Bài 23. Hành động nói

Chia sẻ bởi Nguyễn Bùi Điềm | Ngày 03/05/2019 | 27

Chia sẻ tài liệu: Bài 23. Hành động nói thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG QUÍ THẦY CÔ
CÙNG CÁC EM HỌC SINH
Kiểm tra bài cũ
- Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định? Cho ví dụ.
- Có phải cứ là câu phủ định là mang ý nghĩa phủ định không?
* Đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định .
Về hình thức:
Câu phủ định là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chẳng, chả, chưa, không phải (là), chẳng phải (là), đâu có phải (là), đâu (có)...
Về chức năng, câu phủ định dùng để:
+ Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó.

+ Phản bác một ý kiến, một nhận định.
(câu phủ định miêu tả)
(câu phủ định bác bỏ)
* Không phải cứ là câu phủ định là mang ý nghĩa phủ định vì một từ phủ định kết hợp với một từ phủ định khác hay kết hợp với một từ nghi vấn... Thì khi đó ý nghĩa của câu phủ định là khẳng định chứ không phải là phủ định.
( Ví dụ như bài tập 2 - trang 53, 54 - SGK đã phân tích)
Mẹ con Lí Thông đang ngủ, bỗng nghe tiếng gọi cửa. Ngỡ là hồn oan của Thạch Sanh hiện về, mẹ con hắn hoảng sợ, van lạy rối rít. Khi Thạch Sanh vào nhà kể cho nghe chuyện giết chằn tinh, chúng mới hoàn hồn. Nhưng Lí Thông bỗng nảy ra kế khác. Hắn nói:
- Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết. Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn ngay đi. Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu.
Thạch Sanh lại thật thà tin ngay. Chàng vội vã từ giã mẹ con Lí Thông, trở về túp lều cũ dưới gốc đa, kiếm củ nuôi thân.
( Thạch Sanh )
- Lí Thông nói với Thạch Sanh nhằm mục đích gì? Câu nào thể hiện rõ nhất mục đích đó?
- Lí Thông có đạt được mục đích của mình không? Câu nào thể hiện rõ điều đó?
- Lí Thông đã thực hiện mục đích của mình bằng phương tiện gì?
Ti?t 92: hành động nói
I. Hành động nói là gì?
1. Ví dụ tìm hiểu
Ti?t 92: hành động nói
I. Hành động nói là gì?
1. Ví dụ tìm hiểu
Nhận xét :
- Lí Thông tìm cách đuổi Thạch Sanh đi để cướp công.
- Câu thể hiệnn rõ nhất ý đồ của Lí Thông là: Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn ngay đi.
- Chi tiết thể hiện mục đích của Lí Thông đã đạt được là: Chàng vội vã từ giã mẹ con Lí Thông, trở về túp lều cũ dưới gốc đa, kiếm củ nuôi thân.
=> việc làm của Lí Thông là một hành động nói vì đó là một việc làm có mục đích
Ti?t 92: hành động nói
I. Hành động nói là gì?
1. Ví dụ tìm hiểu
2. Bài học:
Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm một mục đích nhất định
Bài tập nhanh
A: Anh ơi, đường đi vào trường THCS Hợp Tiến đi lối nào hở anh?
B có thể ứng xử như sau:
(1)B cứ việc đi, không nói gì cả (tức là không đáp lời A).
(2)B nói: Xin lỗi, tôi cũng không biết ạ.
Hoặc:
(3)B nói: Anh đế chỗ ngã ba kia , rẽ phải, đi độ 500 mét và nhìn phía tay trái sẽ thấy bến xe.
Hãy cho biết
- Nói ra câu hỏi của mình, A nhằm mục đích gì?
- Cách ứng xử của B trong 3 trường hợp chứng tỏ điều gì? Hãy phân tích từng trường hợp?
Nhận xét
Về phía B, trường hợp 1, chứng tỏ anh ta không cộng tác với A, có thể là anh đang mải suy nghĩ nên không nghe câu hỏi, cũng có thể anh ta nghe thấy lời A nhưng không trả lời.
trường hợp 2 chứng tỏ anh ta có cộng tác nhưng vốn hiểu biết của anh ta không đủ để cung cấp thông tin trả lời theo nội dung A đòi hỏi.(trong trường hợp này A chọn không đúng đối tượng để hỏi).
Cách ứng xử 3 thoả mãn được việc cung cấp thông tin cần thiết cho A.
Lưu ý: Như vậy, hành động nói có đạt được hiệu quả trong giao tiếp hay không lệ thuộc vào:
+ Người nghe có chịu cộng tác với người nói hay không?
+ Vốn hiểu biết và khả năng suy đoán của người nghe có đủ tiếp nhận lời của người nói hay không.?
Ti?t 92: hành động nói
I. Hành động nói là gì?
1. Ví dụ tìm hiểu
2. Bài học:
II.MộT Số KIểU HàNH Động nói thường gặp
1. Ví dụ tìm hiểu
a. tìm hiểu câu nói của lí thông
- Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết. Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn ngay đi. Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu.
Thạch Sanh lại thật thà tin ngay. Chàng vội vã từ giã mẹ con Lí Thông, trở về túp lều cũ dưới gốc đa, kiếm củ nuôi thân.
( Thạch Sanh )
- Mỗi câu nói của Lí Thông nhằm mục đích gì?
Mục đích
- Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu.
- Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết.
- Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn ngay đi.
- Có chuyện gì khéo để anh ở nhà lo liệu.
(trình bày)
(đe doạ)
(đuổi khéo)
(hứa hẹn)
Tiết 92: hành động nói
I. Hành động nói là gì?
1. Ví dụ tìm hiểu
2. Bài học:
II.MộT Số KIểU HàNH Động nói thường gặp
1. Ví dụ tìm hiểu: b. Đọc đoạn trích sau
Cái Tí chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống:
- Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu?
Điểm thêm một "giây" nức nở, chị Dậu ngó con bằng cách xót xa:
- Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.
Cái Tí nghe nói giãy nảy, giống sét đánh bên tai, nó liệng củ khoai vào rổ rồi oà lên khóc.
. Chừng như lúc nãy bắt cả chó lớn, chó con, cái Tí vẫn tưởng những con vật ấy sẽ đi thế mạng cho mình, cho nên nó đã vững dạ rồi ngồi im. Bây giờ nghe mẹ dục nó phải đi, nó lại nhếch nhác, mếu khóc:
- U nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư? Khốn nạn thân con thế này! Trời ơi !...

* Chỉ ra các hành động nói trong đoạn trích sau và cho biết mục đích của mỗi hành động.
*Liệt kê các hành động nói đã phân tích ở trên?
(hỏi)
(báo tin)
(hỏi)
(hỏi)
(cảm thán, bộc lộ cảm xúc)
Tiết 92: hành động nói
I. Hành động nói là gì?
1. Ví dụ tìm hiểu
2. Bài học 1:
II.MộT Số KIểU HàNH Động nói thường gặp
1. Ví dụ tìm hiểu:
2. Bài học 2:
Các hành động nói qua hai ví dụ vừa phân tích
a. Hành động nói của Lí Thông: trình bày, đe doạ, đuổi khéo, hứa hẹn.
b.Hành động nói của chi Dậu và cái Tí: Hỏi, báo tin, bộc lộ cảm xúc
Kết luận:
Một số kiểu hành động nói thường gặp:
- Hành động hỏi;
- Hành động trình bày (báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán...);
- Hành động điều khiển (cầu khiến, đe doạ, thách thức...);
- Hành động hứa hẹn;
- bộc lộ cảm xúc.
Tiết 92: hành động nói
I. Hành động nói là gì?
1. Ví dụ tìm hiểu
2. Bài học 1:
II.MộT Số KIểU HàNH Động nói thường gặp
1. Ví dụ tìm hiểu:
2. Bài học 2:
B�i tập nhanh
A hỏi B:
- Cậu đã làm bài tập chưa?
B gật đầu.
A lại hỏi:
-Có khó không?
B lắc đầu.
- Cho biết trong đoạn đối thoại trên có những hành động nói nào?
- Gật đầu và lắc đầu có thực hiện hành động không? Đó có phải là hành động nói không? Hành động đó là gì?
Nhận xét
* Trong đoạn đối thoại trên có những hành động nói là:
- Cậu đã làm bài tập chưa?

- Có khó không?
* Gật đầu và lắc đầu không phải là hành động nói mà chỉ là hành động xác nhận và hành động bác bỏ.
(Hỏi)
(Hỏi)
Tiết 92: hành động nói
I. Hành động nói là gì?
1. Ví dụ tìm hiểu
2. Bài học 1:
II.MộT Số KIểU HàNH Động nói thường gặp
1. Ví dụ tìm hiểu:
2. Bài học 2:
Lưu ý
- Hành động nói có thể diễn ra bằng lời nói tương ứng với các kiểu câu.
- Để thực hiện hành động, ngoài nói người ta có thể thực hiện bằng cử chỉ, điệu bộ (gật đầu, lắc đầu, nhún vai, trợn mắt, bĩu môi, phẩy tay, ngoảnh người...). Tuy nhiên dạng điển hình để thực hiện hành động vẫn là bằng lời nói.
iii. Luyện tâp:
Bài tập 1
Trần Quốc Tuấn viết Hịch tướng sĩ nhằm mục đích gì? Hãy xác định mục đích của hành động nói thể hiện ở một câu trong bài hịch và vai trò của câu ấy đối với việc thực hiện mục đích chung.
+ Trần Quốc Tuấn viết Hịch tướng sĩ nhằm mục đích khích lệ tướng sĩ học tập Binh thư yếu lược do ông soạn thảo, đồng thời cũng khích lệ lòng tự tôn dân tộc của họ.
+ Ví dụ câu thể hiện mục đích của hành động nói: Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời dạy bảo của ta, thì mới phải đạo thần chủ; nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy bảo của ta, tức là kẻ nghịch thù.
Bài t?p 2:
Chỉ ra các hành động nói và mục đích nói của mỗi hành động nói trong những đoạn trích sau?
a. Tiếng chó sủa vang các xóm.
Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang:
- Bác trai đã khá rồi chứ?
-Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt chừng như vẫn mỏi mệt lắm.
- Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói đi thì khổ. Người ốm rề rề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàn hồn.
- Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. Nhưng để cháo nguội, cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp cái đã. Nhịn suông từ sáng hôm qua tới giờ còn gì.
- Thế thì phải dục anh ấy ăn mau lên đi, kẻo nữa người ta sắp sửa kéo vào rồi đấy!.
phải dục anh ấy ăn mau lên đi, kẻo nữa người ta sắp sửa kéo vào rồi đấy!
Rồi bà lão lại lật đật trở về với vẻ mặt băn khoăn.
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
b. Lê Thận nâng gươm lên ngang đầu nói với Lê Lợi:
- Đây là trời có ý phó thác cho ming công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc!
(Sự tích Hồ Gươm)
c. Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão bảo ngay:
- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!
- Cụ bán rồi?
- Bán rồi! Họ vừa bắt xong.(...)
- Thế nó cho bắt à?
Mặt lão đột nhiên co dúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...
- Khốn nạn... Ông giáo ơi!... Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên.
Nam Cao, Lão Hạc)
a. Tiếng chó sủa vang các xóm.
Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang:
- Bác trai đã khá rồi chứ?
- Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt chừng như vẫn mỏi mệt lắm.
- Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói đi thì khổ. Người ốm rề rề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàn hồn.
- Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. Nhưng để cháo nguội, cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp cái đã. Nhịn suông từ sáng hôm qua tới giờ còn gì.
- Thế thì phải dục anh ấy ăn mau lên đi, kẻo nữa người ta sắp sửa kéo vào rồi đấy!.
phải dục anh ấy ăn mau lên đi, kẻo nữa người ta sắp sửa kéo vào rồi đấy!
Rồi bà lão lại lật đật trở về với vẻ mặt băn khoăn.
Bác trai đã khá rồi chứ?
Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường.

- Nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt chừng như vẫn mỏi mệt lắm.
Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn .

-Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói đi thì khổ.

-Người ốm rề rề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàn hồn.

-Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ.

-Nhưng để cháo nguội, cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp cái đã.
-Nhịn suông từ sáng hôm qua tới giờ còn gì.

Thế thì phải dục anh ấy ăn mau lên đi, kẻo nữa người ta sắp sửa kéo vào rồi đấy!
(hỏi)

(trình bày)
(cảm ơn)
( cầu khiến)
.(c¶m th¸n, béc lé c¶m xóc)
.(cảm thán, bộc lộ cảm xúc)
(tiếp nhận)
(trình bày)
(cảm thán, bộc lộ cảm xúc)
(Cầu khiến)



Bài tập 2.b
b. Lê Thận nâng gươm lên ngang đầu nói với Lê Lợi:
- Đây là trời có ý phó thác cho ming công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc!
(Sự tích Hồ Gươm)



Kết quả
Phân tích
Đây là trời có ý phó thác cho ming công làm việc lớn.

Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc!
.(nhận định, khẳng định)
(Hứa, thề)
c. Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão bảo ngay:
- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!
- Cụ bán rồi?
- Bán rồi! Họ vừa bắt xong.(...)
- Thế nó cho bắt à?
Mặt lão đột nhiên co dúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...
- Khốn nạn... Ông giáo ơi!... Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên.
c- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!
- Cụ bán rồi?
- Bán rồi!

- Họ vừa bắt xong.
- Thế nó cho bắt à?
- Khốn nạn...
- Ông giáo ơi!...
- Nó có biết gì đâu!
- Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng.
- Tôi cho nó ăn cơm.
- Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên.
(báo tin)
(hỏi)
xác nhận, thừa nhận)
(báo tin)
(cảm thán)
(c¶m th¸n)
(c¶m th¸n)
(tả)
(kể)
(kÓ)
(hỏi)
Bài tập 3.
Cho đoạn trích sau:
"Em đi nhanh về chiếc giường, đặt con Em Nhỏ quàng tay vào con Vệ Sĩ.
- Em để nó ở lại - Giọng em ráo hoảnh - Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng ngồi cáh xa nhau. Anh nhớ chưa? Anh hứa đi.
- Anh xin hứa.
Tôi mếu máo trả lời và đứng như chôn chân xuống đát, nhìn theo cái bóng bé nhỏ liêu xiêu của em tôi trèo lên xe".
(Cuộc chia tay của những con búp bê,
Khánh Hoài).
+ Chú ý các câu có chứa từ "hứa".
+ Hãy xác định kiểu hành động nói được thực hiện trong mỗi câu ấy.
Xác định
- Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng ngồi cáh xa nhau.

Anh nhớ chưa?

- Anh hứa đi.
(điều khiển, ra lệnh)
(ra lệnh)
(hứa)
Củng cố bài học
? Thế nào là hành động nói?
Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm một mục đích nhất định.
? Nêu các kiểu hành động nói thường gặp?
Một số kiểu hành động nói thường gặp:
- Hành động hỏi;
- Hành động trình bày (báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán...);
- Hành động điều khiển (cầu khiến, đe doạ, thách thức...);
- Hành động hứa hẹn;
- bộc lộ cảm xúc.
Chúc các em có tiết học vui, bổ ích và lý thú.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Bùi Điềm
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)