Bài 22. Con cò

Chia sẻ bởi Võ Tấn Tường | Ngày 08/05/2019 | 37

Chia sẻ tài liệu: Bài 22. Con cò thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

QUÍ THẦY GIÁO, CÔ GIÁO
V? D? GIỜ THĂM LỚP
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG
MÔN NGỮ VĂN 9
Câu 1/ Bài tập trắc nghiệm:
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn 1 bài thơ con cò là:
A.Sử dụng thể thơ tự do B. Sử dụng phép so sánh đối lập
C. Vận dụng sáng tạo ca dao D. Cả A, B, C
Câu 2/ Đọc thuộc lòng diễn cảm đoạn 1 bài thơ "Con cò" và nêu khái quát nội dung của đoạn thơ đó?
Kiểm tra bài cũ:
Tiết 112: Hướng dẫn đọc thêm:
Văn bản: CON CÒ (tiết 2)
( Chế Lan Viên)
Ngủ yên! Ngủ yên! Ngủ yên!
Cho cò trắng đến làm quen,
Cò đứng ở quanh nôi
Rồi cò vào trong tổ.
Con ngủ yên thì cò cũng ngủ
Cánh của cò ,hai đứa đắp chung đôi.
Mai khôn lớn, con theo cò đi học,
Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân.
Lớn lên, lớn lên, lớn lên
Con làm gì?
Con làm thi sĩ!
Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ
Trước hiên nhà và trong hơi mát câu văn.
Tuổi ấu thơ
Tuổi tới trường
Lúc trưởng thành
Câu hỏi thảo luận nhóm:

1/ Nhận xét về nghệ thuật đặc sắc trong lời ru thứ ba?

2/ Hình ảnh con cò trong lời ru thứ III có gì phát triển so với lời ru I và II?

3/ Câu thơ nào đậm chất triết lí nhất?

Câu hỏi thảo luận nhóm:
1/ Nhận xét về nghệ thuật đặc sắc trong lời ru thứ ba?



2/ Hình ảnh con cò trong lời ru thứ ba có gì phát triển so với lời ru một và hai?

3/ Câu thơ nào đậm chất triết lí nhất?

1/ Dù ở gần con,
Dù ở xa con,
Lên rừng xuống bể
Cò sẽ tìm con.
Cò mãi yêu con
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.
2/ Hình ảnh cò trắng là cò mẹ cả đời đắm đuối vì con lúc nào cũng ở bên con cho đến suốt cuộc đời.



3/ Câu thơ đậm chất triết lí nhất:
"Con dù lớn vẫn là con của mẹ.
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con."

Điệp cấu trúc câu, hình ảnh tương phản, thành ngữ dân gian, ẩn du,� liệt kê.
Đáp án:
Khi nhận xét về những câu thơ:
À ơi!
Một con cò thôi,
Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời
Vỗ cánh qua nôi.
Có ý kiến cho rằng:
"Sau lời À� ơi ban đầu, khi bé đã lơ mơ vào giấc ngủ, người hát quên mình đang trò chuyện với em bé ,dường như chỉ còn đối thoại với chính mình, với những cảnh ngộ đau buồn mà mình hứng trải".

Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
Bài tập trắc nghiệm:
Đánh dấu "X" vào đáp án mà em cho là đúng:
Đặc điểm nghệ thuật nổi bật trong bài thơ con cò là:
a. Thể thơ: Thơ tự do, có nhiều câu mang dáng dấp thơ 8 chữ
có âm hưởng lời ru + giọng triết lí, suy ngẫm.

b. Vận dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật.

c. Thể thơ 8 chữ biến thể, giọng thơ linh hoạt.

d. Vận dụng sáng tạo hình ảnh trong ca dao.
X
X
X
NGỒI BUỒN NHỚ MẸ TA XƯA .
Bần thần hương huệ thơm đêm
khói nhang vẽ nẻo đường lên niết bàn
chân nhang lấm láp tro tàn
xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào.

Mẹ ta không có yếm đào
nón mê thay nón quai thao đội đầu
rối ren tay bí tay bầu
váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu bốn mùa.

Cái cò . sung chát đào chua .
câu ca mẹ hát gió đưa về trời
ta đi trọn kiếp con người
cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.
(Nguyễn Duy, Mẹ và con, NXB Thanh Hoá, 1987)
Nguyễn Duy
Bài tập 1: Cách vận dụng lời ru ở bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ và Con cò?
Đáp án:
- Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ:Tác giả vừa trò chuyện với đối tượng với giọng điệu gần như lời ru, lại có những lời ru trực tiếp từ người mẹ-> biểu hiện sự thống nhất giữa tình yêu con với tình yêu cách mạng, với lòng yêu nước và ý chí chiến đấu.

- Con cò: Gợi lại giọng điệu hát ru để nói về ý nghĩa lời ru và ca ngợi tình mẹ đối với đời sống mỗi con người.
Đoạn văn bình:
.Con cò là mô tiếp quen thuộc của ca dao, điệu ru, cũng là điệu hát quen thuộc của người mẹ, của dân tộc. Với thể thơ tự do viết về tình mẹ con, Chế Lan Viên vận dụng sáng tạo chất liệu ca dao cổ truyền để tạo nên giọng thơ đậm đà tính dân tộc- hiện đại trong cả hình ảnh, lời thơ, đã kế thừa và mở rộng, nâng cao tình cảm nhân dân, truyền thống lên tầm cao mới, tầm vóc mới. Đó là tình cảm mẹ con hoà hợp với tình yêu quê hương đất nước và khát vọng vươn tới tương lai.
Đọc bài thơ, ta nghe những lời thân thương mà cao cả của chính mẹ ta. Ta nguyện làm một cánh cò bay cao, bay xa trong tình thương của mẹ và tình yêu đất nước quê hương.

( Tạp chí giáo dục tháng 5-2005)
Hướng dẫn học ở nhà:

+ Học thuộc lòng 2 đoạn thơ còn lại.
+ Nắm nội dung và nghệ thuật bài thơ.
+ Làm bài tập 2 (SGK)
+ Tìm đọc một số bài thơ về tình mẹ con
+ Chuẩn bị tiết 113 "Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư
tưởng, đạo lí"
+ Xem lại lí thuyết văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
+ Đọc kĩ các đề bài trong SGK và trả lời các câu hỏi trong bài.
+ Đọc trước dàn ý cho đề 2.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Tấn Tường
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)