Bài 22. Tác dụng từ của dòng điện - Từ trường
Chia sẻ bởi Nguyễn Tấn Lộc |
Ngày 27/04/2019 |
60
Chia sẻ tài liệu: Bài 22. Tác dụng từ của dòng điện - Từ trường thuộc Vật lí 9
Nội dung tài liệu:
Kiểm tra bài cũ
Bài 21.2 : Có hai thanh thép luôn hút nhau bất kể đưa các đầu nào của chúng lại gần nhau. Có thể kết luận được rằng một trong hai thanh này không phải là nam châm không ?
Bài 21.3: Nêu các cách khác nhau để xác định tên cực của một thanh nam châm khi màu sơn đánh dấu cực đã bị tróc hết.
ĐÁP ÁN
Bài 21.2 : Nếu 2 thanh thép luôn hút nhau bất kể đưa đầu nào của chúng lại gần nhau 1 thanh không phải là nam châm, vì nếu cả 2 là nam châm thì khi đổi đầu chúng sẽ đẩy nhau.
Bài 22.2: Có thể thực hiện các cách sau :
+ Để thanh nam châm tự do dựa vào hướng của thanh nam châm để xác định tên cực.
+ Dùng một thanh nam châm khác đã biết tên cực dựa vào tương tác giữa 2 nam châm để xác định các từ cực của nam châm.
GV soạn-giảng : Nguyễn Thị Ái Hàng
2
GV soạn-giảng : Nguyễn Thị Ái Hàng
3
TÌNH HUỐNG: Ở lớp 7 chúng ta đã biết, cuộn dây có dòng điện chạy qua có tác dụng từ. Phải chăng chỉ có dòng điện chạy qua cuộn dây mới có tác dụng từ. Nếu dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì thì nó có tác dụng từ hay không ?
Tuần 12 – Tiết 23
Bài 22: TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN - TỪ TRƯỜNG
GV soạn-giảng : Nguyễn Thị Ái Hàng
5
I. LỰC TỪ
1. Thí nghiệm
Bố trí thí nghiệm như hình dưới dưới đây, sao cho khi công tắc K mở, dây dẫn AB song song với kim nam châm đang đứng yên.
C1: Đóng công tắc K. Quan sát và cho biết có hiện tượng gì xảy ra với kim nam châm ? Lúc đã nằm cân bằng kim nam châm còn song song với dây dẫn nữa không ?
Nam
Bắc
Bài 22: TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN - TỪ TRƯỜNG
Trả lời : Khi cho dòng điện chạy qua dây, kim NC bị lệch đi. Khi ngắt dòng điện nam châm trở lại vị trí cũ.
GV soạn-giảng : Nguyễn Thị Ái Hàng
6
GV soạn-giảng : Nguyễn Thị Ái Hàng
7
Bài 22: TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN - TỪ TRƯỜNG
I. LỰC TỪ
1. Thí nghiệm
2. Kết luận:
Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì đều gây ra tác dụng lực (gọi là lực từ) lên kim nam châm đặt gần nó. Ta nói rằng dòng điện có tác dụng từ.
GV soạn-giảng : Nguyễn Thị Ái Hàng
8
Bài 22: TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN - TỪ TRƯỜNG
I. LỰC TỪ
II. TỪ TRƯỜNG:
1. Thí nghiệm:
Một kim nam châm (gọi là nam châm thử) được đặt tự do trên trục thẳng đứng, đang chỉ hướng Nam – Bắc. Đưa nó đến các vị trí khác nhau xung quanh dây dẫn có dòng điện hoặc xung quanh thanh nam châm.
* Các nhóm thảo luận thực hiện với thanh nam châm và trả lời C2, C3
C2: Có hiện tượng gì xẩy ra với kim nam châm ?
C2: Kim nam châm lệch khỏi hướng Nam - Bắc
Nam
Bắc
C3: Kim nam châm luôn chỉ một hướng xác định
GV soạn-giảng : Nguyễn Thị Ái Hàng
10
Bài 22: TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN - TỪ TRƯỜNG
I. LỰC TỪ
II. TỪ TRƯỜNG:
1. Thí nghiệm:
2. Kết luận:
Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó. Ta nói trong không gian đó có từ trường.
Tại mỗi vị trí nhất định trong từ trường của nam châm hoặc của dòng điện. Kim nam châm đều chỉ một hướng nhất định.
GV soạn-giảng : Nguyễn Thị Ái Hàng
11
Bài 22: TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN - TỪ TRƯỜNG
I. LỰC TỪ
II. TỪ TRƯỜNG:
1. Thí nghiệm:
2. Kết luận:
3. Cách nhận biết từ trường
Người ta không nhận biết được trực tiếp từ trường bằng giác quan mà phải bằng các dụng cụ riêng, ví dụ như dùng kim nam châm.
a/ Từ các thí nghiệm đã làm ở trên, hãy rút ra cách dùng kim nam châm để phát hiện ra từ trường.
b/ Kết luận: Nơi nào trong không gian có lực từ tác dụng lên kim nam châm thì nơi đó có từ trường.
GV soạn-giảng : Nguyễn Thị Ái Hàng
12
Bài 22: TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN - TỪ TRƯỜNG
I. LỰC TỪ
II. TỪ TRƯỜNG:
III. VẬN DỤNG:
C4: Nếu có một kim nam châm thì em làm thế nào để phát hiện ra trong dây dẫn AB có dòng điện hay không ?
Trả lời : Đặt kim nam châm lại gần dây dẫn AB. Nếu kim lệch khỏi hướng Nam – Bắc thì dây dẫn AB có dòng điện chạy qua và ngược lại.
C5: Thí nghiệm nào đã làm với nam châm chứng tỏ rằng xung quanh Trái Đất có từ trường ?
Trả lời : TN đặt kim nam châm ở trạng thái tự do, khi đã đứng yên, kim nam châm luôn chỉ hướng Nam - Bắc.
GV soạn-giảng : Nguyễn Thị Ái Hàng
13
Bài 22: TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN - TỪ TRƯỜNG
I. LỰC TỪ
II. TỪ TRƯỜNG:
III. VẬN DỤNG:
C6: Tại một điểm trên bàn làm việc, người ta thử đi thử lại vẫn thấy kim nam châm luôn nằm dọc theo một hướng xác định, không trùng với hướng Nam – Bắc. Từ đó có thể rút ra kết luận gì về không gian xung quanh kim nam châm ?
Trả lời : Không gian xung quanh kim nam châm có từ trường.
GV soạn-giảng : Nguyễn Thị Ái Hàng
14
* Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện tồn tại một từ trường. Nam châm hoặc dòng điện đều có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt gần nó.
GHI NHỚ
* Người ta dùng kim nam châm (gọi là nam châm thử) để nhận biết từ trường.
Bài 22: TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN - TỪ TRƯỜNG
I. LỰC TỪ
II. TỪ TRƯỜNG:
III. VẬN DỤNG:
Các kiến thức về môi trường:
+ Trong không gian từ trường và điện trường tồn tại trong một trường thống nhất là điện từ trường. Sóng điện từ là sự lan truyền của điện từ trường biến thiên trong không gian.
+ Các sóng rađio, sóng vô tuyến,..là sóng điện từ
Sóng điện từ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của con người. Vậy theo em chúng phải cần thực hiện những biện pháp gì để sóng điện từ không ảnh hưởng đến sức khỏe và các hoạt động bình thường của chúng ta?
Biện pháp:
Xây dựng các trạm phát sóng điện từ xa khu dân cư.
Sử dụng điện thoại di động hợp lý, đúng cách: không sử dụng quá lâu,chỉ sử dụng khi thật cần thiết, tắt điện thoại khi đi ngủ hoặc để xa người.
Giữ khoảng cách giữa các trạm phát sóng phát thanh, truyền hình một cách thích hợp
CỦNG CỐ
Em hãy vẽ sơ đồ tư duy để tóm tắt nội dung chính của bài học
GV soạn-giảng : Nguyễn Thị Ái Hàng
17
TỪ TRƯỜNG
Tồn tại
xung quanh
Nam châm
Dòng điện
Kim nam châm
Tác dụng lực
Nhận biết bằng
GV soạn-giảng : Nguyễn Thị Ái Hàng
19
BÀI TẬP
Bài 1: Vì sao ở mọi nơi trên mặt đất kim nam châm đều định hướng theo một phương xác định, đó là phương nào ?
Vì Trái Đất có từ trường nên kim nam châm đặt ở bất kì nơi nào trên Trái Đất (trừ hai đầu cực), cực Bắc của nó cũng luôn hướng về phía cực Bắc của Trái Đất và cực Nam của nó hướng về phía cực Nam Trái Đất (phương Bắc –Nam).
Các em hãy đọc thông tin sau đây :
Xét về phương diện từ, Trái Đất là một nam châm khổng lồ. Cực từ Nam của Trái Đất ở gần cực Bắc địa lí và cực từ Bắc của Trái Đất ở gần cực Nam địa lí. Chính vì vậy, kim nam châm dù ở nơi nào trên mặt đất cũng định hướng gần theo phương Bắc - Nam địa lí.
GV soạn-giảng : Nguyễn Thị Ái Hàng
20
BÀI TẬP:
Bài 2: Trong một phòng kín không có ánh sáng mặt trời, được thắp sáng bằng đèn và có một kim nam châm. Liệu có thể biết được phương hướng bằng kim nam châm đó không ?
Có thể không xác định được phương hướng bằng kim nam châm. Nếu xung quanh có những thiết bị gây từ trường mạnh thì kim nam châm bị ảnh hưởng của từ trường ấy và nó không còn chỉ hướng Bắc – Nam nữa.
GV soạn-giảng : Nguyễn Thị Ái Hàng
21
BÀI TẬP:
Bài 3: Có một số pin để lâu ngày và một đoạn dây dẫn. Nếu không có bóng đèn pin để thử, hãy nêu một phương án đơn giản dùng kim nam châm để kiểm tra pin có còn điện hay không ?
Nối dây dẫn với hai cực của pin, sau đó đưa kim nam châm đặt tự do trên trục nhọn lại gần, chờ cho kim nam châm cân bằng, nếu kim nam châm bị lệch khỏi hướng Bắc – Nam ban đầu thì trong dây dẫn có dòng điện, hay pin còn sử dụng được (Pin còn điện).
Bài 4: Nếu một thanh nam châm bị gãy làm hai thì mỗi nửa sẽ có mấy cực ?
Mỗi nửa vẫn có hai cực và trở thành hai nam châm riêng biệt.
Hướng dẫn về nhà
Học nội dung chính của bài, làm tất cả bài tập bài 22(SBT) .
Đọc mục “có thể em chưa biết”.
Mỗi nhóm chuẩn bị một thìa càfê mạt sắt.
GV soạn-giảng : Nguyễn Thị Ái Hàng
22
Bài 21.2 : Có hai thanh thép luôn hút nhau bất kể đưa các đầu nào của chúng lại gần nhau. Có thể kết luận được rằng một trong hai thanh này không phải là nam châm không ?
Bài 21.3: Nêu các cách khác nhau để xác định tên cực của một thanh nam châm khi màu sơn đánh dấu cực đã bị tróc hết.
ĐÁP ÁN
Bài 21.2 : Nếu 2 thanh thép luôn hút nhau bất kể đưa đầu nào của chúng lại gần nhau 1 thanh không phải là nam châm, vì nếu cả 2 là nam châm thì khi đổi đầu chúng sẽ đẩy nhau.
Bài 22.2: Có thể thực hiện các cách sau :
+ Để thanh nam châm tự do dựa vào hướng của thanh nam châm để xác định tên cực.
+ Dùng một thanh nam châm khác đã biết tên cực dựa vào tương tác giữa 2 nam châm để xác định các từ cực của nam châm.
GV soạn-giảng : Nguyễn Thị Ái Hàng
2
GV soạn-giảng : Nguyễn Thị Ái Hàng
3
TÌNH HUỐNG: Ở lớp 7 chúng ta đã biết, cuộn dây có dòng điện chạy qua có tác dụng từ. Phải chăng chỉ có dòng điện chạy qua cuộn dây mới có tác dụng từ. Nếu dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì thì nó có tác dụng từ hay không ?
Tuần 12 – Tiết 23
Bài 22: TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN - TỪ TRƯỜNG
GV soạn-giảng : Nguyễn Thị Ái Hàng
5
I. LỰC TỪ
1. Thí nghiệm
Bố trí thí nghiệm như hình dưới dưới đây, sao cho khi công tắc K mở, dây dẫn AB song song với kim nam châm đang đứng yên.
C1: Đóng công tắc K. Quan sát và cho biết có hiện tượng gì xảy ra với kim nam châm ? Lúc đã nằm cân bằng kim nam châm còn song song với dây dẫn nữa không ?
Nam
Bắc
Bài 22: TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN - TỪ TRƯỜNG
Trả lời : Khi cho dòng điện chạy qua dây, kim NC bị lệch đi. Khi ngắt dòng điện nam châm trở lại vị trí cũ.
GV soạn-giảng : Nguyễn Thị Ái Hàng
6
GV soạn-giảng : Nguyễn Thị Ái Hàng
7
Bài 22: TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN - TỪ TRƯỜNG
I. LỰC TỪ
1. Thí nghiệm
2. Kết luận:
Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì đều gây ra tác dụng lực (gọi là lực từ) lên kim nam châm đặt gần nó. Ta nói rằng dòng điện có tác dụng từ.
GV soạn-giảng : Nguyễn Thị Ái Hàng
8
Bài 22: TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN - TỪ TRƯỜNG
I. LỰC TỪ
II. TỪ TRƯỜNG:
1. Thí nghiệm:
Một kim nam châm (gọi là nam châm thử) được đặt tự do trên trục thẳng đứng, đang chỉ hướng Nam – Bắc. Đưa nó đến các vị trí khác nhau xung quanh dây dẫn có dòng điện hoặc xung quanh thanh nam châm.
* Các nhóm thảo luận thực hiện với thanh nam châm và trả lời C2, C3
C2: Có hiện tượng gì xẩy ra với kim nam châm ?
C2: Kim nam châm lệch khỏi hướng Nam - Bắc
Nam
Bắc
C3: Kim nam châm luôn chỉ một hướng xác định
GV soạn-giảng : Nguyễn Thị Ái Hàng
10
Bài 22: TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN - TỪ TRƯỜNG
I. LỰC TỪ
II. TỪ TRƯỜNG:
1. Thí nghiệm:
2. Kết luận:
Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó. Ta nói trong không gian đó có từ trường.
Tại mỗi vị trí nhất định trong từ trường của nam châm hoặc của dòng điện. Kim nam châm đều chỉ một hướng nhất định.
GV soạn-giảng : Nguyễn Thị Ái Hàng
11
Bài 22: TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN - TỪ TRƯỜNG
I. LỰC TỪ
II. TỪ TRƯỜNG:
1. Thí nghiệm:
2. Kết luận:
3. Cách nhận biết từ trường
Người ta không nhận biết được trực tiếp từ trường bằng giác quan mà phải bằng các dụng cụ riêng, ví dụ như dùng kim nam châm.
a/ Từ các thí nghiệm đã làm ở trên, hãy rút ra cách dùng kim nam châm để phát hiện ra từ trường.
b/ Kết luận: Nơi nào trong không gian có lực từ tác dụng lên kim nam châm thì nơi đó có từ trường.
GV soạn-giảng : Nguyễn Thị Ái Hàng
12
Bài 22: TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN - TỪ TRƯỜNG
I. LỰC TỪ
II. TỪ TRƯỜNG:
III. VẬN DỤNG:
C4: Nếu có một kim nam châm thì em làm thế nào để phát hiện ra trong dây dẫn AB có dòng điện hay không ?
Trả lời : Đặt kim nam châm lại gần dây dẫn AB. Nếu kim lệch khỏi hướng Nam – Bắc thì dây dẫn AB có dòng điện chạy qua và ngược lại.
C5: Thí nghiệm nào đã làm với nam châm chứng tỏ rằng xung quanh Trái Đất có từ trường ?
Trả lời : TN đặt kim nam châm ở trạng thái tự do, khi đã đứng yên, kim nam châm luôn chỉ hướng Nam - Bắc.
GV soạn-giảng : Nguyễn Thị Ái Hàng
13
Bài 22: TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN - TỪ TRƯỜNG
I. LỰC TỪ
II. TỪ TRƯỜNG:
III. VẬN DỤNG:
C6: Tại một điểm trên bàn làm việc, người ta thử đi thử lại vẫn thấy kim nam châm luôn nằm dọc theo một hướng xác định, không trùng với hướng Nam – Bắc. Từ đó có thể rút ra kết luận gì về không gian xung quanh kim nam châm ?
Trả lời : Không gian xung quanh kim nam châm có từ trường.
GV soạn-giảng : Nguyễn Thị Ái Hàng
14
* Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện tồn tại một từ trường. Nam châm hoặc dòng điện đều có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt gần nó.
GHI NHỚ
* Người ta dùng kim nam châm (gọi là nam châm thử) để nhận biết từ trường.
Bài 22: TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN - TỪ TRƯỜNG
I. LỰC TỪ
II. TỪ TRƯỜNG:
III. VẬN DỤNG:
Các kiến thức về môi trường:
+ Trong không gian từ trường và điện trường tồn tại trong một trường thống nhất là điện từ trường. Sóng điện từ là sự lan truyền của điện từ trường biến thiên trong không gian.
+ Các sóng rađio, sóng vô tuyến,..là sóng điện từ
Sóng điện từ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của con người. Vậy theo em chúng phải cần thực hiện những biện pháp gì để sóng điện từ không ảnh hưởng đến sức khỏe và các hoạt động bình thường của chúng ta?
Biện pháp:
Xây dựng các trạm phát sóng điện từ xa khu dân cư.
Sử dụng điện thoại di động hợp lý, đúng cách: không sử dụng quá lâu,chỉ sử dụng khi thật cần thiết, tắt điện thoại khi đi ngủ hoặc để xa người.
Giữ khoảng cách giữa các trạm phát sóng phát thanh, truyền hình một cách thích hợp
CỦNG CỐ
Em hãy vẽ sơ đồ tư duy để tóm tắt nội dung chính của bài học
GV soạn-giảng : Nguyễn Thị Ái Hàng
17
TỪ TRƯỜNG
Tồn tại
xung quanh
Nam châm
Dòng điện
Kim nam châm
Tác dụng lực
Nhận biết bằng
GV soạn-giảng : Nguyễn Thị Ái Hàng
19
BÀI TẬP
Bài 1: Vì sao ở mọi nơi trên mặt đất kim nam châm đều định hướng theo một phương xác định, đó là phương nào ?
Vì Trái Đất có từ trường nên kim nam châm đặt ở bất kì nơi nào trên Trái Đất (trừ hai đầu cực), cực Bắc của nó cũng luôn hướng về phía cực Bắc của Trái Đất và cực Nam của nó hướng về phía cực Nam Trái Đất (phương Bắc –Nam).
Các em hãy đọc thông tin sau đây :
Xét về phương diện từ, Trái Đất là một nam châm khổng lồ. Cực từ Nam của Trái Đất ở gần cực Bắc địa lí và cực từ Bắc của Trái Đất ở gần cực Nam địa lí. Chính vì vậy, kim nam châm dù ở nơi nào trên mặt đất cũng định hướng gần theo phương Bắc - Nam địa lí.
GV soạn-giảng : Nguyễn Thị Ái Hàng
20
BÀI TẬP:
Bài 2: Trong một phòng kín không có ánh sáng mặt trời, được thắp sáng bằng đèn và có một kim nam châm. Liệu có thể biết được phương hướng bằng kim nam châm đó không ?
Có thể không xác định được phương hướng bằng kim nam châm. Nếu xung quanh có những thiết bị gây từ trường mạnh thì kim nam châm bị ảnh hưởng của từ trường ấy và nó không còn chỉ hướng Bắc – Nam nữa.
GV soạn-giảng : Nguyễn Thị Ái Hàng
21
BÀI TẬP:
Bài 3: Có một số pin để lâu ngày và một đoạn dây dẫn. Nếu không có bóng đèn pin để thử, hãy nêu một phương án đơn giản dùng kim nam châm để kiểm tra pin có còn điện hay không ?
Nối dây dẫn với hai cực của pin, sau đó đưa kim nam châm đặt tự do trên trục nhọn lại gần, chờ cho kim nam châm cân bằng, nếu kim nam châm bị lệch khỏi hướng Bắc – Nam ban đầu thì trong dây dẫn có dòng điện, hay pin còn sử dụng được (Pin còn điện).
Bài 4: Nếu một thanh nam châm bị gãy làm hai thì mỗi nửa sẽ có mấy cực ?
Mỗi nửa vẫn có hai cực và trở thành hai nam châm riêng biệt.
Hướng dẫn về nhà
Học nội dung chính của bài, làm tất cả bài tập bài 22(SBT) .
Đọc mục “có thể em chưa biết”.
Mỗi nhóm chuẩn bị một thìa càfê mạt sắt.
GV soạn-giảng : Nguyễn Thị Ái Hàng
22
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Tấn Lộc
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)