Bài 22. Tác dụng từ của dòng điện - Từ trường

Chia sẻ bởi Hoàng Văn Sang | Ngày 27/04/2019 | 30

Chia sẻ tài liệu: Bài 22. Tác dụng từ của dòng điện - Từ trường thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

Thi kĩ năng CNTT - Hoàng Văn Sang - Email: [email protected] - DĐ: 0987773525
Trang bìa
Trang bìa:
TIẾT 23: TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN - TỪ TRƯỜNG Kiểm tra bài cũ
Câu 1:
KIỂM TRA BÀI CŨ: Trên thanh nam châm, chỗ nào hút sắt mạnh nhất?
A. Phần giữa của thanh.
B. Từ cực Bắc.
C. Cả hai từ cực.
D. Mọi chỗ đều hút sắt mạnh như nhau.
Câu 2:
KIỂM TRA BÀI CŨ: Một nam châm vĩnh cửu có đặc tính nào dưới đây?
A. Khi bị cọ xát thì hút các vật nhẹ.
B. Khi bị nung nóng lên thì có thể hút các vụn sắt.
C. Có thể hút các vật bằng sắt.
D. Một đầu có thể hút, còn đầu kia thì đẩy các vụn sắt.
Đặt vấn đề
Mở bài:
TIẾT 23: TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN - TỪ TRƯỜNG Ở lớp 7 chúng ta đã biết, cuộn dây có dòng điện chạy qua có tác dụng từ. Phải chăng chỉ có dòng điện chạy qua cuộn dây mới có tác dụng từ? Nếu dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì thì nó có tác dụng từ hay không? Lực từ
Thí nghiệm 1:
TIẾT 23: TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN - TỪ TRƯỜNG I. LỰC TỪ: 1. Thí nghiệm: Thí nghiệm hình 22.1 Đóng công tắc K. Quan sát và cho biết có hiện tượng gì xảy ra với kim nam châm. Lúc đã nằm cân bằng, kim nam châm còn song song với dây dẫn nữa không? Không. Kết luận:
2. Kết luận: TIẾT 23: TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN - TỪ TRƯỜNG I. LỰC TỪ: 1. Thí nghiệm: Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì đều gây ra tác dụng lực (lực từ) lên kim nam châm đặt gần nó. Ta nói rằng dòng điện có tác dụng từ. Từ trường
Thí nghiệm:
II. TỪ TRƯỜNG: 1. Thí nghiệm: Một kim nam châm (nam châm thử) được đặt tự do trên trục thẳng đứng, đang chỉ hướng Nam - Bắc. Đưa nó đến các vị trí khác nhau xung quanh dây dẫn có dòng điện hoặc xung quanh thanh nam châm. C2, C3:
II. TỪ TRƯỜNG: 1. Thí nghiệm: Có hiện tượng gì xảy ra với kim nam châm? Kim nam châm lệch khỏi hướng Nam - Bắc. Ở mỗi vị trí sau khi nam châm đứng yên, xoay cho nó lệch khỏi hướng vừa xác định, buông tay. Nhận xét hướng của kim nam châm sau khi đã trở lại vị trí cân bằng? Kim nam châm luôn chỉ một hướng xác định. Kết luận:
2. Kết luận: II. TỪ TRƯỜNG: 1. Thí nghiệm: - Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó. Ta nói trong không gian đó có từ trường. - Tại mỗi vị trí nhất định trong từ trường của thanh nam châm hoặc của dòng điện kim nam châm đều chỉ một hướng xác định. Cách nhận biết từ trường:
II. TỪ TRƯỜNG: 1. Thí nghiệm: 2. Kết luận: 3. Cách nhận biết từ trường: Người ta không nhận biết được trực tiếp từ trường bằng giác quan mà phải bằng các dụng cụ riêng, ví dụ như dùng kim nam châm. a) Từ các thí nghiệm đã làm ở trên, hãy rút ra cách dùng kim nam châm để phát hiện ra từ trường? b) Kết luận: Nơi nào trong không gian có lực từ tác dụng lên kim nam châm thì nơi đó có từ trường. Vận dụng
C4, C5, C6:
III. VẬN DỤNG: Nếu có một kim nam châm thì em làm thế nào để phát hiện ra trong dây dẫn AB có dòng điện hay không? Đặt kim nam châm lại gần dây dẫn AB. Nếu kim nam châm lệch khỏi hướng Nam - Bắc thì dây dẫn AB có dòng điện chạy qua và ngược lại. Thí nghiệm nào đã làm với nam châm chứng tỏ xung quanh Trái Đất có từ trường? Đó là thí nghiệm đặt kim nam châm ở trạng thái tự do, khi đã đứng yên, kim nam châm luôn chỉ hướng Nam - Bắc. Tại một điểm trên bàn làm việc, người ta thử đi thử lại vẫn thấy kim nam châm luôn nằm dọc theo một hướng xác định, không trùng với hướng Nam - Bắc. Từ đó có thể rút ra kết luận gì về không gian xung quanh nam châm? Không gian xung quanh kim nam châm có từ trường. Hướng dẫn bài tập về nhà
Ghi nhớ:
HƯỚNG DẪN BÀI TẬP VỀ NHÀ - Học thuộc phần ghi nhớ SGK trang 62. - Đọc phần: "Có thể em chưa biết" SGK trang 62. - Làm các bài tập: từ bài 1 đến bài 5 SBT trang 50. - Xem trước Bài 23: TỪ PHỔ - ĐƯỜNG SỨC TỪ SGK trang 63. Củng cố
C1:
BÀI TẬP CỦNG CỐ: Làm thế nào để nhận biết được tại một điểm trong không gian có từ trường?
A. Đặt ở điểm đó một sợi dây dẫn, dây bị nóng lên.
B. Đặt ở đó một kim nam châm, kim bị lệch khỏi hướng Bắc Nam.
C. Đặt ở nơi đó các vụn giấy thì chúng bị hút về hai hướng Bắc Nam.
D. Đặt ở đó kim bằng đồng, kim luôn chỉ hướng Bắc Nam.
C2:
BÀI TẬP CỦNG CỐ: Người ta dùng dụng cụ nào để nhận biết từ trường?
A. Dùng ampe kế.
B. Dùng vôn kế.
C. Dùng áp kế.
D. Dùng kim nam châm có trục quay.
C3:
BÀI TẬP CỦNG CỐ: Lực do dòng điện tác dụng lên kim nam châm để gần nó được gọi là:
A. lực hấp dẫn.
B. lực từ.
C. lực điện từ.
D. lực điện.
Kết thúc bai
Lời chúc:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Văn Sang
Dung lượng: | Lượt tài: 12
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)