Bài 22. Tác dụng từ của dòng điện - Từ trường

Chia sẻ bởi Lê Văn Thanh | Ngày 27/04/2019 | 29

Chia sẻ tài liệu: Bài 22. Tác dụng từ của dòng điện - Từ trường thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ GIÁO
VỀ DỰ TIẾT HỌC HÔM NAY.
CHÀO CÁC EM HỌC SINH.
KIỂM TRA BÀI CŨ
BT 1: Có một số quả đấm cửa làm bằng đồng và một số quả làm bằng sắt mạ đồng. Hãy tìm cách phân loại chúng.
BT 2: Nêu các cách khác nhau để xác định tên từ cực của 1 thanh nam châm khi bị mất hết các ký hiệu và màu sơn.
Trả lời
BT 1: Đưa thanh nam châm lại gần các quả đấm cửa. Nếu quả đấm cửa nào bị thanh nam châm hút thì nó được làm bằng sắt mạ đồng còn quả đấm cửa nào không bị thanh nam châm hút thì đó là quả làm bằng đồng.
BT 2: Treo thanh nam châm vào một sợi dây không xoắn để nó tự định hướng, nếu từ cực nào chỉ về hướng Bắc thì đó là từ cực Bắc của thanh nam châm hay dùng một nam châm đã biết từ cực, đưa từ cực Nam đến một đầu của thanh nam châm cần xác định từ cực. Nếu chúng hút nhau thì đầu bị hút là từ cực Bắc và ngược lại.
BT 3: Quan sát hai thanh nam châm như hình vẽ dưới. Giải thích tại sao thanh nam châm 2 lại lơ lửng trên thanh nam châm 1.
Trả lời: Thanh nam châm 2 không rơi, vì hai cực để gần nhau của 2 nam châm có cùng tên. Trong trường hợp này, lực đẩy của nam châm cân bằng với trọng lượng của nam châm 2. Nếu đổi đầu một trong hai thanh nam châm thì không có hiện tượng đó nữa.
TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN - TỪ TRƯỜNG
BÀI 22
Tiết
24
VẬT LÝ 9
BÀI 22: TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN - TỪ TRƯỜNG
I. Lực từ:
1. Thí nghệm.
* Bố trí TN: Như hình 22.1 SGK( lưu ý đặt dây dẫn song song với kim nam châm đang đứng yên).
* Tiến hành TN: Đóng khoá K để dòng điện chạy qua dây dẫn quan sát hiện tượng xẩy ra với kim nam châm.
Đóng khoá K kim nam châm bị quay đi. Lúc đã nằm cân bằng kim nam châm không còn song song với dây dẫn nữa.
C1:
BÀI 22: TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN - TỪ TRƯỜNG
I. Lực từ:
1. Thí nghệm.
2. Kết luận.
- Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kỳ đều gây ra tác dụng lực(gọi là lực từ) lên kim nam châm đặt gần nó. Ta nói rằng dòng điện có tác dụng từ.
II. Từ trường:
1. Thí nghệm.
Trong TN trên kim nam châm đặt song song với dòng điện thì chịu tác dụng của lực từ. Có phải vị trí đó mới có lực từ tác dụng lên kim nam châm hay không? Hãy đề xuất phương án làm TN để kiểm tra.
C2: Kim nam châm lệch khỏi hướng Nam - Bắc
C2:
A
B
BÀI 22: TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN - TỪ TRƯỜNG
I. Lực từ:
1. Thí nghệm.
2. Kết luận.
- Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kỳ đều gây ra tác dụng lực(gọi là lực từ) lên kim nam châm đặt gần nó. Ta nói rằng dòng điện có tác dụng từ.
II. Từ trường:
1. Thí nghệm.
C3: Kim nam châm luôn chỉ một hướng xác định.
C3:

A
B

S
N

BÀI 22: TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN - TỪ TRƯỜNG
I. Lực từ:
1. Thí nghệm.
2. Kết luận.
- Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kỳ đều gây ra tác dụng lực(gọi là lực từ) lên kim nam châm đặt gần nó. Ta nói rằng dòng điện có tác dụng từ.
II. Từ trường:
1. Thí nghệm.
2. Kết luận.
Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó. Ta nói không gian đó có từ trường.
Tại mỗi vị trí nhất định trong từ trường của thanh nam châm hoặc của dòng điện kim nam châm đều chỉ một hướng xác định.
3. Cách nhận biết từ trường.
Dùng kim nam châm (gọi là nam châm thử) để nhận biết từ trường.
- Nơi nào trong không gian có lực từ tác dụng lên kim nam châm thì nơi đó có từ trường.
H.C. Ơ- xtét(1777-1851)
Phát kiến của Ơ- xtét về sự liên hệ giữa điện và từ vào năm 1820 đã mở đầu cho bước phát triển mới của điện từ học thế kỉ XIX và XX, là cơ sở cho sự ra đời của động cơ điện.
BÀI 22: TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN - TỪ TRƯỜNG
I. Lực từ:
1. Thí nghệm.
2. Kết luận.
- Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kỳ đều gây ra tác dụng lực(gọi là lực từ) lên kim nam châm đặt gần nó. Ta nói rằng dòng điện có tác dụng từ.
II. Từ trường:
1. Thí nghệm.
2. Kết luận.
Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó. Ta nói không gian đó có từ trường.
Tại mỗi vị trí nhất định trong từ trường của thanh nam châm hoặc của dòng điện kim nam châm đều chỉ một hướng xác định.
3. Cách nhận biết từ trường.
Dùng kim nam châm (gọi là nam châm thử) để nhận biết từ trường.
- Nơi nào trong không gian có lực từ tác dụng lên kim nam châm thì nơi đó có từ trường.
Từ trường thường tồn tại ở:
+ Xung quanh đường dây cao thế, hạ thế, tháp truyền hình, các trạm thu phát sóng điện từ.
+ Khu vực xung quanh các thiết bị điện đang vận hành như: Màn hình tivi, vi tính, bếp điện, máy sấy tóc, điện thoại di động...
* Trong quá trình sử dụng các thiết bị điện chúng ta cần chú ý:
Không nên ngủ gần các thiết bị điện đang hoạt động, không ngồi gần phía sau màn hình tivi.
Nên sử dụng điện thoại di động hợp lý, đúng cách, không nên sử dụng điện thoại di động quá lâu để đàm thoại nhằm giảm thiểu những tác hại của sóng điện từ gây ra đối với cơ thể, tắt điện thoại trước khi đi ngủ hoặc để xa người.
Không nên xây dựng các trạm thu phát sóng điện từ trên nhà hoặc quá gần nhà mình đang ở...
- Tăng cường sử dụng điện thoại cố định, truyền hình cáp...
Một số hình ảnh về từ trường
Từ trường của Trái Đất 1
Từ trường của Trái Đất 2
BÀI 22: TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN - TỪ TRƯỜNG
I. Lực từ:
1. Thí nghệm.
2. Kết luận.
- Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kỳ đều gây ra tác dụng lực(gọi là lực từ) lên kim nam châm đặt gần nó. Ta nói rằng dòng điện có tác dụng từ.
II. Từ trường:
1. Thí nghệm.
2. Kết luận.
Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó. Ta nói không gian đó có từ trường.
Tại mỗi vị trí nhất định trong từ trường của thanh nam châm hoặc của dòng điện kim nam châm đều chỉ một hướng xác định.
3. Cách nhận biết từ trường.
Dùng kim nam châm (gọi là nam châm thử) để nhận biết từ trường.
- Nơi nào trong không gian có lực từ tác dụng lên kim nam châm thì nơi đó có từ trường.
III. Vận dụng:
C4: Đưa kim nam châm lại gần dây dẫn AB. Nếu kim nam châm lệch khỏi hướng Nam - Bắc thì dây dẫn AB có dòng điện chạy qua và ngược lại.
C5: Đó là TN đặt kim nam châm ở trạng thái tự do, khi đã đứng yên, kim nam châm luôn chỉ hướng Nam - Bắc.
C6: Không gian xung quanh nam châm có từ trường.
C4
C5
C6
GHI NHỚ
Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện tồn tại một từ trường. Nam châm hoặc dòng điện đều có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt gần nó.
Người ta dùng kim nam châm (gọi là nam châm thử) để nhận biết từ trường.

Bài tập 22.1:
Trong thí nghiệm phát hiện tác dụng từ của dòng điện, dây
dẫn AB được bố trí như thế nào?

Bài tập 22.3: Từ trường không tồn tại ở đâu?
Bài tập 22.4: Giả sử có một dây dẫn chạy qua nhà. Nếu không có dụng cụ đo điện, có cách nào phát hiện được trong dây dẫn có dòng điện chạy qua hay không?
Trả lời: Dùng nam châm thử.
HƯỚNG DẪN CÔNG VIỆC VỀ NHÀ
Các em về nhà học bài trả lời lại các câu hỏi SGK, làm các BT 22.2; 22.4; SBT.
Nghiên cứu và soạn trước 23:
“Từ phổ – Đường sức từ”
XIN CÁM ƠN QUÝ THẦY CÔ GIÁO!
CHÚC CÁC EM HỌC TỐT!
XIN CÁM ƠN QUÝ THẦY CÔ GIÁO!
CHÚC CÁC EM HỌC TỐT!
A
A
B
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Văn Thanh
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)