Bài 23. Đối lưu - Bức xạ nhiệt

Chia sẻ bởi Trần Thị Ái Nữ | Ngày 29/04/2019 | 40

Chia sẻ tài liệu: Bài 23. Đối lưu - Bức xạ nhiệt thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

Chào mừng
các em học sinh
đến với tiết học hôm nay
KIỂM TRA BÀI CŨ

Câu 1:
Dẫn nhiệt là gì? So sánh tính dẫn nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí. Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt năng chủ yếu của chất nào ?
Tại sao khi rót nước sôi vào cốc thủy tinh thì cốc dày dễ vỡ hơn cốc mỏng? Muốn cho cốc khỏi bị vỡ khi rót nước sôi vào thì làm thế nào ?
Đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nào sẽ chóng sôi hơn?

Câu 2:

Trong các cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt hơn đến kém hơn sau đây, cách nào đúng ?
A) Đồng, nước, thủy tinh, thép.
B) Đồng, thép,thủy tinh,nước .
C) Thủy tinh, đồng, nước, thép.
D) Thép, nước, thủy tinh, đồng.

Hãy quan sát thí nghiệm sau và nêu hiện tượng quan sát được.
Play
Hình 23.1
Bài trước chúng ta biết nước dẫn nhiệt kém. Trong trường hợp này nước đã truyền nhiệt cho miếng sáp bằng cách nào?
Chúng ta sẽ tìm hiểu
qua bài học hôm nay.
BÀI 23

ĐỐI LƯU – BỨC XẠ NHIỆT
ĐỐI LƯU
BỨC XẠ NHIỆT
VẬN DỤNG
BÀI 23 ĐỐI LƯU – BỨC XẠ NHIỆT
I-ĐỐI LƯU
Thí nghiệm:
a. Dụng cụ thí nghiệm:
Hình 23.2
Gồm có:
+ Giá đỡ
+ Đèn cồn
+ Cốc thủy tinh đựng nước
+ Nhiệt kế
+ Gói thuốc tím
Hình 23.2
BÀI 23 ĐỐI LƯU – BỨC XẠ NHIỆT
I-ĐỐI LƯU
Thí nghiệm:
Trả lời câu hỏi
Hình 23.2
C1: Nước màu tím di chuyển thành dòng từ dưới lên rồi từ trên xuống hay di chuyển hỗn độn theo mọi phương?

C2: Tại sao lớp nước ở dưới được đun nóng lại đi lên phía trên, còn lớp nước lạnh ở phía trên lại đi xuống dưới ?
C3: Tại sao biết được nước trong cốc đã nóng lên

Vậy sự đối lưu là gì ?

=> Sự truyền nhiệt năng nhờ tạo thành các dòng như trong thí nghiệm trên gọi là sự đối lưu.
3. Vận dụng
C4: Trong thí nghiệm bên, khi đốt nến và hương ta thấy dòng khói hương đi từ trên xuống vòng qua khe hở giữa hai miếng bìa ngăn và đáy cốc rồi đi lên phía ngọn nến. Hãy giải thích hiện tượng trên ?
Vậy đối lưu là gì ?

=> Đối lưu là hình thức truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí.
Trả lời câu hỏi:
C5: Tại sao khi đun chất lỏng và chất khí phải đun từ bên dưới ?
C6: Trong chân không và trong kim loại có xảy ra hiện tượng đối lưu hay không? Tại sao?
Sống và làm việc trong các phòng kín không có đối lưu không khí sẽ cảm thấy rất oi bức khó chịu.
Biện pháp:
+ Tại nhà máy, nhà ở, nơi làm việc cần có biện pháp để lưu thông không khí dễ dàng (bằng các ống khói, hoặc các quạt thông gió,….)
+ Khi xây dựng nhà ở cần chú ý mật độ nhà và hành lang giữa các phòng, các dãy nhà đảm bảo không khí được lưu thông.
Quạt thông gió
Play
A
B
BÀI 23 ĐỐI LƯU – BỨC XẠ NHIỆT
I - ĐỐI LƯU:
Đối lưu là hình thức truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc
chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và
chất khí.
II - BỨC XẠ NHIỆT
Thí nghiệm:
C7 Giọt nước màu dịch chuyển về đầu B chứng tỏ điều gì?
C9 Sự truyền nhiệt từ nguồn nhiệt tới bình có phải là sự dẫn nhiệt và đối lưu không ?Tại sao?
C8 Giọt nước màu dịch chuyển trở lại đầu A chứng tỏ điều gì?Miếng gỗ đã có tác dụng gì?
BÀI 23 ĐỐI LƯU – BỨC XẠ NHIỆT
I - ĐỐI LƯU:
Đối lưu là hình thức truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc
chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và
chất khí.
II - BỨC XẠ NHIỆT
Thí nghiệm:
Trả lời câu hỏi
Vậy bức xạ nhiệt là gì ?

=> Sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng gọi là bức xạ nhiệt.Bức xạ nhiệt có thể xảy ra trong chân không.
BÀI 23 ĐỐI LƯU – BỨC XẠ NHIỆT
I - ĐỐI LƯU:
Đối lưu là hình thức truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc
chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và
chất khí.
II - BỨC XẠ NHIỆT
Sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng gọi là bức xạ nhiệt. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra trong chân không.

III. VẬN DỤNG
C10 Tại sao trong thí nghiệm ở hình 23.4 bình chứa không khí lại được chứa muội đen?

C11 Tại sao về mùa hè ta thường mặc áo màu trắng mà không mặc áo màu đen?

C12 Hãy chọn từ thích hợp cho các ô trống ở bảng 23.1
Dẫn nhiệt
Đối lưu
Bức xạ nhiệt
Đối lưu
Câu 1: Đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra trong chất nào ?

A. Chỉ ở chất lỏng
B. Chỉ ở chất lỏng và chất khí
C. Chỉ ở chất khí
D. Ở các chất lỏng, chất khí và chất rắn.

Đáp án đúng: B
Trong một số nhà máy, người ta thường xây dựng các ống khói rất cao. Ngoài mục đích tránh ô nhiễm môi trường của khu vực dân cư xung quanh, việc làm những ống khói cao còn có mục đích:
A. Tạo ra sự dẫn nhiệt tốt ra môi trường
B. Tạo ra sự truyền nhiệt tốt ra môi trường
C.Tạo ra sự đối lưu tốt, làm cho khói bay lên nhanh chóng
D. Cả 3 câu trên đều đúng

ĐÁP ÁN ĐÚNG: C
Hãy mô tả cấu tạo và giải thích hoạt động của lồng đèn kéo quân ?
Mô tả cấu tạo của lồng đèn kéo quân:
Một khung hình chữ nhật, dán giấy màu ở xung quanh. Khung có thể quay quanh một trục thẳng đứng, phía trên khung có những tấm bìa cứng có dạng như cánh quạt.
Hoạt động:
Khi đốt nến, do sự đối lưu mà không khí nóng ở phía dưới chuyển động lên phía trên thành dòng khí nóng, dòng khí nóng này thực hiện công, tác dụng lên cánh quạt giấy, làm cho những cánh quạt này quay. Sự quay của những cánh quạt này làm cho khung lồng đèn quay theo.
DẶN DÒ VỀ NHÀ:
Học thuộc bài
Làm đầy đủ bài tập trong SBT.
Chuẩn bị trước bài: Công thức tính nhiệt lương
Bài học đến đây là kết thúc
Chúc các em chăm ngoan, học tốt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Ái Nữ
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)