Bài 22. Tác dụng từ của dòng điện - Từ trường

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Hai | Ngày 27/04/2019 | 25

Chia sẻ tài liệu: Bài 22. Tác dụng từ của dòng điện - Từ trường thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THĂNG BÌNH
TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG
BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ
Giáo viên: NGUYỄN THANH HÀ
Tổ Toán - Lý - Tin
TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG
Giáo viên: NGUYỄN THANH HÀ
Chào mừng quý thầy cô cùng tất cả các em!
KIỂM TRA BÀI CŨ:
Đáp án: Dựa vào sự định hướng của thanh nam châm trong từ
trường của Trái đất hoặc dùng một nam châm khác đã biết tên
cực để xác định tên các cực của thanh nam châm.
Câu 1: Có hai thanh thép luôn hút nhau bất kể đưa các đầu nào
của chúng lại gần nhau. Có thể kết luận được rằng một trong
hai thanh này không phải là nam châm không? Vì sao?
Đáp án: Có. Bởi vì nếu cả hai đều là nam châm thì khi đổi đầu,
chúng phải đẩy nhau.
Câu 2: Nêu các cách khác nhau để xác định tên cực của một
thanh nam châm khi màu sơn đánh dấu cực đã bị tróc hết.
KIỂM TRA BÀI CŨ:
Câu 3: Từ kết quả đó nêu các đặc điểm cuả nam châm.

Đáp án: - Nam châm nào cũng có hai cực. Khi để tự do, cực luôn chỉ hướng Bắc gọi là cực Bắc, còn cực luôn chỉ hướng Nam gọi là cực Nam.
- Khi đặt hai nam châm gần nhau, các từ cực cùng tên đẩy nhau, các từ cực khác tên hút nhau.
ĐẶT VẤN ĐỀ:
Ở lớp 7 chúng ta đã biết, cuộn dây có dòng điện chạy qua có tác dụng từ. Phải chăng chỉ có dòng điện chạy qua cuộn dây mới có tác dụng từ? Nếu dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kỳ thì nó có tác dụng từ hay không?
TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN - TỪ TRƯỜNG
Tiết 23:
Tiết 23: TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN - TỪ TRƯỜNG
I/ LỰC TỪ:
1/ Thí nghiệm: (Hình 22.1 SGK)
Tìm hiểu hình trên để nêu: Mục đích,
cách bố trí và tiến hành thí nghiệm.
A
A
B
Tiết 23: TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN - TỪ TRƯỜNG
I/ LỰC TỪ:
1/ Thí nghiệm: (Hình 22.1 SGK)
- Mục đích TN: Kiểm tra xem
dòng điện chạy qua dây dẫn
thẳng có tác dụng từ hay không.
- Bố trí TN: Như hình vẽ (đặt
dây dẫn song song với trục
của kim nam châm).
- Tiến hành TN: Cho dòng điện
chạy qua dây dẫn, quan sát
hiện tượng xãy ra.
Tiết 23: TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN - TỪ TRƯỜNG
I/ LỰC TỪ:
1/ Thí nghiệm: (Hình 22.1 SGK)
Các em quan sát thí nghiệm, để trả lời C1.
C1: Đóng công tắc K. Quan sát và cho biết có hiện tượng gì xãy ra với kim nam châm. Lúc đã nằm cân bằng, kim nam châm còn song song với dây dẫn nữa không?
A
Tiết 23: TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN - TỪ TRƯỜNG
I/ LỰC TỪ:
1/ Thí nghiệm: (Hình 22.1 SGK)

Đáp án C1: Khi cho dòng điện chạy qua dây dẫn => Kim nam châm bị lệch đi. Khi ngắt dòng điện => Kim nam châm lại trở về vị trí cũ.

* Thí nghiệm trên chứng tỏ điều gì?

* Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kỳ đều gây tác dụng lực (gọi là lực từ) lên kim nam châm đặt gần nó. Ta nói dòng điện có tác dụng từ.
Tiết 23: TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN - TỪ TRƯỜNG
I/ LỰC TỪ:
1/ Thí nghiệm: (Hình 22.1 SGK)
2/ Kết luận:
Dòng điện gây ra tác dụng lực lên kim nam châm đặt gần
nó, chứng tỏ dòng điện có tác dụng từ.
Tiết 23: TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN - TỪ TRƯỜNG
I/ LỰC TỪ:
II/ TỪ TRƯỜNG:
1/ Thí nghiệm:
Một kim nam châm (gọi
là nam châm thử) được
đặt tự do trên trục
thẳng đứng , đang chỉ
hướng Bắc – Nam. Đưa
nó đến các vị trí khác
nhau xung quanh dây
dẫn có dòng điện hoặc
xung quanh thanh nam
châm.
Tiết 23: TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN - TỪ TRƯỜNG
I/ LỰC TỪ:
II/ TỪ TRƯỜNG:
1/ Thí nghiệm:
C2: Có hiện tượng gì xãy ra với kim nam châm?
A
Đáp án C2: Khi đưa kim nam châm đến các
vị trí khác nhau xung quanh dây dẫn có dòng điện hoặc xung quanh thanh nam châm =>
Kim nam châm lệch khỏi hướng Bắc – Nam
địa lý.
I/ LỰC TỪ:
II/ TỪ TRƯỜNG:
1/ Thí nghiệm:
C3: Ở mỗi vị trí, sau khi nam châm đã đứng yên, xoay cho nó lệch khỏi hướng vừa xác định, buông tay. Nhận xét hướng của kim nam châm sau khi đã trở lại vị trí cân bằng.
Đáp án C3: Ở mỗi vị trí, sau khi nam chân đã đứng yên, xoay cho nó lệch khỏi hướng vừa xác định, buông tay kim nam châm luôn chỉ một hướng xác định.
A
Tiết 23: TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN - TỪ TRƯỜNG

Tiết 23: TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN - TỪ TRƯỜNG
I/ LỰC TỪ:
II/ TỪ TRƯỜNG:
1/ Thí nghiệm:
* Từ hai thí nghiệm trên, chứng tỏ không gian xung quanh nam
châm và xung quanh dòng điện có gì đặc biệt?

* Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện có
khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó. Ta nói
trong không gian đó có từ trường.
* Tại mỗi vị trí nhất định trong từ trường của thanh nam châm
hoặc của dòng điện, kim nam châm đều chỉ một hướng xác định.
* Từ trường tồn tại ở đâu?
Tiết 23: TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN - TỪ TRƯỜNG
I/ LỰC TỪ:
II/ TỪ TRƯỜNG:
1/ Thí nghiệm:
2/ Kết luận:
Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng
điện tồn tại một từ trường.
Tiết 23: TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN - TỪ TRƯỜNG
I/ LỰC TỪ:
II/ TỪ TRƯỜNG:
1/ Thí nghiệm:
2/ Kết luận:
3/ Cách nhận biết từ trường:
- Dùng kim nam châm (nam châm thử) để phát hiện từ
trường.
- Nơi nào trong không gian có lực từ tác dụng lên kim
nam châm thì nơi đó có từ trường.
I/ LỰC TỪ:
II/ TỪ TRƯỜNG:
Tiết 23: TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN - TỪ TRƯỜNG
* Nhắc lại cách bố trí và tiến hành thí nghiệm
chứng tỏ xung quanh dòng điện có từ trường.
A
I/ LỰC TỪ:
II/ TỪ TRƯỜNG:
* TN này được gọi là thí nghiệm Ơ-xtet do nhà bác học
H.C.Ơ-xtet tiến hành năm 1820. Kết quả của thí nghiệm mở
đầu cho bước phát triển mới của điện từ học thế kỷ 19 và 20.
Tiết 23: TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN - TỪ TRƯỜNG
H.C.Oersted 1777 -1851
A
B
I/ LỰC TỪ:
II/ TỪ TRƯỜNG:
III/ VẬN DỤNG:
C4: Nếu có một kim nam châm thì em làm thế nào để phát hiện
ra trong dây dẫn AB có dòng điện hay không?
Tiết 23: TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN - TỪ TRƯỜNG
Đáp án C4: Để phát hiện ra trong dây dẫn AB có dòng điện hay không ta đặt kim nam châm lại gần dây dẫn AB. Nếu kim nam châm lệch khỏi hướng Bắc – Nam thì dây dẫn AB có dòng điện và ngược lại
Từ
cực Bắc
Từ
cực Nam
Cực Nam
Cực Bắc
I/ LỰC TỪ:
II/ TỪ TRƯỜNG:
III/ VẬN DỤNG:
C5: Thí nghiệm nào
đã làm với nam châm
chứng tỏ rằng xung
quanh Trái đất có từ
trường?
Tiết 23: TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN - TỪ TRƯỜNG
Đáp án C5: Đặt kim nam châm ở trạng thái tự do, khi đã đứng yên, kim nam châm luôn chỉ hướng Bắc – Nam. Chứng tỏ xung quanh Trái đất có từ trường.
I/ LỰC TỪ:
II/ TỪ TRƯỜNG:
III/ VẬN DỤNG:
C6: Tại một điểm trên bàn làm việc, người ta thử đi thử lại vẫn
thấy kim nam châm luôn nằm dọc theo một hướng xác định,
không trùng với hướng Bắc – Nam. Từ đó có thể rút ra kết luận
gì về không gian xung quanh kim nam châm ?
Đáp án C6: Tại một điểm trên bàn làm việc, người ta thử đi thử
lại vẫn thấy kim nam châm luôn nằm dọc theo một hướng xác
định, không trùng với hướng Bắc – Nam. Chứng tỏ không gian
xung quanh nam châm có từ trường.
Tiết 23: TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN - TỪ TRƯỜNG
BÀI TẬP:
Bài 22.1: Trong thí nghiệm phát hiện tác dụng từ của dòng
điện, dây dẫn AB được bố trí như thế nào?
Tạo với kim nam châm một góc bất kỳ.
B. Song song với kim nam châm.
C. Vuông góc với kim nam châm.
D. Tạo với kim nam châm một góc nhọn.
Bài 22.3: Từ trường không tồn tại ở đâu?
A. Xung quanh nam châm.
B. Xung quanh dòng điện.
C. Xung quanh điện tích đứng yên.
D. Xung quanh Trái đất.
Bài 22.7: Người ta dùng dụng cụ nào để nhận biết từ trường?
Dùng Ampe kế.
B. Dùng Vôn kế.
C. Dùng Áp kế.
D. Dùng kim nam châm có trục quay.
Bài 22.8: Lực do dòng điện tác dụng lên kim nam châm để
gần nó được gọi là?
A. Lực hấp dẫn.
B. Lực từ.
C. Lực điện.
D. Lực điện từ.
BÀI TẬP:
1
2
3
4
5
1. Có 10 chữ cái: Nhận biết từ trường bằng cách nào?
6
7
8
TRÒ CHƠI Ô CHỮ
2. Có 5 chữ cái: Lực của dòng điện tác dụng
lên kim nam châm gọi là lực gì?
3. Có 9 chữ cái: Một trong các tác dụng của dòng điện?
4. Có 7 chữ cái: Về phương diện từ hành tinh
nào được xem như một nam châm khổng lồ?
5. Có 9 chữ cái: Vật liệu dùng để chế tạo
nam châm vĩnh cửu?
6. Có 5 chữ cái: Thí nghiệm về tác dụng từ
của dòng điện mang tên nhà bác học nào?
7. Có 5 chữ cái: Dụng cụ dùng để
xác định phương hướng?
8. Có 8 chữ cái: Dòng chuyển dời của các
êlectrôn tự do gọi là gì?
CHÚC MỪNG ĐỘI CHIẾN THẮNG
I/ LỰC TỪ:
1/ Thí nghiệm:
2/ Kết luận: Dòng điện gây ra tác dụng lực lên kim nam châm
đặt gần nó, chứng tỏ dòng điện có tác dụng từ.
II/ TỪ TRƯỜNG:
1/ Thí nghiệm:
2/ Kết luận: Không gian xung quanh nam châm, xung quanh
dòng điện tồn tại một từ trường.
3/ Cách nhận biết từ trường:
- Dùng kim nam châm (nam châm thử) để phát hiện từ trường.
- Nơi nào trong không gian có lực từ tác dụng lên kim nam châm
thì nơi đó có từ trường.
III/ VẬN DỤNG:
Tiết 23: TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN - TỪ TRƯỜNG
* Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện tồn tại một từ trường. Nam châm hoặc dòng điện đều có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt gần nó.
* Người ta dùng kim nam châm (gọi là nam châm thử) để
nhận biết từ trường.
GHI NHỚ:
HƯỚNG DẪN DẶN DÒ:
* Học bài và làm bài tập 22.1 – 22.9 (SBT)
* Chuẩn bị Bài 23 “Từ phổ - Đường sức từ”
CHÀO TẠM BIỆT
CHÚC CÁC THẦY CÔ VÀ CÁC EM SỨC KHỎE
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Hai
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)