Bài 22. Dẫn nhiệt

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Nhị | Ngày 29/04/2019 | 42

Chia sẻ tài liệu: Bài 22. Dẫn nhiệt thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

CHÀO ĐÓN QUÝ THẦY CÔ ĐẾN DỰ GIỜ
GV : NGUYEÃN THÒ NHÒ
KIỂM TRA MIỆNG
?
Câu 1 :
Em hiểu nhiệt năng của một vật như thế nào ? Có thể thay đổi nhiệt năng của một vật bằng mấy cách ?
Trả lời :
* Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật .
* Nhiệt năng của một vật có thể thay đổi bằng hai cách : Thực hiện công hoặc truyền nhiệt .
Câu 2 :
Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên thì đại lượng nào sau đây của vật không tăng .
a) Nhiệt độ
b) Nhiệt năng d) Thể tích

c) Khối lượng
c) Khối lượng
KIỂM TRA MIỆNG
?
Câu 3 :
Em hãy cho biết nhiệt lượng là gì ? Kí hiệu và đơn vị nhiệt lượng ?
Trả lời :
* Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt .
* Kí hiệu nhiệt lượng là : Q . Đơn vị nhiệt lượng là Jun (J)
Câu 4 :
Một viên đạn đang bay trên cao có những dạng năng lượng nào mà em đã được học ?
Trả lời :
* Động năng, thế năng và nhiệt năng.
Trong sự truyền nhiệt, nhiệt được truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác . Sự truyền nhiệt này được thực hiện bằng những cách nào ?
1. Thí nghiệm :
Các em quan sát thí nghiệm Hình 22.1 các đinh a, b, c, d, e được gắn bằng sáp vào thanh đồng AB. Dùng đèn cồn đun nóng đầu A của thanh đồng. Quan sát và mô tả hiện tượng xảy ra.


I. SỰ DẪN NHIỆT :
B
Tiết 27-Bài 22
a
b
d
e
c
Bài 22
DẪN NHIỆT
Tiết 27-Bài 22
Chú ý : -Trong quá trình làm thí nghiệm phải cẩn thận, nhẹ nhàng .
- Đặt đèn cồn phải chú ý sao cho ngọn lửa hướng tực tiếp vào thanh ( Chú ý chiều gió )
- Sau khi làm thí nghiệm xong lấy khăn ướt đắp lên thanh đồng, tránh bỏng; Tắt đèn cồn đúng kĩ thuật
2. Trả lời câu hỏi :
Các đinh rơi xuống chứng tỏ điều gì ?
* Trả lời : Nhiệt đã truyền đến sáp làm cho sáp nóng lên và chảy ra .
Các đinh rơi xuống trước, sau theo thứ tự nào ?
* Trả lời : Theo thứ tự từ a đến b rồi c, d, e .
Hãy dựa vào thứ tự rơi xuống của các đinh để mô tả sự truyền nhiệt năng trong thanh đồng AB .
* Trả lời : Nhiệt được truyền dần từ đầu A đến đầu B của thanh đồng .
* Kết luận : Sự truyền nhiệt năng như thí nghiệm trên gọi là sự dẫn nhiệt
C1
C2
C3
Bài 22
Tiết 27-Bài 22
I . Sự dẫn nhiệt
* Thí nghiệm 1 :
Dùng đèn cồn đun nóng đồng thời các thanh đồng, nhôm, thủy tinh có đinh gắn bằng sáp ở đầu . (Hình 22.2)
II. TÍNH DẪN NHIỆT CỦA CÁC CHẤT :
Hãy dựa vào thí nghiệm sau đây để rút ra nhận xét về tính dẫn nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí .
Bài 22
Tiết 27-Bài 22
DẪN NHIỆT
Bài 22
Tiết 27-Bài 22
Các đinh gắn ở đầu các thanh có rơi xuống đồng thời không? Hiện tượng này chứng tỏ điều gì ?
* Trả lời : Các đinh gắn ở đầu thanh không rơi xuống cùng 1 lúc . Hiện tượng này chứng tỏ các chất khác nhau dẫn nhiệt khác nhau .
Hãy dựa vào thí nghiệm trên để so sánh tính dẫn nhiệt của đồng, nhôm, thủy tinh. Chất nào dẫn nhiệt tốt nhất, chất nào dẫn nhiệt kém nhất ? Từ đó có thể rút ra kết luận gì ?
* Trả lời : Trong 3 chất này thì đồng dẫn nhiệt tốt nhất, thủy tinh dẫn nhiệt kém nhất .
* Kết luận : Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất .
C4
C5
Bài 22
Tiết 27-Bài 22
* Thí nghiệm 2 : Chúng ta cùng nghiên cứu tính dẫn nhiệt của chất lỏng
Dùng đèn cồn đun nóng miệng một ống nghiệm trong có đựng nước, dưới đáy có một cục sáp . (Hình 22.3)
Bài 22
Tiết 27-Bài 22
Khi nước ở phần trên của ống nghiệm bắt đầu sôi thì cục sáp ở đáy ống nghiệm có bị nóng chảy không ? Từ thí nghiệm này có thể rút ra nhận xét gì về tính dẫn nhiệt của chất lỏng ?
* Trả lời : Khi nước ở phần trên của ống nghiệm bắt đầu sôi thì cục sáp ở đáy ống nghiệm không bị nóng chảy .
* Nhận xét : Chất lỏng dẫn nhiệt kém .
C6
Bài 22
Tiết 27-Bài 22
*Thí nghiệm 3 : Ngoài chất rắn và chất lỏng, chất khí dẫn nhiệt như thế nào?
Dùng đèn cồn đun nóng đáy một ống nghiệm trong có không khí, ở nút có gắn một cục sáp . (Hình 22.4)
Bài 22
Tiết 27-Bài 22
Khi đáy ống nghiệm đã nóng thì miếng sáp gắn ở nút ống nghiệm có bị nóng chảy không ? Từ thí nghiệm này có thể rút ra nhận xét gì về tính dẫn nhiệt của chất khí ?
* Trả lời : Khi đáy ống nghiệm nóng thì miếng sáp ở nút ống nghiệm không bị nóng chảy .
* Nhận xét : Chất khí dẫn nhiệt kém .
C7
Bài 22
Tiết 27-Bài 22
I . Sự dẫn nhiệt
1. Thí nghiệm
2. Trả lời câu hỏi
II. Tính dN của các chất
1. Thí nghiệm 1.
2. Thí nghiệm 2.
3. Thí nghiệm 3.
- Nếu coi khả năng dẫn nhiệt của không khí là 1 thì khả năng dẫn nhiệt của một số chất có giá trị như sau:
- Kết luận : Nói chung khả năng dẫn nhiệt của chất rắn tốt hơn của chất lỏng, của chất lỏng tốt hơn của chất khí.
Bài tập1: Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất nào? Chọn đáp án đúng:
A. Chất khí B. Chất lỏng C. Chất rắn D. Chân không
C.
DẪN NHIỆT
Bài 22
Tiết 27-Bài 22
Tìm 3 thí dụ về hiện tượng dẫn nhiệt ?
III. VẬN DỤNG :
*Trả lời : - Đun nóng đầu thanh kim loại, lát sau đầu kia cũng nóng lên .
- Rót nước sôi vào ly, lát sau ly cũng nóng lên .
- Đun nóng phía dưới ấm chứa nước, lát sau nước trong ấm
cũng nóng lên.
Tại sao nồi, xoong thường làm bằng kim loại, còn bát đĩa thường làm bằng sứ ?
* Trả lời : Vì kim loại dẫn nhiệt tốt còn sứ dẫn nhiệt kém
Tại sao về mùa đông mặc nhiều áo mỏng ấm hơn một áo dày?
* Trả lời : Vì không khí ở giữa các lớp áo mỏng dẫn nhiệt kém .
C8
C9
C10
Bài 22
Tiết 27-Bài 22
Về mùa nào chim hay đứng xù lông ? Tại sao ?
III. VẬN DỤNG :
* Trả lời : Mùa đông . Để tạo ra các lớp không khí dẫn nhiệt kém giữa các lông chim .
Tại sao trong những ngày rét sờ vào kim loại ta thấy lạnh, còn trong những ngày nắng sờ vào kim loại ta lại thấy nóng ?
* Trả lời : Vì kim loại dẫn nhiệt tốt . Những ngày rét, nhiệt độ bên ngoài thấp hơn nhiệt độ cơ thể nên khi sờ vào kim loại, nhiệt từ cơ thể truyền vào kim loại và phân tán trong kim loại nhanh nên ta cảm thấy lạnh, ngược lại những ngày nóng nhiệt độ bên ngoài cao hơn nhiệt độ cơ thể nên nhiệt từ kim loại truyền vào cơ thể nhanh và ta có cảm giác nóng .
C11
C12
Bài 22
Tiết 27-Bài 22
Nếu có ai nói tóc đốt không cháy thì chắc các em không tin. Nhưng các em thử làm thí nghiệm sau:
Lấy một sợi tóc cuốn chặt quanh một que sắt dài rồi dùng diêm đốt, tóc không cháy, chỉ có que sắt nóng lên thôi. Nếu cuốn quanh một thanh thuỷ tinh hoặc thanh gỗ thì khi đốt, tóc sẽ cháy ngay. Hãy giải thích tại sao ?
Thí nghiệm vui
DẪN NHIỆT
Bài 22
Tiết 27-Bài 22
 Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt .
Chất rắn dẫn nhiệt tốt . Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất
Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém .
Bài 22
Tiết 27-Bài 22
Câu hỏi, bài tập Củng cố
Câu 1 : Trong các cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt hơn đến kém hơn sau đây cách nào là đúng ?
a) Đồng, nước, thủy ngân, không khí

c) Thủy ngân, đồng, nước, không khí
d) Không khí, nước, thủy ngân, đồng

b) Đồng, thủy ngân, nước, không khí
b) Đồng, thủy ngân, nước, không khí
Câu 2 : Trong sự dẫn nhiệt, nhiệt được truyền từ vật nào sang vật nào ? Hãy chọn câu trả lời đúng .
a) Từ vật có nhiệt năng lớn hơn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn
b) Từ vật có khối lượng lớn hơn sang vật có khối lượng nhỏ hơn

d) Cả 3 câu trả lời trên đều đúng
c) Từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn
c) Từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn
*GDHN:
? Muoán cheá taïo ra caùi noài, caùi aám naáu nöôùc thì phaûi bieát caùch xaùc ñònh vò trí naøo caàn nhieät vò trí naøo khoâng caàn nhieät ñeå chuùng ta coù theå caàm maø khoâng bò aûnh höôûng, cho ví duï cuï theå ?
( khung aám phaûi baèng kim loaïi, tay caàm phaûi baèng goã, nhöïa,..)
? Ngoaøi ví duï ñoù ra coøn caàn ví duï naøo khaùc? ( Phích ñöïng nöôùc coù hai lôùp)
Tiết 27-Bài 22
DẪN NHIỆT
+Đối với bài học ở tiết học này:
* Các em học thuộc phần ghi nhớ .
Đọc phần có thể em chưa biết
Làm bài tập 22.1 đến 22.6. Hướng dẫn BT 22.5 xem câu C12 để trả lời
+Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
Chuẩn bị bài 23 : ĐỐI LƯU – BỨC XẠ NHIỆT
Xem trước các nội dung thí nghiệm và đọc các câu hỏi để tiết sau trả lời.
Nhớ lại kiến thức ở lớp 6. “ Sữ nở vì nhiệt của các chất”
Bài 22
Tiết 27-Bài 22
Hướng dẫn học sinh tự học
Bài học kết thúc
Chúc thầy cô và các em nhiều sức khoẻ !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Nhị
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)