BAI 22 TUC CANH PAC BO
Chia sẻ bởi Trương Phương Trang |
Ngày 08/05/2019 |
31
Chia sẻ tài liệu: BAI 22 TUC CANH PAC BO thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
TRAO ĐỔI CÔNG TÁC
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
Môn NGỮ VĂN
TRUNG HỌC CƠ SỞ
NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN THCS
Trao đổi một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn -THCS
1.Nhận thức vấn đề:
-Mỗi con người có vị trí đứng nhất định trong cuộc sống.Trong công tác, dù được phân công ở vị trí nào, cũng cần cố gắng làm tròn trách nhiệm được phân công.
-Mỗi môn học có vai trò, ý nghĩa riêng của môn học đó. Xã hội phát triển, có thể trong cách nhìn, cách nghĩ của nhiều người có thiên lệch, xem nhẹ đối với môn học Ngữ văn nhưng quan trọng là người thầy dạy Ngữ văn nhận thức không thiên lệch, làm đúng công việc của mình trong dạy học ở trường và trong đối xử với các mối quan hệ xã hội.
-Dạy tốt môn Ngữ văn, có thể tương lai học sinh không chọn môn học này để làm cái nghề nhưng ít nhất người thầy cũng đã góp phần bồi dưỡng tâm hồn, bồi dưỡng cho các em cách nhìn nhận cuộc sống sao cho đúng,trang bị cho các em vốn ngôn ngữ nhất định góp phần giúp các em tự tin trong giao tiếp.
-Phát hiện và làm tốt công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn là trách nhiệm của thầy giáo dạy Văn.
2.Một số kinh nghiệm của cá nhân trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn cấp THCS
2.1-Chọn nguồn HSG Ngữ văn:
- Đối tượng HS chọn bồi dưỡng phải thực sự là những em có năng khiếu học tập bộ môn
+Thầy, cô được phân công dạy bồi dưỡng HSG có thể thông qua kết quả học lực của các em( trong đó chú ý điểm trung bình môn học); có thể trao đổi và nhờ thầy, cô giáo trực tiếp giảng dạy các em tư vấn thêm cho mình về các đối tượng học sinh dự hướng chọn vào nguồn; có thể nắm thêm về đối tượng từ các bài kiểm tra cuối học kỳ của HS hay khéo léo “phỏng vấn” trực tiếp các em.
+Nắm bắt năng lực học văn và “yêu” văn ở từng HS thông qua bài tập kiểm tra đầu khóa.
Kết quả ban đầu sẽ là cơ sở để GV bồi dưỡng có những hoạch định cần thiết phương pháp bồi dưỡng cho các em.
2.2-Bồi dưỡng kiến thức kĩ năng cho HS:
-Bám sát nội dung chương trình học.
-Hệ thống hóa theo phân môn:
Ví dụ:
+Văn: Văn học dân gian, văn học trung đại, văn học cận đại, văn học hiện đại…Có thể hệ thống hóa thành những chủ đề: tinh thần yêu nước, ý chí chiến đấu chống ngoại xâm của dân tộc qua thơ văn; hình ảnh người phụ nữ trong văn học xưa-nay; phong cách Hồ Chí Minh; hình ảnh người lính trong thơ; lối sống đẹp của con người con người Việt Nam; tình cảm gia đình…
+Tập làm văn: tập trung rèn kĩ năng làm bài nghị luận (nghị luận tác phẩm thơ, tác phẩm truyện; nghị luận sự việc hiện tượng, tư tưởng đạo lí).
+Tiếng Việt: hệ thống hóa kiến thức và tập trung rèn kĩ năng đặt câu, xây dựng đoạn văn, văn bản, một số biện pháp tu từ…
*Phương pháp:
-Có thể chọn 2-3 GV tham gia dạy; mỗi GV có thể đảm nhận những kiến thức kĩ năng nhất định để chuyên sâu hơn.
- Không dạy lại kiến thức, chủ yếu khơi gợi để HS tái hiện, từ đó thực hành bằng các bài tập dạng nâng cao.
- Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác, làm việc theo nhóm là chủ yếu, phát huy năng lực tự học qua các bài tập giao về nhà.
2.3.Bồi dưỡng thái độ học tập đối với môn học
- Tạo cho các em sự hứng thú: GV cố gắng khơi gợi để các em tìm tòi và hiểu sâu vấn đề nhằm tạo cho các em sự hứng thú với cái mới trên nền tảng cái mà các em đã biết .Cần nhẹ nhàng đưa các em đến với niềm say mê và niềm tin khi tìm đến với Văn học.
Ví dụ:
+Khơi gợi cảm hứng cho các em về nghị luận tác phẩm thơ, GV đọc cho HS nghe mẫu văn hay của bạn cùng trang tuổi với các em phân tích vẻ đẹp của hai bức tranh xuân trong Cảnh mùa xuân ( trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) và Mùa xuân nho nhỏ ( Thanh Hải):
“Bức tranh xuân của Nguyễn Du non xanh như tâm hồn của các cô thiếu nữ Thúy Kiều, Thúy Vân trong buổi du xuân. Bức tranh xuân của Thanh Hải tươi sáng, ân tình, chứa chan cảm xúc, thấm thía lòng người. Tâm hồn họ đều rất thăng hoa, rất thiết tha nhưng mỗi người lại có một bút pháp nghệ thuật riêng để ghi đậm cái “tôi” cá nhân trong lòng độc giả…
…Nguyễn Du với mười lăm năm lưu lạc, còn Thanh Hải đang phải giáp ranh với cái chết nhưng ở họ vẫn nồng cháy tình yêu thiên nhiên, đất trời.Tình cảm ấy đã hòa chung dòng chảy với các tác phẩm khác viết về mùa xuân” (trích bài làm của em Trịnh Thị Tuyết – giải I kì thi chọn HSG Ngữ văn 9 –TP Hải Phòng, năm học 2007-2008 , tạp chí Văn học và tuổi trẻ số tháng 4/2009).
+ Đọc cho các em cùng nghe, cùng suy nghĩ về những tâm tư, tình cảm của người yêu Văn( Bài viết của HS Trần Bích Ngọc-trường THPT chuyên Bắc Ninh)
…Con còn nhớ ba đã vui như thế nào khi nhận món quà sinh nhật là chiếc khăn tay con tự đan. Những mũi đan tuy thô mộc, vụng về nhưng nó chứa đựng cả tình yêu thương và sự kính trọng của con. Và mẹ cũng đã từng mỉm cười hạnh phúc khi một ngày làm việc mệt mỏi, trở về, thấy nhà đã sạch và mâm cơm đã sẵn sàng. Ba mẹ nói, ba mẹ rất vui khi thấy con trưởng thành từng ngày, có trách nhiệm với bản thân, biết quan tâm đến mọi người. Ba biết không? Đó là những điều đầu tiên mà văn học, mà thầy giáo và những trang sách đã dạy con…
…Ba ơi! Vì sao ba thích học Toán? Vì sao ba yêu mẹ? Đó có phải là niềm say mê không? Với văn chương, con cũng có một niềm say mê lớn, niềm say mê không thể lí giải vì đâu… con thấy mình lớn hơn, biết yêu thương, biết quan sát, biết lắng nghe và chia sẻ nhiều hơn. Ba đã từng nói sự trưởng thành của con là niềm vui của ba mẹ…
Đó là lúc GV đang hướng HS đến những cảm nhận mới và để có thể làm được như vậy, GV phải luôn tìm tòi để tích lũy nguồn tư liệu.
2.3- Khi bồi dưỡng xong từng chủ đề hoặc từng kiểu văn bản, thể loại… cần có những bài kiểm tra để nắm thông tin phản hồi. Trong kiểm tra đánh giá; GV uốn nắn những thiếu sót, hay biểu dương khích lệ HS bằng những nhận xét vừa chân tình mà cũng vừa tế nhị:
- Đôi chỗ chưa cân nhắc kĩ nên dùng từ, diễn đạt chưa biểu hiện rõ ý muốn thể hiện;
-Cẩn thận để bài sạch đẹp hơn;
- Lập luận chặt chẽ, mạch lạc. Khen ! Cần phát huy…
Những nhận xét nhẹ nhàngnhư vậy, giữa thầy và trò dễ có sự đồng cảm,thân thiện, tạo cơ hội cho các em thấy rõ hơn những ưu điểm cũng như hạn chế của mình.
* Một vài nguồn tư liệu cần thiết :
-Tạp chí Văn học và tuổi trẻ
- Sưu tầm các đề thi tuyển chọn HSG, đề thi tuyển sinh 10 chuyên hằng năm.
…
3.Kết luận
Bồi dưỡng HSG luôn là vấn đề cần được quan tâm trong mục tiêu nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài. Bồi dưỡng HSG Ngữ văn cũng nhằm góp phần thực hiện mục tiêu đó.Cốt lõi ở chỗ không dạy tủ, không chỉ chú tâm bồi kiến thức kĩ năng mà còn phải giáo dục thái độ để các em nhìn nhận vấn đề một cách tích cực và tình cảm,để trang viết của các em không khuôn sáo, không khô khan…Những HSG giỏi Văn có thể sau này các em không là giáo viên Văn, không là nhà văn nhà thơ… nhưng dù ở vị trí nào trong xã hội, chúng ta tin rằng nếu công tác bồi dưỡng đạt hiệu quả sẽ giúp các em sống tốt hơn, thực thi công việc tốt hơn.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trương Phương Trang
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)