Bài 22. Trả bài tập làm văn số 5

Chia sẻ bởi Võ Thị Hồng Hà | Ngày 07/05/2019 | 26

Chia sẻ tài liệu: Bài 22. Trả bài tập làm văn số 5 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

1
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
2. Kĩ năng: Nhận thấy được ưu khuyết trong bài làm của mình để từ đó, phát huy và khắc phục.
3. Thái đô: Có ý thức hành động theo vấn đề đúng.
CHUẨN BỊ:
1. Thầy giáo: Giáo án, bài trả cho học sinh, máy chiếu…
2. Học sinh: Nắm vững lý thuyết bài nghị luận sự việc, hiện tượng đời sống; cách giải đề đã làm.
LÊN LỚP:
1. ỔN ĐỊNH: Giới thiệu thầy cô tham dự tiết học.
2
2. KIỂM TRA BÀI CŨ:
a. Nêu dàn ý chung về kiểu bài nghị luận về tư tưởng, đạo lý.
b. Trình bày miệng một đoạn văn bình câu tục ngữ “ Uống nước nhớ nguồn ”.
3
Câu a. Dàn ý chung kiểu bài nghị luận về tư tưởng, đạo lý:
A. Mở bài: Nêu vấn đề
B. Thân bài: Phân tích, đánh giá vấn đề.
I. Giải thích ý nghĩa vấn đề.
II. Bình xét mặt đúng sai, tốt xấu của vấn đề.
III. Luận bàn, mở rộng vấn đề.
C. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề.
4
Câu b. Đoạn văn bình câu tục ngữ “ Uống nước nhớ nguồn ”.
Đúng là “ uống nước ” phải “ nhớ nguồn ”. Bởi “ nước ” không tự nhiên mà có. “ Nước ” là kết quả của một quá trình lao động vất vả. Để có cơm thơm, gạo dẻo, người nông dân phải một nắng hai sương. Để có con đường xanh- sạch- đẹp, người công nhân phải đông hè xạc xào quét dọn…“ Nước ” còn là kết quả của một quá trình chiến đấu, hi sinh của bao thế hệ. Làm sao chúng ta có thể quên công ơn của Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Chủ tịch Hồ Chí Minh…?
5
3. BÀI MỚI:
Giới thiệu bài: Các em đã làm viết số 5 với kiểu bài nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống. Kết quả bài ấy của các em ra sao? Ưu khuyết như thế nào? Có gì khắc phục? Có gì phát huy? Tiết trả bài hôm nay sẽ giúp các em thấy rõ điều đó.
6
Đề bài:
Hiện tượng quay cóp
trong học sinh.
Yêu cầu đề:
1. Phương thức: Nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống.
2. Nội dung: Hiện tượng quay cóp trong học sinh.

1. Các em nhận bài của
mình đã làm.
Các em xem lời phê và
đối chiếu với ưu khuyết
của bài mình.
2. Các em hãy đọc lại đề
bài đã làm.
3. Các em hãy xác định
yêu cầu của đề.
7
Đề bài:
Hiện tượng quay cóp trong học sinh.
YÊU CẦU ĐỀ
1. Phương thức: Nghị luận về sự việc, hiện tượng
đời sống.
2. Nội dung: Hiện tượng quay cóp trong học sinh.
DÀN Ý
A. Mở bài: Nêu hiện tượng – quay
cóp trong học sinh.
B. Thân bài: Phân tích, đánh giá
hiện tượng.
I. Biểu hiện.
II. Nguyên nhân.
III. Tác hại.
IV. Biện pháp.
C. Kết bài: Khẳng định lại sự đánh giá
hiện tượng quay cóp.
5. Các em hãy trình bày
dàn ý khái quát cho đề bài
này.
8
Đề bài:
Hiện tượng quay cóp trong học sinh.
YÊU CẦU ĐỀ
1. Phương thức: Nghị luận về sự việc, hiện
tượng đời sống.
2. Nội dung: Hiện tượng quay cóp trong học
sinh.
DÀN Ý
A. Mở bài: Nêu hiện tượng – quay cóp trong
học sinh.
B. Thân bài: Phân tích, đánh giá hiện tượng.
I. Biểu hiện.
II. Nguyên nhân.
III. Tác hại.
IV. Biện pháp.
C. Kết bài: Khẳng định lại sự đánh giá hiện
tượng quay cóp.
NHẬN XÉT VÀ SỬA LỖI
9
1. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
Quay cóp là hiện tượng được các học sinh thực hiện trong các đợt kiểm tra,
thi cử. Quay cóp khá đa dạng. Đơn giản nhất thì họ liếc mắt nhìn bài bạn. Một
số khác thì chép tài liệu lên bàn, lên ghế. Một số nữa thì chép lên tay, lên chân,
hay giấu dưới dép, trong hộp bút. Hiện đại hơn thì họ dùng điện thoại. Họ lưu
lại dưới dạng tin nhắn…
a. Đoạn văn bàn luận về nội dung gì?
b. Đoạn văn sử dụng phép lập luận nào? Nếu là chứng minh thì dẫn chứng chính xác không?
c. Có gì bổ sung hoặc sửa lại về nội dung đoạn văn?

→ a. Biểu hiện của quay cóp.
b. Giải thích, chứng minh ( dẫn chứng chính xác ).
c. Bổ sung, sửa lại: Quay cóp là hiện tượng học sinh không tự mình làm bài mà dựa vào nguồn hỗ trợ khác trong giờ kiểm tra, thi cử.
10
11
Phần thân bài sau:
Từ đâu mà có quay cóp? Từ những học sinh lười biếng không học bài ở
nhà, lên lớp thầy cô giảng bài không chú ý nên không hiểu bài. Trong lớp, mỗi
bàn đều có học sinh khá giỏi, nên các bạn ỷ lại. Quay cóp có tác hại nặng nề
đến học sinh. Đã lười lại thêm lười. Kiểm tra không quay bài được chỉ biết
ngồi gãi đầu, cắn bút. Hơn nữa là gục đầu xuống bàn ngủ. Trên lớp, thầy cô
giảng không hiểu, chỉ biết ghi ghi chép chép rồi về pho-to tài liệu mà quay
cóp. Nhà trường, thầy cô, phụ huynh đều đã dùng nhiều biện pháp nhưng khó
mà khắc phục được. Khuyên nhủ có, la mắng có…Nhưng càng nói, càng la
mắng, học sinh càng đâm ra chán nãn, muốn bỏ luôn cả việc học.
a. Bàn luận đến mấy nội dung? Có thiếu nội dung nào không?
b. Mấy đoạn văn? Hợp lý không? Vì sao?

→ a. 3 nội dung: nguyên nhân, tác hại, biện pháp. Thiếu: Biểu hiện.
b. 1 đoạn văn – không hợp lý. Mỗi nội dung là một đoạn văn, với luận điểm, chủ đề rõ ràng.
12
Phần thân bài:
Từ đâu mà có quay cóp? Từ những học sinh lười biếng
không học bài ở nhà, lên lớp thầy cô giảng bài không chú ý nên
không hiểu bài. Trong lớp, mỗi bàn đều có học sinh khá giỏi, nên
các bạn ỷ lại.
Quay cóp có tác hại nặng nề đến học sinh. Đã lười lại thêm
lười. Kiểm tra không quay bài được chỉ biết ngồi gãi đầu, cắn bút.
Hơn nữa là gục đầu xuống bàn ngủ. Trên lớp, thầy cô giảng
không hiểu, chỉ biết ghi ghi chép chép rồi về pho-to tài liệu mà
quay cóp.
Nhà trường, thầy cô, phụ huynh đều đã dùng nhiều biện
pháp nhưng khó mà khắc phục được. Khuyên nhủ có, la
mắng có…Nhưng càng nói, càng la mắng, học sinh càng đâm ra
chán nãn, muốn bỏ luôn cả việc học.

13
3. Đoạn văn sau:
Nếu có nguyên nhân thì tác hại của cái việc quay cóp là do
theo tình huống quay cóp nếu quy phạm một vài lần giáo viên có
thể nhắc nhở nếu quay cóp mãi thì sẽ bị hạ hạnh kiểm và chia
điểm bài thi của mình thì có khi sẽ ở lại lớp
a. Bàn luận nội dung gì? Nhận xét về sự bàn luận ấy.
b. Nhận xét và sửa lại các lỗi hình thức: chấm câu, diễn đạt, chính tả.

→ a. Tác hại – sơ sài.
* Bản thân, gia đình, đất nước.
b. Không có dấu chấm câu. Diễn đạt khó hiểu. Chính tả sai.
14
Quay cóp rất tai hại. Nếu học sinh vy phạm một lần, giáo viên có thể nhắc nhở. Nếu quay cóp mãi thì học sinh sẽ bị hạ hạnh kiểm. Nếu bài quay cóp bị chia điểm, học sinh có thể sẽ ở lại lớp.

15
Học sinh đọc bài khá giỏi:
1. Huyền Trang đọc bài, cả lớp lắng nghe.
2. Lớp cho ý kiến về nội dung, hình thức.
3. Giáo viên kết luận, nêu điểm số.
16
Giáo viên công bố thống kê điểm, nhận xét.
17
4. CỦNG CỐ:
Em rút ra được bài học gì qua tiết trả bài này?
→ a. 4 nội dung bàn luận:
* Biểu hiện.
* Nguyên nhân
* Tác hại ( hiện tượng, sự việc xấu )
* Biện pháp.
b. Mỗi nội dung, một đoạn văn.
* Luận điểm, luận cứ rõ ràng, xác đáng, có sức thuyết phục.
c. Hình thức: diễn đạt dễ hiểu, chấm câu hợp lý…
18
5. DẶN DÒ:
a. Về nhà sửa lỗi chính tả bài viết đã phát – nếu có.
b. Đọc và trả lời câu hỏi văn bản Mùa xuân nho nhỏ / Sgk / 55.
19
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM VUI KHỎE
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Thị Hồng Hà
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)