Bài 23. Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

Chia sẻ bởi Nguyễn Huỳnh Kim Vân | Ngày 08/05/2019 | 32

Chia sẻ tài liệu: Bài 23. Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Người thực hiện: Nguyễn huỳnh kim Vân – Trường THCS P 5
Tập làm văn
Chào mừng quý Thầy Cô
Đến dự giờ

- Thế nào là nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc một đoạn trích?
- Những yêu cầu cần phải có trong một bài nghị luận về một tác phẩm truyện
hoặc đoạn trích là gì?
Kiểm tra bài cũ
Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn tích là bàn về chủ đề, nhân vật, cốt truyện, nghệ thuật của truyện.

Bài làm cần đảm bảo đầy đủ các phần của một bài nghị luận:

- Mở bài: Giới thiệu tác phẩm (tùy theo yêu cầu cụ thể của đề bài) và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình.

- Thân bài: Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm; có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực

- Kết bài: Nêu nhận định đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích
Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn tích là gì?
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ
TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
Bài 19 – Tiết120
I/. Đề bài nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích
II/ Các bước làm bài nghi luận tác phẩm truyện hoặc đoạn trích:
Đảm bảo các bước làm một bài văn nghị luận nói chung.
1/ Tìm hiểu đề, tìm ý
a/.Tìm hiểu đề:
Vấn đề nghị luận:
- Suy nghĩ về tình yêu làng, gắn bó về lòng yêu nước một nét mới trong đời sống tinh thần của người nông dân trong thời ký kháng chiến chống Pháp.
b/.Tìm ý
Tình huống:
Khi tản cư nhớ làng
Khi nghe tin làng theo giặc: cổ nghẹn ắng, nghi ngờ…
Khi tin đồn được cải chính
2/. Dàn bài:
a/. Mở bài:
Giới thiệu tác phẩm (tùy theo yêu cầu đề bài) nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của người viết.

b/. Thân bài:
Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm; có phân tích chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu xác thực.

c/.Kết bài:
Nêu nhận định chung của mình về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
* Trong quá trình triển khai các luận điểm, luận cứ, cần thể hiện sự cảm thụ và ý kiến riêng của của người viết về tác phẩm.
Giữa các phần, các đoạn của bài văn cần có sự liên kết hợp lý, hợp tình.

Suy nghĩ của em về truyện ngắn “ Lão Hạc” của Nam Cao
Mở bài trực tiếp:
Truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao đã để lại cho em những suy nghĩ sâu sắc về số phận của người nông dân trong xã hội cũ. Lão Hạc không chỉ là một người nông dân bị bần cùng hóa vì đói nghèo, tối tăm như bao nhiêu người nông dân khác, mà có lẽ còn là một kiểu “nạn nhân” của số phận làm cha. Đây chính là tấn bi kịch tinh thần đầy nước mắt của người nông dân nghèo, nhưng giàu lòng tự trọng và rất mực thương yêu con.
Mở bài gián tiếp:
Có một nhà văn đã nói: “ Xúc động trước một nhân vật nào đó là ta đã sống thêm một cuộc đời mà ta chưa từng sống và sẽ không bao giờ được sống, nếu ta không đọc tác phẩm văn học” Nếu ta có thể xúc động, xót xa, thương cảm trước số phận bi thảm bế tắc của chị Dậu, của anh Pha, có thể rơi nước mắt trước bi kịch hoàn lương cùa Chí Phèo thì không thể không nghẹn ngào, đau đớn với tấn bị kịch làm cha của nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao. Với Lão Hạc, có lẽ ấn tượng sâu sắc nhất đối với người đọc là cái chết dữ dội của Lão, về hình thức nó giống cái chết của một con vật vô chủ, nhưng về bản chất, nó là sự hy sinh của một người cha cho một người con, mà cả hai cha con đều là những người bất hạnh.



Thân bài
Một đoạn cho cách gián tiếp:
Ngay ở phần đầu của truyện ngắn, chúng ta thấy Lão Hạc nhắc lại câu nói: “ Có lẽ tôi bán con chó đấy ông giáo ạ”, câu nói mà nhân vật “tôi” cảm thấy “ Thật ra thì trong lòng tôi rất dửng dưng. Tôi nghe câu ấy đã nhàm rồi, tôi biết rằng lão nói là nói thế thôi chứ chẳng bao giờ lão bán nó đâu”. Nhưng không ai ngờ được rằng câu nói “ nhàm chán” của lão Hạc chính là cái “ngòi nổ” cho một kiếp người! Càng không ai có thể nghĩ rằng chó chết thì người cũng phải chết theo.
CHUẨN BỊ BÀI MỚI: LUYỆN TẬP LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM TRUYỆN ( HOẶC ĐOẠN TRÍCH )

Ôn lại cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích

Đọc lại truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng (Ngữ văn 9 tập I, bài 15)
`
Xin chân thành cám ơn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Huỳnh Kim Vân
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)