Bài 22. Dẫn nhiệt

Chia sẻ bởi Võ Sáu | Ngày 29/04/2019 | 37

Chia sẻ tài liệu: Bài 22. Dẫn nhiệt thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG
GIÁO VIÊN : Võ Sáu
Trong sự truyền nhiệt ,nhiệt năng được truyền từ phần này sang phần khác của một vật ,từ vật này sang vật khác .Sự truyền nhiệt này được thực hiện bằng những cách nào ?
I. SỰ DẪN NHIỆT:
1.Dự đoán thí nghiệm:
Nếu dùng đèn cồn đun nóng đầu A của thanh sắt thì hiện tượng sẽ xảy ra như thế nào?
a/ Sáp nóng lên và chảy ra.
b/ Các đinh rơi theo thứ tự a, b, c, d, e.
c/ Các đinh rơi theo thứ tự e, d, c, b, a.
d/ Cả 2 trường hợp a và b.
e/ Cả 2 trường hợp a và c.
f/ Hiện tượng khác.
(Hãy lựa chọn một trong những dự đoán trên)
HÌNH 22.1
TIẾT 27: DẪN NHIỆT
Dùng đèn cồn đun nóng đầu A của thanh sắt. Quan sát và Kiểm tra lại dự đoán.
I. SỰ DẪN NHIỆT:
2/.Trả lời câu hỏi
Dựa vào thứ tự rơi xuống của các đinh, hãy mô tả lại sự truyền nhiệt năng trong thí nghiệm trên.
Trong thí nghiệm trên có sự truyền nhiệt năng từ đầu A đến đầu B của thanh sắt, từ thanh sắt sang sáp làm cho sáp nóng lên và chảy ra, các đinh rơi xuống.
TIẾT 27: DẪN NHIỆT
Sự truyền nhiệt năng như trong thí nghiệm trên gọi là sự dẫn nhiệt
I/. SỰ DẪN NHIỆT:
Kết luận:
TIẾT 27: DẪN NHIỆT
Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt.
I/. SỰ DẪN NHIỆT:
TIẾT 27: DẪN NHIỆT
II/. TÍNH DẪN NHIỆT CỦA CÁC CHẤT:
1. Tính dẫn nhiệt của chất rắn:
Dự đoán thí nghiệm:
Nếu dùng đèn cồn đun nóng đồng thời các thanh đồng, sắt, thuỷ tinh có đinh gắn bằng sáp ở đầu, các đinh sẽ rơi như thế nào?
a/. Đinh gắn ở thanh đồng rơi xuống trước, rồi đến đinh gắn ở thanh sắt, cuối cùng là đinh gắn ở thanh thuỷ tinh.
b/. Đinh gắn ở thanh sắt rơi xuống trước, rồi đến đinh gắn ở thanh thuỷ tinh, cuối cùng là đinh gắn ở thanh đồng.
c/. Cả 3 đinh gắn ở 3 thanh rơi cùng một lúc.
d/. Dự đoán khác.
HÌNH 22.2
TIẾT 27: DẪN NHIỆT
Dựa vào thí nghiệm trên để so sánh tính dẫn nhiệt của đồng, sắt, thủy tinh. Chất nào dẫn nhiệt tốt nhất, chất nào dẫn nhiệt kém nhất? Từ đó có thể rút ra kết luận gì?
Trong ba chất này thì đồng dẫn nhiệt tốt nhất, thủy tinh dẫn nhiệt kém nhất.
Trong chất rắn kim loại dẫn nhiệt tốt nhất.
1. Tính dẫn nhiệt của chất rắn:
II. TÍNH DẪN NHIỆT CỦA CÁC CHẤT:
TIẾT 27: DẪN NHIỆT
Nếu dùng đèn cồn đun nóng miệng ống nghiệm trong có đựng nước, dưới đáy có một cục sáp thì khi nước của phần trên ống nghiệm sôi, cục sáp ở đáy ống nghiệm có bị nóng chảy không?
Dự đoán thí nghiệm:
II. TÍNH DẪN NHIỆT CỦA CÁC CHẤT:
2. Tính dẫn nhiệt của chất lỏng:
TIẾT 27: DẪN NHIỆT
Kết Luận: chất lỏng dẫn nhiệt kém.
2. Tính dẫn nhiệt của chất lỏng:
II. TÍNH DẪN NHIỆT CỦA CÁC CHẤT:
TIẾT 27: DẪN NHIỆT
Dùng đèn cồn đun nóng đáy một ống nghiệm trong có không khí, ở nút có gắn một cục sáp.
Khi đáy ống nghiệm đã nóng thì cục sáp gắn ở nút ống nghiệm có bị nóng chảy không?
II.TÍNH DẪN NHIỆT CỦA CÁC CHẤT:
Dự đoán thí nghiệm:
3. Tính dẫn nhiệt của chất khí:
HÌNH 22.4
TIẾT 27: DẪN NHIỆT
3. Tính dẫn nhiệt của chất khí:
II. TÍNH DẪN NHIỆT CỦA CÁC CHẤT:
Kết Luận: Chất khí dẫn nhiệt kém.
TIẾT 27: DẪN NHIỆT
Kết luận:
Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất.
Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém.
II/. TÍNH DẪN NHIỆT CỦA CÁC CHẤT
TIẾT 27: DẪN NHIỆT
C8. Tìm 3 thí dụ về hiện tượng dẫn nhiệt.
III/. VẬN DỤNG
TIẾT 27: DẪN NHIỆT
C9. Tại sao nồi, xoong thường làm bằng kim loại, còn bát đĩa thường làm bằng sứ.
Vì kim loại dẫn nhiệt tốt, còn sứ dẫn nhiệt kém hơn kim loại.
III/. VẬN DỤNG
TIẾT 27: DẪN NHIỆT
C10. Tại sao về mùa đông mặc nhiều áo mỏng ấm hơn mặc một áo dày?
Vì khi mặc nhiều áo mỏng thì không khí giữa các lớp áo mỏng dẫn nhiệt kém hơn lớp áo dày.
III/. VẬN DỤNG
TIẾT 27: DẪN NHIỆT
III/. VẬN DỤNG
C11. Về mùa nào chim thường hay đứng xù lông? Tại sao?
Về mùa đông chim thường hay đứng xù lông.
Để tạo ra các lớp không khí dẫn nhiệt kém giữa các lông chim.
TIẾT 27: DẪN NHIỆT
III/. VẬN DỤNG
C12. Tại sao trong những ngày rét sờ vào kim loại ta thấy lạnh, còn những ngày nắng nóng sờ vào kim loại ta thấy nóng?
Vì kim loại dẫn nhiệt tốt. Những ngày rét, nhiệt độ bên ngoài thấp hơn nhiệt độ trong cơ thể nên khi sờ vào kim loại, nhiệt từ cơ thể truyền nhanh vào kim loại nên ta cảm thấy lạnh. Ngược lại những ngày nắng nóng, khi nhiệt độ bên ngoài cao hơn nhiệt độ trong cơ thể thì sờ vào kim loại, nhiệt từ kim loại truyền nhanh vào cơ thể nên ta cảm thấy nóng.
TIẾT 27: DẪN NHIỆT
III/. VẬN DỤNG
22.1 (SBT) Trong caùc caùch saép xeáp vaät lieäu daãn nhieät töø toát hôn ñeán ñeán keùm hôn sau ñaây caùch naøo ñuùng ?
A. Đồng,nước,thuỷ ngân, không khí.
B. Đồng,thuỷ ngân, nước, không khí.
C. Thuỷ ngân, đồng, nước, không khí.
D. Không khí, nước, thuỷ ngân , đồng.
TIẾT 27: DẪN NHIỆT
III/. VẬN DỤNG
22.2 (SBT) Trong sự dẫn nhiệt ,nhiệt năng truyền từ vật nào sang vật nào ?Hãy chọn câu trả lời đúng :
.Từ vật có nhiệt năng lớn hơn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn.
.Từ vật có khối lượng lớn hơn sang vật có khối lượng nhỏ hơn.
.Từ vật có nhiệt độ lớn hơn sang vật có nhiệt độ nhỏ hơn.
.Cả 3 câu trả lời trên đều đúng.
TIẾT 27: DẪN NHIỆT
VỀ NHÀ:
* Học bài, đọc mục “Có thể em chưa biết?”, làm bài tập 22.3, 22.4, 22.5, 22.6 / Tr. 29 sách bài tập.
* Soạn bài: “ Đối lưu – Bức xạ nhiệt”.
Tìm hiểu:
1/. Hiện tượng đối lưu (dự đoán thí nghiệm, tìm hiểu các bước làm thí nghiệm hình 23.1, trả lời câu hỏi, rúr ra kết luận). Trả lời câu hỏi vận dụng c4 , c5 , c6 / SGK Tr.81.
2/. Bức xạ nhiệt. (dự đoán thí nghiệm hình 23.4 , 23.5; trả lời câu hỏi c7 , c8 , c9 / SGK Tr. 82.)
3/. Trả lời câu hỏi vận dụng c10 , c11 , c12 / SGK Tr 82.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô
đã chú ý theo dõi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Sáu
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)