Bài 22. Tác dụng từ của dòng điện - Từ trường

Chia sẻ bởi Nguyễn Hương Giác | Ngày 27/04/2019 | 44

Chia sẻ tài liệu: Bài 22. Tác dụng từ của dòng điện - Từ trường thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

Nhiệt liệt chào mừng quý thầy, cô giáo
về dự tiết học Vật lý của lớp 9A2
Năm học: 2010 – 2011
********

Giáo viên dạy:
Nguyễn Hương Gía
TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ – TX BUÔN HỒ
Chào mừng quý thầy, cô giáo
về dự tiết học Vật lý
********

Giáo viên dạy:
Nguyễn Hương Giác
K
A
Khi đóng khoá K, hiện tượng gì sẽ xảy ra với kim nam châm?
K
A
A
B
Khi cuộn dây có dòng điện chạy qua thì có tác dụng từ. Vậy cho dòng điện chạy qua một dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kỳ thì nó có tác dụng từ hay không ?
TiẾT 23:
TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN - TỪ TRƯỜNG

K
A
A
B
I. LỰC TỪ :
1. Thí nghiệm :
Bố trí thí nghiệm như hình 22.1 – SGK sao cho lúc công tắc K mở, dây dẫn AB song song với kim nam châm đang đứng yên.
C1: Khi đóng công tắc K có hiện tượng gì xảy ra đối với kim nam châm? Lúc đã cân bằng, kim nam châm còn song song với dây dẫn nữa không?
 C1: Khi đóng khóa K kim nam châm bị lệch đi, không còn song song với dây dẫn nữa.
2. Kết luận :
 Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kỳ đều gây tác dụng lực (gọi là lực từ) lên kim nam châm đặt gần nó. Ta nói rằng dòng điện có tác dụng từ.
II. TỪ TRƯỜNG :
1. Thí nghiệm :
Một kim nam châm thử đặt tự do trên trục thẳng đứng, đang chỉ hướng Nam – Bắc. Đưa nó đến các vị trí khác nhau xung quanh dây dẫn có dòng điện hoặc xung quanh thanh nam châm.
1. Thí nghiệm :
1. Thí nghiệm :
C2: Có hiện tượng gì xảy ra với kim nam châm?
-Kim nam châm lệch khỏi hướng Nam - Bắc.
II. TỪ TRƯỜNG :
1. Thí nghiệm :
C3: ở mỗi vị trí sau khi nam châm đã đứng yên, xoay cho nó lệch khỏi hướng vừa xác định, buông tay. Nhận xét hướng của kim nam châm sau khi đã trở lại vị trí cân bằng.
 Kim nam châm luôn chỉ một hướng xác định.
II. TỪ TRƯỜNG :
1. Thí nghiệm :
 - Không gian xung quanh nam châm và xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó. Ta nói trong không gian đó có từ trường.
 - Tại mỗi vị trí nhất định trong từ trường của thanh nam châm hoặc của dòng điện, kim nam châm đều chỉ một hướng xác định.
2. Kết luận :
II. TỪ TRƯỜNG :
1. Thí nghiệm :
2. Kết luận:
3. Cách nhận biết từ trường :
Kết luận : Nơi nào trong không gian có lực từ tác dụng lên kim nam châm thì nơi đó có từ trường .
III. VẬN DỤNG – CỦNG CỐ :
C4 : Nếu có một kim nam châm thì em làm thế nào để phát hiện ra trong dây dẫn AB có dòng điện hay không ?
 Đưa kim nam châm đến gần dây dẫn AB. Nếu thấy kim nam châm lệch ra khỏi hướng Bắc – Nam thì dây dẫn AB có dòng điện chạy qua. Và ngược lại.
C5: Thí nghiệm nào đã làm với nam châm chứng tỏ rằng xung quanh Trái Đất có từ trường?
 Đặt kim nam châm ở trạng thái tự do, khi đã đứng yên kim nam châm luôn chỉ hướng Bắc - Nam, chứng tỏ xung quanh Trái đất có từ trường.
C6: Tại một điểm trên bàn làm việc, người ta thử đi thử lại vẫn thấy kim nam châm luôn nằm dọc theo một hướng xác định, không trùng với hướng Nam – Bắc. Từ đó có thể rút ra kết luận gì về không gian xung quanh nam châm?
 Chứng tỏ khung gian xung quanh nam châm có từ trường.
- Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện luôn tồn tại một từ trường.
- Từ trường có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó.
- Để nhận biết từ trường ta dùng nam châm thử.
Ghi nhớ :
Một vài hình ảnh về từ trường trong môi trường sống của chúng ta.
Một vài hình ảnh về từ trường trong môi trường sống của chúng ta.
Một vài hình ảnh về từ trường trong môi trường sống của chúng ta.
Để hạn chế tác hại của sóng điện từ đối với con người thì chúng ta cần phải làm gì?
Xây dựng các trạm phát sóng điện từ xa khu dân cư.
Sử dụng điện thoại di động hợp lí, đúng cách: Không sử dụng điện thoại di động để đàm thoại quá lâu, tắt điện thoại khi ngủ hoặc để xa người.
Giữ khoảng cách giữa các trạm phát sóng phát thanh truyền hình một cách thích hợp.
Học sinh không nên sử dụng điện thoại di động.
Đảm bảo hành lang an toàn điện (đặc biệt là đường dây điện cao thế).
Hướng dẫn về nhà :
- Học thuộc phần ghi nhớ SGK.
- Hoàn chỉnh câu C1 đến C6.
- Làm bài tập 22.1 đến 22.4 – SBT.
- Đọc phần “Có thể em chưa biết”.
- Đọc trước bài 23: Từ phổ - Đường sức từ.
Bài học đến đây đã kết thúc
Thân Ái Chào Các Em
Xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô giáo đã quan tâm theo dõi !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hương Giác
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)