Bài 23. Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

Chia sẻ bởi Trần Phương Mai | Ngày 08/05/2019 | 35

Chia sẻ tài liệu: Bài 23. Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện(hoặc đoạn trích)
I-Đề bài nghị luận về tác phẩm truyện(hoặc đoạn trích)
A- Các đề bài nêu ra những vấn đề nghị luận :
Đề 1: Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ.
Đề 2: Phân tích diễn biến cốt truyện.
Đề 3: Thân phận Thuý Kiều.
Đề 4: Đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh.
B-Suy nghĩ: Yêu cầu đề xuất nhận xét về tác phẩm.Phân tích: Tìm hiểu tác phẩm để đưa ra nhận xét=> Đây không phải 2 kiểu bài.


II-Các bước làm bài:
Bước 1:Tìm hiểu đề,tìm ý:
Yêu cầu:Suy nghĩ về nhân vật ông Hai:Tình yêu làng hoà quyện với tình yêu nước- Nét mới trong đời sống tinh thần của người nông dân Việt Nam.
Hệ thống câu hỏi để tìm ý:
- Nét nổi bật nhất ở ông Hai? Tình yêu làng,yêu nước của ông được bộc lộ trong tình huống nào? Tình cảm ấy có gì đặc biệt? Những chi tiết nghệ thuật nào chứng tỏ một cách sinh động thú vị tình yêu làng yêu nước ấy?
Bước 2: Lập dàn ý.
Mở bài: Giới thiệu truyện ngắn Làng và nhân vật ông Hai.
Thân bài: Triển khai các nhận định về tình yêu làng, yêu nước của ông Hai; Nghệ thuật đặc sắc của nhà văn.
+ Chi tiết tản cư nhớ làng
+ Theo dõi tin tức kháng chiến.
+ Tâm trạng khi nghe tin làng mình theo Tây.
+ Niềm vui khi tin đồn được cải chính.
+ Chọn tình huống tin đồn để thể hiện tính cách nhân vật.
+ Các chi tiết miêu tả nhân vật, các hình thức trần thuật.
Kết bài:Sức hấp dẫn của hình tượng nhân vật. Thành công của nhà văn.
Bước 3:Viết bài.
Mở bài:Giới thiệu ngắn gọn truyện ngắn Làng. Nêu vấn đề sẽ phân tích: Tình yêu làng,yêu nước của ông Hai được thể hiện sinh động trong truyện.
Có nhiều cách mở bài:
- Đi từ khái quát đến cụ thể.
- Nêu trực tiếp những suy nghĩ của người viết.
Thân bài: Lần lượt trình bày các luận điểm về nhân vật ông Hai theo dàn bài.
Khi viết cần tách ý cho rành mạch, cần có sự liên kết, chuyển tiếp.
Kết bài:(Sgk)
Tham khảo đoạn văn trong phần thân bài:
Niềm vui của ông Hai khi tin đồn được cải chính:
Lòng yêu nước của ông Hai được biểu hiện rõ hơn khi nghe tin cải chính là làng ông bị tàn phá vì không theo Tây. Những nỗi lo âu xấu hổ tan biến đi thay vào đó là niềm vui mừng khôn xiết nên ông nói: "Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn" . Đây quả là một niềm vui kì lạ. Niềm vui này thể hiện một cách cảm động về tinh thần yêu nước yêu cách mạng của ông Hai. Nhà bị giặc đốt nhưng ông không buồn tiếc vì đó là bằng chứng về lòng trung thành với cách mạng , với kháng chiến của ông. Đây là tình cảm đặc biệt của ông Hai, tình cảm chung của những người nông dân, của nhân dân ta thời bấy giờ. Đối với họ , Tổ quốc là trên hết. Vì Tổ quốc, họ sẵn sàng hi sinh tất cả tính mạng, tài sản của mình.
Bước 4: Đọc lại bài viết và sửa chữa
Đọc, đối chiếu với dàn bài xem có phù hợp không, giữa các phần có sự liên kết chưa, sửa các lỗi chính tả để bài viết hoàn chỉnh.
*Ghi nhớ:
Bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) có thể bàn về chủ đề, nhân vật, cốt truyện, nghệ thuật của truyện.
Bài làm cần đảm bảo đầy đủ các phần của một bài nghị luận.
Trong quá trình triển khai các luận điểm , luận cứ cần thể hiện sự cảm thụ và ý kiến riêng của người viết về tác phẩm.
Giữa các phần , các đoạn của bài văn càn có sự liên kết hợp lí, tự nhiên.

III- Luyện tập :
Đề bài: Suy nghĩ của em về nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao.
Viết phần mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm. Nêu những đặc điểm nổi bật của lão Hạc.(Đôn hậu, thương con hết mực, giàu lòng tự trọng )
Viết một đoạn phần thân bài: Nét đẹp cao quý ở lão Hạc đó là lòng tự trọng.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Phương Mai
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)