời nào không có?( Câu nghi vấn thực hiện hành động khẳng định)
- Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không?(Câu nghi vấn thực hiện hành động phủ định)
- Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi không muốn vui vẻ phỏng có được không?( Câu nghi vấn thực hiện hành động khẳng định)
- Vì sao vây?( Câu nghi vấn thực hiện hành động gây sự chú ý)
- Nếu vậy, rồi đây, sau khi giặc đã dẹp yên, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa? (Câu nghi vấn thực hiện hành động phủ định)
*Câu nghi vấn ở đoạn văn đầu tạo tâm thế cho tướng sĩ chuẩn bị nghe những lí lẽ của tác giả
*Câu nghi vấn ở nhứng đoạn văn giữa bài thuyết phục và động viên , khích lệtướng sĩ.
*Câu nghi vấn ở đoạn văn cuối khẳng định chỉ có một con đường là chiến đấu đến cùng để bảo vệ bờ cõi.
Bài tập 2: Nhiều người có nhận xét là trong bài nói, bài viết của mình, Chủ tịchHồ Chi Minh thường kêu gọi chiến sĩ, đồng bài bằng những câu trần thuật.Hãy tìm những câu trần thuật có mục đích cầu khiến trong các đoạn trích dưới đây của Người và cho biết hình thức diễn đạt ấy có tác dụng như thế nào trong việc động viên quần chúng.
Vì vậy, nhiệm vụ thiêng liêng của toàn dân ta lúc nàylà phải nâng cao tinh thần quyết chiến quyết thắng , quyết tâm giải phóng miềm Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới hoà bình thống nhất tổ quốc.
Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp chiến đấu quét sạch nó đi.
Đồng bào và chiến sĩ miền Nam anh hùng, dưới ngọn cờ vẻ vang của Mặt trận Dân tộc Giải phóng, liên tục tấn công, liên tục nổi dậy, kiên quyết tiến lên, giành lấy thắng lợi hoàn toàn.
Quân và dân miền Bắc quyết ra sức thi đua yêu nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội và làm tròn nghĩa vụ của mình đối với đồng bào miền nam ruột thịt (…)
Tất cả các câu trên đều là câu trần thuật thực hiện hành động cầu khiến kêu gọi cách dùng gián tiếp
Bài tập 3: Tìm các câu có mục đích cầu khiến trong đoạn trích sau. Mỗi câu ấy thể hiện quan hệ giữa các nhân vật và tính cách nhân vật nh thế nào?
Dế choắt trả lời tôi bằng một giọng nói rất buồn rầu:
Thưa an, em cũng muốn khôn nhưng khôn không được. Đụng đến việc là em thở rồi, không còn hơi sức đâu mà đào bới nữa…Hay là bây giờ em ngjhĩ thế này,,, song anh có cho phép em mới dám nói…
Rồi dế choắt loanh quanh, băn khoăn. Tôi phải bảo :
Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.
Dế choắt nhìn tôi mà rằng:
Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái nghách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang.
Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên xì một hơi rõ dài. Rồi với bộ điệu khinh khỉnh tôi mắng:
Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được.Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùn sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!
Tôi về không một chút bận tâm

Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:

- Thuộc ghi nhớ, xem lại bài tập
Chuẩn bị bài: Ôn tập về luận điểm và Viết đoạn văn trình bày luận điểm
? Xem lại NV 7(tập 2/24, 25) bài "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta"
? Văn nghị luận là gì? Về đề bài? Về bố cục?
? Tìm hiểu lại luận điểm, luận cứ, lập luận.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Chiến
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)