Bài 22. Con cò

Chia sẻ bởi Lê Minh An | Ngày 08/05/2019 | 35

Chia sẻ tài liệu: Bài 22. Con cò thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Nhiệt liệt Chào mừng các thầy cô giáo
về thăm và dự giờ lớp chúng ta !
Đọc thuộc lòng phần I bài thơ "Con cò" của Chế Lan Viên. Thử nêu những cảm nhận của em về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.
Kiểm tra bài cũ
- Hình ảnh con cò đến với tâm hồn tuổi ấu thơ một cách vô thức, đón nhận sự vỗ về trong những âm điệu ngọt ngào của lời ru -> em bé cảm nhận bằng trực giác tình yêu và sự che chở của mẹ. ? Đó là sự khởi đầu của con đường cảm nhận những điệu hồn dân tộc.
- Nhà thơ sử dụng hình ảnh con cò trong những lời hát ru để đưa vào thơ một cách linh hoạt:
+ Con cò bay la: -> cò vất vả trong hành trình cuộc đời, trong sự bình yên, thong thả của cuộc sống xưa.
+ Con cò đi ăn đêm: -> cò lặn lội kiếm sống -> tượng trưng cho người phụ nữ nhọc nhằn, lam lũ.

Nhắc lại bài cũ
Tuần 23 - Tiết 112
Văn bản: con cò (tt)
( Chế Lan Viên)
I. Đọc - Tìm hiểu chú thích:

1. Hình tượng bao trùm cả bài thơ:
II. Đọc - Tìm hiểu văn bản:
2. ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cò trong bài thơ:
a. Hình ảnh con cò qua những lời hát ru đến với tuổi thơ (phần I):
Đọc phần II
Ngủ yên! Ngủ yên! Ngủ yên!
Cho cò trắng đến làm quen,
Cò đứng ở quanh nôi
Rồi cò vào trong tổ.
Con ngủ yên thì cò cũng ngủ,
Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi.
Mai khôn lớn, con theo cò đi học,
Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân.
Lớn lên, lớn lên, lớn lên...
Con làm gì?
Con làm thi sĩ!
Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ
Trước hiên nhà
Và trong hơi mát câu văn...

Phần II của bài thơ thể hiện nội dung gì?
b. Hình ảnh con cò gần gũi với tuổi thơ và từng chặng đường đời con người (phần II):
Hình tượng con cò trong đoạn II gắn bó với cuộc đời mỗi người ở những chặng nào của cuộc đời?
Hình tượng con cò trong đoạn II gắn bó với cuộc đời mỗi người khi còn trong nôi, khi đi học và khi con khôn lớn.
* Khi con còn trong nôi:
Hình tượng con cò khi còn ở trong nôi gợi cho em liên tưởng đến ai? Người đó quan trọng với em như thế nào?
Cò đứng ở quanh nôi
- Cò vào trong tổ
- Con ngủ -> cò cũng ngủ
Hai đứa đắp chung đôi.
? Cò hoà thân trong người mẹ, chở che, lo lắng cho con từng giất ngủ.
Khi đi học, cò xuất hiện như thế nào?
- Con làm thi sĩ bởi tâm hồn con được cò chắp cánh bao ước mơ
- Con theo cò đi học.
- Cò chắp cánh những ước mơ cho con.
-> Cò là hình tượng người mẹ quan tâm, chăm sóc và nâng bước con.
* Khi con đi học:
* Khi con khôn lớn:
Em hiểu vì sao con khôn lớn con ước mơ làm thi sĩ?
Qua đoạn thơ, em thấy cò là biểu tượng cho điều gì?
? Cò là hiện thân của mẹ
Dù ở gần con,
Dù ở xa con,
Lên rừng xuống bể,
Cò sẽ tìm con,
Cò mãi yêu con.
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
à ơi!
Một con cò thôi,
Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời
Vỗ cánh qua nôi.
Ngủ đi ! Ngủ đi !
Cho cánh cò, cánh vạc,
Cho cả sắc trời
Đến hát
Quanh nôi
Nội dung của phần III là gì?
c. Hình ảnh cò gợi suy ngẫm triết lý về ý nghĩa của mẹ và lời ru:

Bốn câu thơ đầu đoạn gợi cho em suy nghĩ gì về tấm lòng người mẹ?
- Cò là biểu tượng của người mẹ ở bên con suốt cả cuộc đời.
Hãy đọc những câu thơ trong đoạn
Những câu thơ trên đã khái quát một qui luật của tình cảm. Theo em, đó là tình cảm gì?
Em có thể dẫn những câu ca dao, tục ngữ nói về điều đó.
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
Và: Một con cò thôi,
Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời
Vỗ cánh qua nôi.
- Nhà thơ khái quát một qui luật của tình cảm Có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc: Mẹ luôn bên con, là chỗ dựa vững chắc suốt đời con
3. Nghệ thuật:
Em hãy nhận xét về thể thơ, nhịp điệu, giọng điệu của bài thơ.
Giọng thơ êm ái, mượt mà
Nhịp thơ đa dạng
Các yếu tố đó có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện tư tưởng, cảm xúc của bài thơ?
? Diễn tả linh hoạt cảm xúc.
III. Tổng kết:
* Ghi nhớ: (SGK)

IV. Luyện tập: Lựa chọn ý đúng nhất trong những nhận định sau:
Nhận xét nào nói đúng nhất nội dung chính của bài thơ?
Bài thơ là những cảm nhận, suy ngẫm về tình cảm gia đình.
Bài thơ là những cảm nhận, suy ngẫm về tình yêu quê hương, đất nước.
Bài thơ là những cảm nhận, suy ngẫm về tình cảm mẹ con gắn bó thiêng liêng.
Bài thơ là những cảm nhận, suy ngẫm về cuộc sống sinh hoạt gần gũi, thân thương.

Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa...
-Nguyễn Duy-
Bần thần hương huệ thơm đêm
khói nhang vẽ nẻo đường lên niết bàn
chân nhang lấm láp tro tàn
xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào

mẹ ta không có yếm đào
nón mê thay nón quai thao đội đầu
rối ren tay bí tay bầu
váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu bốn mùa

cái cò...sung chát đào chua...
câu ca mẹ hát gió đưa về trời
ta đi trọn kiếp con người
cũng không đi hết mấy lời mẹ ru

Bao giờ cho đến mùa thu
trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm
bao giờ cho đến tháng năm
mẹ ra trãi chiếu ta nằm đếm sao

Ngân hà chảy ngược lên cao
quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm
bờ ao đom đóm chập chờn
trông leo lẽo những vui buồn xa xôi

Mẹ ru cái lẽ ở đời
sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn
bà ru mẹ, mẹ ru con
biết mai sau con có còn nhớ chăng?
Về nhà
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Minh An
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)