Bài 23. Đối lưu - Bức xạ nhiệt

Chia sẻ bởi Nguyễn Phượng | Ngày 29/04/2019 | 42

Chia sẻ tài liệu: Bài 23. Đối lưu - Bức xạ nhiệt thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

nhiệt liệt CHàO MừNG CáC THầY Cô GIáO
đếN Dự giờ
kiểm tra bài cũ
Câu 1:
Thế nào là sự dẫn nhiệt?
So sánh sự dẫn nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí?
Câu 2:
Trong các cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt hơn đến kém hơn sau đây, cách nào đúng?
a. Đồng, nước, thủy ngân, không khí
b. Đồng, thủy ngân, nước, không khí
c. Thủy ngân, nước, không khí, đồng
d. Không khí, nước, thủy ngân, đồng
b
Trong trường hợp này nước đã truyền nhiệt bằng cách nào?

Gió ....
Từ đâu mà có?
tiết 28. bài 23
đối lưu - bức xạ nhiệt
C1: Nước màu tím di chuyển thành dòng từ dưới lên rồi từ trên xuống hay di chuyển hỗn độn theo mọi phương?
1. Thí nghiệm:
Trả lời: Nước màu tím di chuyển thành dòng từ dưới lên rồi từ trên xuống.
Trả lời: Do lớp nước ở dưới nóng lên trước, nở ra, trọng lượng riêng của nó nhỏ hơn trọng lượng riêng của lớp nước lạnh ở trên. Do đó lớp nước nóng nổi lên còn lớp nước lạnh chìm xuống tạo thành dòng.
a) Thí nghiệm 1:
I/ Đối lưu:
C2: Tại sao lớp nước ở dưới được đun nóng lại đi lên phía trên, còn lớp nước lạnh ở trên lại đi xuống dưới?
C3: Tại sao biết được nước trong cốc đã nóng lên?
Trả lời: Nhờ có nhiệt kế ta thấy toàn bộ nước trong cốc đã nóng lên.
Nhận xét:
Nhiệt năng trong bình được truyền bằng các dòng chất lỏng.
C4: Khi đốt nến và hương ta thấy dòng khói hương đi từ trên xuống vòng qua kẽ hở giữa miếng bìa ngăn và đáy cốc rồi đi lên phía ngọn nến.
- Khói hương có tác dụng gì?
Trả lời: Khói hương giúp chúng ta quan sát hiện tượng đối lưu của không khí rõ hơn.
Trả lời: Do lớp không khí ở dưới nóng lên
trước, nở ra, trọng lượng riêng của nó nhỏ
hơn trọng lượng riêng của lớp không khí lạnh ở trên. Do đó lớp không khí nóng nổi lên còn lớp không khí lạnh chìm xuống tạo thành dòng.
b) Thí nghiệm 2:
Nhận xét: Nhiệt năng trong bình được truyền bằng các dòng chất khí.
- Hãy giải thích hiện tượng trên?
2. Kết luận:
Sự truyền nhiệt năng nhờ tạo thành các dòng chất lỏng hoặc chất khí gọi là sự đối lưu.
Trả lời: Không. Vì trong chân không cũng như trong chất rắn không thể tạo các dòng đối lưu.
C6: Trong chân không và trong chất rắn có xảy ra đối lưu không? Tại sao?
Đối lưu là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí.
Lồng ghép môI trường
Vì vậy: - Tại nhà máy, nhà ở, nơi làm việc cần có biện pháp để không khí lưu thông dễ dàng (bằng các ống khói)
- Khi xây dựng nhà ở cần chú ý đến mật độ nhà và hành lang giữa các phòng, các dãy nhà đảm bảo không khí được lưu thông.
Làm việc lâu trong những phòng kín ngột ngạt, khó chịu quá!
II/ Bức xạ nhiệt:
1. Thí nghiệm:
A
B
C7: Giọt nước màu dịch chuyển về đầu B chứng tỏ điều gì?
Trả lời: Không khí trong bình nóng lên, nở ra đẩy giọt nước màu dịch chuyển về phía đầu B.
C8: Giọt nước màu dịch chuyển trở lại đầu A chứng tỏ điều gì? Miếng gỗ đã có tác dụng gì?
Trả lời: Không khí trong bình đã lạnh đi làm giọt nước màu dịch chuyển trở lại đầu A. Miếng gỗ đã ngăn không cho nhiệt truyền từ nguồn nhiệt tới bình. Điều này chứng tỏ nhiệt được truyền từ nguồn nhiệt đến bình theo đường thẳng.
C9: Sự truyền nhiệt từ nguồn nhiệt tới bình có phải là dẫn nhiệt và đối lưu không? Tại sao?
Trả lời: Sự truyền nhiệt trên không phải là dẫn nhiệt vì không khí dẫn nhiệt kém, cũng không phải đối lưu vì nhiệt được truyền theo đường thẳng.
2. Kết luận:
- Sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng được gọi là bức xạ nhiệt.
- Bức xạ nhiệt có thể xảy ra ngay cả ở chân không.
3. Khả năng hấp thụ tia nhiệt:
Vật có bề mặt xù xì, sẫm màu thì hấp thụ các tia nhiệt tốt (bức xạ các tia nhiệt kém), và ngược lại.
C11: Tại sao về mùa hè ta thường mặc áo màu trắng mà không mặc áo màu đen?
Trả lời: Mùa hè thường mặc áo màu trắng để giảm sự hấp thụ tia nhiệt.
Lồng ghép môI trường
- Tại các nước lạnh, vào mùa đông, có thể sử dụng các tia nhiệt của mặt trời để sưởi ấm bằng cách tạo ra nhiều cửa kính. Các tia nhiệt sau khi đi qua kính sưởi ấm không khí và các vật trong nhà. Nhưng các tia nhiệt này bị mái và các cửa thuỷ tinh giữ lại, chỉ một phần truyền trở lại không gian vì thế nên giữ ấm cho nhà.
- Các nước xứ nóng không nên làm nhà có nhiều cửa kính vì chúng ngăn các tia nhiệt bức xạ từ trong nhà truyền trở lại môi trường. Đối với các nhà kính, để làm mát cần sử dụng điều hoà, điều này làm tăng chi phí sử dụng năng lượng. Nên trồng nhiều cây xanh quanh nhà.
III/ vận dụng:
C12: Hãy chọn từ thích hợp cho các ô trống ở bảng sau:
Dẫn nhiệt
Đối lưu
Đối lưu
Bức xạ nhiệt
C5: Tại sao muốn đun nóng chất lỏng và chất khí phải đun từ phía dưới?
Trả lời: để phần ở phía dưới nóng lên trước đi lên (vì trọng lượng riêng giảm), phần ở trên chưa được đun nóng đi xuống tạo thành dòng đối lưu.
Lớp chân không ngăn sự dẫn nhiệt
Mặt phản xạ bức xạ nhiệt
Nút kín để ngăn sự đối lưu
chân thành cám ơn các thầy cô giáo
đã đến dự tiết học ngày hôm nay
C4: Khi đốt nến và hương ta thấy dòng khói hương đi từ trên xuống vòng qua kẽ hở giữa miếng bìa ngăn và đáy cốc rồi đi lên phía ngọn nến.
- Khói hương có tác dụng gì?
Trả lời: Khói hương giúp chúng ta quan sát hiện tượng đối lưu của không khí rõ hơn.
Trả lời: Do lớp không khí ở dưới nóng lên
trước, nở ra, trọng lượng riêng của nó nhỏ
hơn trọng lượng riêng của lớp không khí lạnh ở trên. Do đó lớp không khí nóng nổi lên còn lớp không khí lạnh chìm xuống tạo thành dòng.
b) Thí nghiệm 2:
Nhận xét: Nhiệt năng trong bình được truyền bằng các dòng chất khí.
- Hãy giải thích hiện tượng trên?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Phượng
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)