Bai 23 de bai kiem tra

Chia sẻ bởi Lê Văn Thực | Ngày 11/10/2018 | 28

Chia sẻ tài liệu: bai 23 de bai kiem tra thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Trường THCS Hai Bà Trưng
Tiết 60: Kiểm tra Tiếng Việt lớp 8
Thời gian: 45 phút.



Đề bài:

Câu 1: ( Trắc nghiệm: 1 điểm; mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm ).
Cho đoạn văn sau: Hãy đọc kĩ rồi trả lời câu hỏi bên dưới bằng cách ghi lại phương án trả lời đúng vào bài của em.
Rồi chị túm cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.
( Tức nước vỡ bờ - Ngô Tất Tố )
1. Các từ: túm, ấn, dúi, chạy, xô, đẩy, ngã, thét thuộc trường từ vựng nào ?
A- Bộ phận cơ thể người C- Hoạt động của cơ thể người
B- Tính chất hoạt động của cơ thể người D- Tính chất bộ phận của cơ thể người
2- Câu Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu. Có phải là câu ghép không ?
A- Đó là câu ghép B- Đó không phải là câu ghép
Câu 2: ( 4 điểm ): Viết đoạn văn khoảng 7 câu, trong đó có dùng trợ từ, thán từ, tình thái từ.
Câu 3: ( 3 điểm ): Phân tích các câu ghép sau, rồi chỉ ra mối quan hệ giữa các vế câu:
a- Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi.
b- Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ đến ai được.
c- Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.
Câu 4: ( 2 điểm ): Tìm ít nhất 4 câu thơ hoặc ca dao có dùng biện pháp nói quá, nói giảm, nói tránh ( Chỉ rõ biện pháp nói quá, nói giảm, nói tránh được sử dụng trong câu với mục đích gì ? ).


Trường THCS Hai Bà Trưng
Kiểm tra văn Tiết 41- lớp 8
Thời gian: 45 phút.




I- Trắc nghiệm: (1 điểm )
Câu 1: Nêu tên tác giả của các tác phẩm sau:
- Tức nước vỡ bờ  : Ngô Tất Tố.
- Tôi đi học  : Thanh Tịnh.
- Lão Hạc : Nam Cao
- Trong Lòng mẹ : Nguyên Hồng.
Câu 2: Các tác phẩm : Tôi đi học, Trong lòng mẹ, Lão Hạc có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào ?
A- Tự sự, miêu tả và biểu cảm B- Tự sự, biểu cảm và nghị luận
C- Miêu tả, biểu cảm và nghị luận D- Tự sự, miêu tả và nghị luận
Câu 3: Những từ in đậm trong câu sau được sắp xếp vào các trường tự vựng nào ?
“ Đối với những người quanh ta, nếu ta không cố mà tìm hiểu họ, thì ta thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ là những người đáng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Văn Thực
Dung lượng: 43,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)