Bài 22. Tác dụng từ của dòng điện - Từ trường

Chia sẻ bởi Phạm Bá Linh | Ngày 27/04/2019 | 49

Chia sẻ tài liệu: Bài 22. Tác dụng từ của dòng điện - Từ trường thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:










Tập thể lớp 9C
Kính chào quý Thầy Cô đến dự giờ thăm lớp!
Giáo viên thực hiện: Phạm Bá Linh
Cuộn dây có dòng điện chạy qua có tác dụng từ
Nếu dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng thì nó có tác dụng từ hay không?

Bài 22.
TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN - TỪ TRƯỜNG
I.LỰC TỪ
1.Thí nghiệm.

Bài 22.
TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN - TỪ TRƯỜNG
I.LỰC TỪ
1.Thí nghiệm.

Bài 22.
TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN - TỪ TRƯỜNG
I.LỰC TỪ
1.Thí nghiệm.
Khi đóng công tắc K, có hiện tượng gì xảy ra với kim nam châm?
2.Kết luận.
Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì đều gây ra tác dụng lực (gọi là lực từ) lên kim nam châm đặt gần nó => Dòng điện có tác dụng từ.

II.Từ trường.
1.Thí nghiệm.
(1)
(2)
2.Kết luận.
II.Từ trường.
1.Thí nghiệm.
-Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó. Ta nói không gian đó có từ trường.
-Tại mỗi vị trí nhất định trong từ trường của thanh nam châm hoặc của dòng điện, kim nam châm đều chỉ một hướng xác định.









*Trong không gian, từ trường và điện trường tồn tại trong một trường thống nhất là điện từ trường. Sóng điện từ là sự lan truyền của điện từ trường biến thiên trong không gian.
*Các sóng Radio, sóng vô tuyến, sóng điện thoại di động… cũng là sóng điện từ.


















*Để hạn chế tác hại của sóng điện từ đối với con người thì chúng ta cần phải làm gì?
Xây dựng các trạm phát sóng điện từ xa khu dân cư.
Sử dụng điện thoại di động hợp lí, đúng cách: Không sử dụng điện thoại di động để đàm thoại quá lâu, tắt điện thoại khi ngủ hoặc để xa người.
Tăng cường sử dụng truyền hình cáp, điện thoại cố định, chỉ sử dụng điện thoại di động khi thật cần thiết.
Đảm bảo hành lang an toàn điện (Đặc biệt là đường dây điện cao thế).
3.Cách nhận biết từ trường.
Dùng kim nam châm thử được đặt tự do trên một trục thẳng đứng, đang chỉ hướng Bắc – Nam. Đưa kim nam châm thử đến các vị trí khác nhau trong môi trường cần xác định từ trường, nếu kim nam châm thử lệch khỏi hướng Bắc – Nam thì nơi đó có từ trường và ngược lại.
*Kết luận.
Nơi nào trong không gian có lực từ tác dụng lên kim nam châm thì nơi đó có từ trường.










III.Vận dụng.
C6.Tại một điểm trên bàn làm việc, người ta thử đi thử lại vẫn thấy kim nam châm luôn nằm dọc theo một hướng xác định không trùng với hướng Nam - Bắc. Từ đó có thể rút ra kết luận gì về không gian xung quanh kim nam châm?
Trả lời
Không gian xung quanh kim nam châm có từ trường.









Cảm ơn quý thầy cô đã đến dự!
Chúc quý thầy cô sức khỏe!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Bá Linh
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)