Bài 22. Tác dụng từ của dòng điện - Từ trường

Chia sẻ bởi Ngô Thanh Tuấn | Ngày 27/04/2019 | 37

Chia sẻ tài liệu: Bài 22. Tác dụng từ của dòng điện - Từ trường thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

Câu hỏi:
Nêu đặc điểm của nam châm, khi hai nam châm đặt gần nhau tương tác thế nào với nhau? (6 điểm)
Xác định tên các từ cực trên hình dưới đây: ( 4 điểm)
Đáp án: 1.•Nam châm có hai từ cực: ( 3 điểm) - Cực từ Bắc kí hiệu bằng chữ N được sơn màu đỏ. - Cực từ Nam kí hiệu bằng chữ S được sơn màu xanh. •Khi hai nam châm đặt gần nhau thì tương tác với nhau: (3điểm) - Các từ cực cùng tên đẩy nhau. - Các từ cực khác tên hút nhau
Kiểm tra bài cũ
2. Tên từ cực như hình vẽ: (4 điểm)
Dụng cụ thí nghiệm gồm:
Nguồn điện có khóa K
Một biến trở con chạy.
Một Ampe kế.
Dây dẫn AB bằng đồng.
Một kim nam châm.
các dây nối.
Tiến hành thí nghiệm: Thực hiện theo nhóm (4 phút)
C1: Kim nam châm bị đẩy xoay lệch khỏi hướng ban đầu và không song song với dây dẫn nữa.
Mắc mạch điện như sơ đồ hình 22.1:
Mắc chốt dương của nguồn với chốt màu đỏ trên biến trở.
Chốt màu xanh của biến trở nối với chốt đỏ trên ampe kế.
Chốt âm của ampe kế nối với một đầu dây AB.
Đầu còn lại nối với cực âm của nguồn.
Đặt kim nam châm nằm dưới dây dẫn AB.
Xoay dây dẫn AB sao cho dây AB song song với kim nam châm.(phương Bắc – Nam)
C1: Đóng công tắc, quan sát và cho biết: - Hiện tượng gì xẩy ra với kim nam châm? - Khi đã nằm cân bằng, kim nam châm còn song song với dây dẫn nữa không?
C4:
Nếu có một kim nam châm và một dây dẫn AB:
Em làm thế nào để biết được dây dẫn AB có dòng điện hay không?
Đưa kim nam châm lại gần dây dẫn AB. Nếu kim nam châm lệch khỏi hướng Bắc – Nam thì trong dây dẫn có dòng điện và ngược lại.
Hoạt động nhóm: (5 phút)
Thực hiện thí nghiệm như sau:
Đặt cố định một thanh nam châm.
Đưa một kim nam châm đang chỉ hướng Bắc - Nam đến ba
vị trí khác nhau xung quanh thanh nam châm.
Từ đó trả lời hai câu hỏi sau:
1. Có hiện tượng gì xảy ra với kim nam châm?
- Ở mỗi vị trí , sau khi kim nam châm đã đứng yên.
Xoay cho nó lệch khỏi hướng vừa xác định, buông tay.
2. Em có nhận xét gì về hướng của kim nam châm sau khi
đã đứng yên? (so với trước khi xoay)
Kết quả thí nghiệm:
C2: Kim nam châm lệch khỏi hướng ban đầu (Bắc - Nam)
C3: Ở mỗi vị trí kim nam châm luôn chỉ một hướng xác định
Hình a
Hình b
Không gian xung quanh dây dẫn ở hình nào có từ trường?
Không gian xung quanh dây dẫn ở hình b có từ trường vì có lực từ tác dụng lên kim nam châm ( kim nam châm bị lệch khỏi hướng ban đầu)
Đặt kim nam châm ở trạng thái tự do, khi đã đứng yên, kim nam châm luôn chỉ hướng Bắc - Nam.
C5:
Không gian xung quanh Trái Đất có từ trường hay không?
Dụng cụ để nhận biết từ trường là gì?
Khi đặt ở các vị trí khác nhau trên mặt đất, kim nam châm chỉ hướng nào?
Không gian xung quanh kim nam châm có từ trường.
C6:
Không gian: xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện, xung quanh Trái đất có từ trường.
Dùng nam châm thử (kim nam châm) để nhận biết từ trường
Nơi nào có lực từ tác dụng lên kim nam châm thì nơi đó có từ trường
Ơ-xtet
(Hans Christian Oersted
1777-1851)
Ơ-xtet làm thí nghiệm tác dụng từ của dòng điện năm 1820
CÓ THỂ EM CHƯA BIẾT
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Thanh Tuấn
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)