Bài 22. Vệ sinh hô hấp

Chia sẻ bởi Nguyễn Phát Mẫn | Ngày 01/05/2019 | 28

Chia sẻ tài liệu: Bài 22. Vệ sinh hô hấp thuộc Sinh học 8

Nội dung tài liệu:

2010 - 2011
LỚP 8A5
MÔN SINH HỌC 8
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VỀ DỰ GIỜ

GIÁO ÁN SINH 8
GV: TRẦN THỊ THU ANH
THCS TRẦN BÌNH TRỌNG

PGD TX TDM - BD
KIỂM TRA BÀI CŨ: HOẠT ĐỘNG HÔ HẤP.

1/ Trình bày hoạt động của lồng ngực và các cơ hô hấp trong cử động hô hấp.


ĐÁP ÁN:
Khi hít vào: Cơ liên sườn ngoài, cơ hoành và cơ nâng sườn co làm lồng ngực mở rộng 2 bên, phía trước, phía dưới và phía trên.
Khi thở ra: Các cơ trên dãn, lồng ngực trở về vị trí cũ.
Thở gắng sức có thêm cơ bụng và cơ liên sườn trong co, làm lồng ngực thu nhỏ lại.
2/ Hãy trình bày sự trao đổi khí ở phổi và tế bào.
ĐÁP ÁN:
Các khí khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.
TRAO ĐỔI KHÍ Ở PHỔI: Oxi khuếch tán từ phế nang vào mao mạch máu, cacbonic khuếch tán từ mao mạch máu vào phế nang.
TRAO ĐỔI KHÍ Ở TẾ BÀO: Oxi khuếch tán từ mao mạch máu vào tế bào, cacbonic khuếch tán từ tế bào vào mao mạch máu.


I/ CẦN BẢO VỆ HỆ HÔ HẤP KHỎI CÁC TÁC NHÂN CÓ HẠI.
1/ Các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp.
2/ Các biện pháp bảo vệ.
II/ CẦN LUYỆN TẬP ĐỂ CÓ HỆ HÔ HẤP KHỎE MẠNH
BÀI 22
VỆ SINH HÔ HẤP
MỤC TIÊU
Qua bài nầy, các em kể được các bệnh chính về cơ quan hô hấp, tác nhân gây bệnh, tác hại của thuốc lá. Từ đó nêu được các biện pháp bảo vệ môi trường cũng như bảo vệ hệ hô hấp và vận dụng vào thực tế cuộc sống.
I/ CẦN BẢO VỆ HỆ HÔ HẤP KHỎI CÁC TÁC NHÂN CÓ HẠI :

1/ Các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp.
2/ Các biện pháp bảo vệ.
Không khí có thể bị ô nhiễm và gây hại đến hoạt động hô hấp từ những loại tác nhân như thế nào?
BỤI

CÁC KHÍ ĐỘC
CÂY THUỐC LÁ

H5N1
VI SINH VẬT GÂY BỆNH
LAO PHỔI
Đọc “EM CÓ BIẾT” trang 74 SGK
Ở VIỆT NAM
Ô nhiễm không khí do 68 khu công nghiệp, 80-90% dân cư đô thị đi xe máy và cả nước là công trình xây dựng.
Ô nhiễm SO2 : KCN Tân Bình.
Ô nhiễm CO , NO2 : Hà Nội, Hải Phòng, TP HCM, Đà Nẵng.
Ô nhiễm chì trong không khí: Hà Nội, TP HCM.


Em biết gì về thuốc lá?
Trong khói thuốc lá chứa hơn 4000 loại hóa chất, trong đó có hơn 200 loại có hại cho sức khỏe, bao gồm chất gây nghiện và chất gây độc.người ta chia làm 4 nhóm chính:
1/ Nicotin
2/ Monoxit cacbon (CO).
3/ Các phân tử nhỏ trong khói thuốc lá.
4/ Chất gây ung thư.
Khi hút thuốc, chất nhựa trong khói thuốc lá bám vào phổi như bồ hóng bám vào ống khói. Nếu hút 10 điếu mỗi ngày, cơ thể của bạn sẽ phải hít vào 120g nhựa trong 1 năm.
Toàn bộ số tiền mà những người hút thuốc lá năm 1998 khoảng 6000 tỉ đồng. Số tiền này có thể mua 1,5 triệu tấn gạo hoặc 300 000 chiếc xe máy Super dream.
Hằng năm có 4,5 triệu người trên thế giới chết vì thuốc lá.




CO2 – HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH .
Nhiệt độ bề mặt Trái Đất do sự cân bằng nhiệt giữa năng lượng Mặt Trời chiếu xuống và bức xạ nhiệt mặt đất phản xạ vào khí quyển. Bức xạ Mặt Trời dễ xuyên qua lớp CO2 và Ozon rồi xuống mặt đất, còn bức xạ nhiệt mặt đất không xuyên qua lớp CO2 mà còn bị CO2 và hơi nước hấp thụ làm nhiệt độ khí quyển của Trái Đất tăng lên. Đó là hiện tượng “hiệu ứng nhà kính” (vì lớp CO2 như lớp kính giữ nhiệt của nhà kính trồng rau mùa đông). Nhiệt độ Trái Đất tăng tác động xấu đến Trái Đất trong đó có sức khỏe con người như gây dịch tả, cúm, viêm phổi, nhức đầu, bệnh ngoài da…khi thời tiết biến đổi.
I/ CẦN BẢO VỆ HỆ HÔ HẤP KHỎI CÁC TÁC NHÂN CÓ HẠI :

1/ Các tác nhân gây hại:
Bụi
Khí độc như NOx , SOx, CO…
Các chất độc hại (nicôtin, nitrôzamin…)
Các vi sinh vật gây bệnh…
Gây bệnh bụi phổi, ngộ độc, viêm phổi, lao phổi, ung thư phổi……..
Làm gì để giảm bớt tác nhân có hại?
Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp?
Tác dụng của các hoạt động đó?
BỘ LỌC KHÍ
I/ CẦN BẢO VỆ HỆ HÔ HẤP KHỎI CÁC TÁC NHÂN CÓ HẠI :

1/ Các tác nhân gây hại:
2/ Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp:
Bảo vệ cây xanh, trồng cây gây rừng để giảm thiểu chất độc vào không khí.
Bảo vệ môi trường, xây dựng môi trường trong sạch.
Không hút thuốc lá.
Đeo khẩu trang chống bụi…
Em đã làm gì để tham gia bảo vệ môi trường trong sạch ở trường lớp?
II/ CẦN LUYỆN TẬP ĐỂ CÓ HỆ HÔ HẤP KHỎE
MẠNH:
CÂU HỎI:
Dung tích sống là gì?
Hãy giải thích vì sao luyện tập TDTD đúng cách và đều đặn từ bé có thể có được dung tích sống lý tưởng?
Giải thích vì sao khi tập thở sâu và giảm số nhịp thở trong mỗi phút sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp?
Hãy đề ra các biện pháp luyện tập để có hệ hô hấp khỏe mạnh.
Dung tích sống là gì?

Dung tích sống là thể tich không khí lớn nhất mà cơ thể có thể hít vào thở ra.

Hãy giải thích vì sao luyện tập TDTD đúng cách và đều đặn từ bé có thể có được dung tích sống lý tưởng?

Dung tích sống phụ thuộc thể tích lồng ngực.
Dung tích lồng ngực phụ thuộc khung xương sườn.
Dung tích khí cặn phụ thuộc khả năng co tối đa của cơ thở ra.
Vì thế cần luyện tập TDTD đúng cách và đều đặn từ bé lúc cơ xương còn đang phát triển mới có thể có được dung tích sống lý tưởng.
Giải thích vì sao khi tập thở sâu và giảm số nhịp thở trong mỗi phút sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp?

THỞ BÌNH THƯỜNG 18 nhịp/phút. Mỗi nhịp hít 400ml khí.
Khí lưu thông/ phút: 400ml x18 = 7200ml.
Khí vô ích khoảng chết: 150ml x 18 = 2700ml.
Khí hữu ích vào phế nang: 7200 – 2700 = 4500ml.
THỞ SÂU 12nhịp/phút. Mỗi nhịp hít 600ml khí.
Khí lưu thông/phút: 600ml x 12 = 7200ml.
Khí vô ích khoảng chết: 150ml x 12 = 1800ml.
Khí hữu ích vào phế nang: 7200 – 1800 = 5400ml.
KẾT LUẬN:
Thở sâu và giảm nhịp thở trong mỗi phút sẽ làm tăng
hiệu quả hô hấp.
Hãy đề ra các biện pháp luyện tập để có hệ hô hấp khỏe mạnh.

II/ Cần luyện tập để có hệ hô hấp khỏe mạnh:
Để có hệ hô hấp khỏe mạnh, ngay từ lúc còn bé ta cần phải thường xuyên:
Luyện tập TDTT đúng cách và vừa sức.
Tập thở sâu và giảm nhịp thở .
CÂU HỎI
Trồng nhiều cây xanh có lợi gì?
Hút thuốc lá có hại gì cho hệ hô hấp của bản thân và những người xung quanh?
Tại sao trong đường dẫn khí đã có những cấu trúc và cơ chế chống bụi, bảo vệ phổi mà khi lao động vệ sinh hay đi đường vẫn cần đeo khẩu trang?
Muốn có một hệ hô hấp khỏe mạnh ta phải làm gì?
GIAO VIỆC VỀ NHÀ:
Chuẩn bị cho bài thực hành :HÔ HẤP NHÂN TẠO
Đọc và tìm hiểu bài trước.
Cá nhân chuẩn bị sẵn giấy để viết thu hoạch sau bài thực hành.
Ôn lại các bài đã học.
CHÚC SỨC KHỎE QUÝ THẦY CÔ

CHÚC CÁC EM HỌC TỐT
Chân thành cảm ơn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Phát Mẫn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)