Bài 23. Đối lưu - Bức xạ nhiệt
Chia sẻ bởi Hà Văn Thoong |
Ngày 29/04/2019 |
59
Chia sẻ tài liệu: Bài 23. Đối lưu - Bức xạ nhiệt thuộc Vật lí 8
Nội dung tài liệu:
.
.
Chào mừng các thầy cô về dự thao giảng
Bài: ĐỐI LƯU - BỨC XẠ NHIỆT
Giáo viên: Bùi Thị Thu Hằng
Trường THCS Huỳnh Bá Chánh
KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu 1: Nêu đặc điểm sự dẫn nhiệt của các chất?
Câu 2: Vì sao nồi xoong thường làm bằng kim loại, bát đĩa thường làm bằng sứ?
Trả lời
Câu 1: Đặc điểm sự dẫn nhiệt của các chất:
- Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất.
- Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém.
Câu 2:
- Vì kim loại dẫn nhiệt tốt nên nồi xoong thường làm bằng kim loại để giúp nấu thức ăn nhanh chín.
- Vì sứ dẫn nhiệt kém nên bát đĩa thường làm bằng sứ để giữ thức ăn nóng lâu và giúp tay ta cầm ít bị nóng.
Tiết 26: ĐỐI LƯU - BỨC XẠ NHIỆT
I. Đối lưu:
1. Thí nghiệm: (Hình 23.2- SGK)
2. Kết luận:
Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí.
3. Vận dụng:
C4: Khi đốt nến và hương ta thấy dòng khói hương đi từ trên xuống vòng qua khe hở giữa miếng bìa ngăn và đáy cốc rồi đi lên phía ngọn nến. Hãy giải thích hiện tượng trên?
3. Vận dụng:
C4: Khi đốt nến và hương ta thấy dòng khói hương đi từ trên xuống vòng qua khe hở giữa miếng bìa ngăn và đáy cốc rồi đi lên phía ngọn nến. Hãy giải thích hiện tượng trên?
Trả lời
Vì không khí ở nửa bên có ngọn nến nóng hơn, nở ra nhiều hơn nên có trọng lượng riêng nhỏ hơn trọng lượng riêng của không khí ở nửa bên có khói hương. Do đó, không khí ở nửa bên có ngọn nến sẽ đi lên, không khí ở bên có khói hương sẽ đi từ trên xuống vòng qua khe giữa miếng bìa ngăn và đáy cốc rồi đi lên phía ngọn nến.
Tiết 26: ĐỐI LƯU - BỨC XẠ NHIỆT
I. Đối lưu:
1. Thí nghiệm:
2. Kết luận:
3. Vận dụng:
C5: Tại sao muốn đun nóng chất lỏng và chất khí phải đun từ phía dưới?
Trả lời
Muốn đun nóng chất lỏng và chất khí phải đun từ phía dưới để phần chất lỏng ở phía dưới gặp nóng nở ra, trọng lượng riêng giảm, vì vậy sẽ chuyển động đi lên, phần chất lỏng ở phía trên chưa được đun nóng lạnh hơn, trọng lượng riêng lớn hơn sẽ chuyển động đi xuống tạo thành dòng đối lưu làm cho chất lỏng nóng lên.
C6: Trong chân không và trong chất rắn có xảy ra đối lưu không? Tại sao?
Trả lời
Trong chân không và trong chất rắn không xảy ra đối lưu, vì trong chân không cũng như trong chất rắn không thể tạo ra dòng đối lưu.
II. Bức xạ nhiệt:
1. Thí nghiệm:
Tiết 26: ĐỐI LƯU - BỨC XẠ NHIỆT
I. Đối lưu:
II. Bức xạ nhiệt:
1. Thí nghiệm:
2. Kết luận:
Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả ở trong chân không.
III. Vận dụng:
C11: Tại sao về mùa hè ta thường mặc áo màu trắng mà không mặc áo màu đen?
Trả lời
Về mùa hè ta thường mặc áo màu trắng mà không mặc áo màu đen, vì màu trắng hấp thụ các tia nhiệt kém hơn màu đen nên giúp cơ thể ít nóng hơn.
C12: Chọn từ thích hợp cho các ô trống:
Dẫn nhiệt
Đối lưu
Đối lưu
Bức xạ nhiệt
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Học bài.
- Làm lại các câu hỏi từ C1 - C12.
- Làm các bài tập từ 23.1 - 23.7 (Sách bài tập)
- Ôn lại kiến thức đã học từ tiết 19 - tiết 26 để chuẩn bị ôn tập, kiểm tra 1 tiết.
.
Chào mừng các thầy cô về dự thao giảng
Bài: ĐỐI LƯU - BỨC XẠ NHIỆT
Giáo viên: Bùi Thị Thu Hằng
Trường THCS Huỳnh Bá Chánh
KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu 1: Nêu đặc điểm sự dẫn nhiệt của các chất?
Câu 2: Vì sao nồi xoong thường làm bằng kim loại, bát đĩa thường làm bằng sứ?
Trả lời
Câu 1: Đặc điểm sự dẫn nhiệt của các chất:
- Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất.
- Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém.
Câu 2:
- Vì kim loại dẫn nhiệt tốt nên nồi xoong thường làm bằng kim loại để giúp nấu thức ăn nhanh chín.
- Vì sứ dẫn nhiệt kém nên bát đĩa thường làm bằng sứ để giữ thức ăn nóng lâu và giúp tay ta cầm ít bị nóng.
Tiết 26: ĐỐI LƯU - BỨC XẠ NHIỆT
I. Đối lưu:
1. Thí nghiệm: (Hình 23.2- SGK)
2. Kết luận:
Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí.
3. Vận dụng:
C4: Khi đốt nến và hương ta thấy dòng khói hương đi từ trên xuống vòng qua khe hở giữa miếng bìa ngăn và đáy cốc rồi đi lên phía ngọn nến. Hãy giải thích hiện tượng trên?
3. Vận dụng:
C4: Khi đốt nến và hương ta thấy dòng khói hương đi từ trên xuống vòng qua khe hở giữa miếng bìa ngăn và đáy cốc rồi đi lên phía ngọn nến. Hãy giải thích hiện tượng trên?
Trả lời
Vì không khí ở nửa bên có ngọn nến nóng hơn, nở ra nhiều hơn nên có trọng lượng riêng nhỏ hơn trọng lượng riêng của không khí ở nửa bên có khói hương. Do đó, không khí ở nửa bên có ngọn nến sẽ đi lên, không khí ở bên có khói hương sẽ đi từ trên xuống vòng qua khe giữa miếng bìa ngăn và đáy cốc rồi đi lên phía ngọn nến.
Tiết 26: ĐỐI LƯU - BỨC XẠ NHIỆT
I. Đối lưu:
1. Thí nghiệm:
2. Kết luận:
3. Vận dụng:
C5: Tại sao muốn đun nóng chất lỏng và chất khí phải đun từ phía dưới?
Trả lời
Muốn đun nóng chất lỏng và chất khí phải đun từ phía dưới để phần chất lỏng ở phía dưới gặp nóng nở ra, trọng lượng riêng giảm, vì vậy sẽ chuyển động đi lên, phần chất lỏng ở phía trên chưa được đun nóng lạnh hơn, trọng lượng riêng lớn hơn sẽ chuyển động đi xuống tạo thành dòng đối lưu làm cho chất lỏng nóng lên.
C6: Trong chân không và trong chất rắn có xảy ra đối lưu không? Tại sao?
Trả lời
Trong chân không và trong chất rắn không xảy ra đối lưu, vì trong chân không cũng như trong chất rắn không thể tạo ra dòng đối lưu.
II. Bức xạ nhiệt:
1. Thí nghiệm:
Tiết 26: ĐỐI LƯU - BỨC XẠ NHIỆT
I. Đối lưu:
II. Bức xạ nhiệt:
1. Thí nghiệm:
2. Kết luận:
Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả ở trong chân không.
III. Vận dụng:
C11: Tại sao về mùa hè ta thường mặc áo màu trắng mà không mặc áo màu đen?
Trả lời
Về mùa hè ta thường mặc áo màu trắng mà không mặc áo màu đen, vì màu trắng hấp thụ các tia nhiệt kém hơn màu đen nên giúp cơ thể ít nóng hơn.
C12: Chọn từ thích hợp cho các ô trống:
Dẫn nhiệt
Đối lưu
Đối lưu
Bức xạ nhiệt
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Học bài.
- Làm lại các câu hỏi từ C1 - C12.
- Làm các bài tập từ 23.1 - 23.7 (Sách bài tập)
- Ôn lại kiến thức đã học từ tiết 19 - tiết 26 để chuẩn bị ôn tập, kiểm tra 1 tiết.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hà Văn Thoong
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)